Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

NHỮNG NGƯỜI CON CỦA ABDULAZIZ

Vấn đề năng lượng Dầu lửa trong nhiều thập niên qua là một tề tài tốn giấy mực của giới truyền thông. Nhân vật trung tâm của câu chuyện chính là Saudi Arabia, quốc gia Hồi giáo theo chế độ quân chủ tập quyền, chiếm giữ trữ lượng, sản xuất và xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Hãy xem những người nắm quyền bính ở Saudi là ai mà lại khuynh đảo thị trường dầu lửa thế giới như vậy.

Saudi Arabia do Vua Adulaziz Al Soud thành lập từ năm 1932. Theo sử sách, từ năm 1902, Adulaziz, một người gốc gác thượng lưu, đã cầm đầu một nhóm kỵ mã, chỉ có gươm và “spirit” từ Kuwait hồi hương về Saudi và chiếm được thành phố Riyadh. Thực ra không chỉ có gươm và ý chí, súng của người Anh đã giúp Abdulaziz, trong 30 năm ròng rã, thu phục được một vùng lãnh thổ bao la, chiếm hầu hết bán đảo Ả Rập, rộng 2,2 triệu km2, lập nên một trong những nhà nước đương đại đầu tiên (sau Ai Cập và Li Băng) trong thế giới Hồi giáo với 22 nước như ngày nay. Hiện nay Saudi có chân trong nhóm G20, quy tụ những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Tương truyền, Abdulaziz có ước nguyện, các con của ông sẽ lần lượt lên nối ngôi, khi hết đời con rồi mới tới đời cháu. Số liệu về việc ông có bao nhiêu con, bao nhiêu con trai thì lại không khớp nhau vì ông có khoảng 22 vợ, các con trai lại có nhiều người chết non. Những con trai có mẹ không thuộc dòng giống thượng lưu cũng bị phân biệt cho việc kế vị ngôi báu. Tuy nhiên người ta cho rằng, gia đình Abdulaziz có 36 “dòng”, cho việc 36 con trai trưởng thành và sinh con nối dõi. Những người con còn sót lại của Abdulasiz chỉ còn đếm trong một bàn tay, mà đã ở độ tuổi ngoài thất thập.

Khi chính thức trở thành Vua của Saudi Arabia, Abdulaziz không còn trẻ, quyền bính dần dần chuyển giao cho hai người con trai lớn là Saud và Faisal, giữ chức Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Điều khác biệt với các chế độ quân chủ phương Đông, Thái tử không tham gia triều chính thì ở Ả Rập, Thái tử trực tiếp điều hành và thường giữ chức Thủ tướng. Abdulaziz nằm xuống vào năm 1953, Saud trở thành Quốc vương, Faisal là Thái tử kiêm Thủ tướng, mâu thuẫn giữa hai anh em trở nên ngày càng trầm trọng. Những biên niên kỷ triều chính của Saudi có thể tóm tắt như sau.

1. Vua cha Abdulasiz sinh năm 1875, ở ngôi vào thời gian 1932-1953
2. Saud SN 1902, lên ngôi 1953, bị phế truất vào 1964 và từ trần vào năm 1969.
3. Faisal SN 1906, từ 1964 đến khi bị ám sát vào 1975
4. Khalid, 1913, lên 1975 đến khi bị đột tử bởi một cơn đau tim năm 1982. Ông được coi là khá mờ nhạt, bởi sự lấn át phần nào của Thái tử Fahd, người anh cả của nhóm “Bẩy anh em”.
5. Fahd, 1921, ở ngôi vào 1982-2005. Đây là vị vua ở ngôi lâu nhất những ông bị tai biến mạch máu não và hầu như không làm việc vào những năm cuối đời.
6. Abdullah, 1924, giai đoạn 2005-2015. Một ông vua nổi tiếng là bình dị, lên ngôi khi đã ngoài 80.
7. Salman, 1935, từ 2015 đến nay

Trở lại sự tranh giành quyền bính giữa Saud và Faisal với tư cách là Vua và Thái tử, phần thắng đã nghiêng về phia Thái tử Faisal. Yếu tố quan trọng của việc này là Faisal có sự ủng hộ của nhóm “Bẩy anh em” full brothers có chung một mẹ là Hassa, trong khi Faisal lại lấy em gái của Hassa nên rất thân thiết với nhóm. Faisal giành phần thắng cũng là lúc mà thế lực của 7 anh em nổi lên, trở thành nhóm đầy quyền lực chi phối hoàng gia Saudi.

Đương kim hoàng thượng hiện nay, vua Salman là một thành viên của nhóm 7 anh em. Trên youtube vẫn còn lưu truyền đoạn video clip về bữa tiệc chiêu đãi Tổng thống G.W. Bush nhân chuyến thăm của ông vào năm 2005. Lúc đó, Salman, không phải là Vua hay Thái tử, cũng không phải phó Thủ tướng (hồi đó chưa có chức doanh Phó Thái tử thì Phó Thủ tướng được hiểu là Phó Thái tử) mà đã “cả gan” ra nắm tay và khoác vai Bush con để nhảy điệu nhạc truyền thống của người Ar Rập. Nhưng khi biết Salman là anh thứ sáu trong nhóm 7 anh em thì mọi người hiểu Salman là một nhân vật trọng yếu trong hoàng gia. Theo phong tục người Ả Rập, nắm tay là cử chỉ biểu lộ sự thân mật.

Dưới triều đại của Salman, lần đầu tiên đã có chuyện một thái tử thuộc hàng con của Abdulasiz đã bị phế truất để nhường cho hàng cháu, đó là Mohamed bin Nayef (bin Nayef nghĩa là con trai của Nayef), SN 1959, nằm trong nhóm “Bẩy anh em”. Một nhân vật thuộc hàng cháu khá nổi tiếng khác là Bandar bin Sultan (Sultan còn là anh ruột của Nayef), người giữ chức Đại sứ Saudi tại Mỹ trong hơn 20 năm (1983-2005). Tuy nhiên, Bandar có mẹ xuất thân từ người hầu (housemaid) nên không được coi là thích hợp để nối ngôi báu. Một diễn biến mới đây, danh hiệu phó Thái tử chính thức được thiết lập và người được chỉ định chính là Mohamed bin Salman, 31 tuổi, con ruột của Salman. Ở tuổi 81, mọi người hiểu Salman không thể làm việc nhiều, điều hành “day to day” ở Saudi đang dần rơi vào tay những người trẻ tuổi, cụ thể là hai Mohamed.
6.2016
Lương Văn Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét