Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

NGƯỜI SÓT LẠI CỦA TƯ DUY BÓNG ĐÁ KIỂU CŨ




Với trận hòa 1-1 với Crystal Palace, Arsenal được 60 điểm sau 33 trận,tụt xuống thứ tư. Nếu thắng 5 trận còn lại mới chỉ được 75 điểm trong khi Leicester, Tottenham, Man city đã được 73, 68 và 61 điểm. Nếu các đội này thua toàn bộ các trận còn lại của họ thì Arsenal vẫn vô địch nhưng ai cũng biết điều này không thể xảy ra, tức đã hết cửa vộ địch như đã liên tục trong 10 năm qua.

Trước trận đấu này, Leicester đã bị cầm hòa bởi Westham nhưng điều kỳ lạ là mỗi khi đối thủ bị sẩy chân thì Arsenal lại tự bắn vào chân mình. Trở lại trận Crystal Palace, Arsenal có đầy đủ mọi lợi thế: sân nhà, đội hình chính đầy đủ, lại ghi bàn trước; trong khi Crystal là một đối yếu và đã đủ điểm trụ hang nên cũng không cần quyết liệt. Sau khi dẫn bàn, Arsenal đã chơi “not enough pace” (không đủ nhanh) mà tốc độ vốn là một điểm mạnh của đội, cái mà Arsenal đã dùng để chiến thắng nhiều đối thủ như chính Leicester (cả 2 lượt), Man Utd 3-0, Man city…Ông bầu Arsene Wenger còn thú nhận một thực tế khác là đội “có vấn đề tâm lý”, nhưng vì đâu nên nỗi ?

Arsenal khởi động mùa giải không tốt nhưng do sự sa sút một loại đại gia như đương kim vô địch Chelsie, Man Utd, Liverpool nên đã dần dần vươn lên dẫn đầu bẳng xếp hạng sau lượt đi. Cơ hội vô địch trở nên hết sức sáng sủa nếu như trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, ông bầu Arsene mạnh tay bổ sung vài điểm yếu trong đội hình. Điểm yếu thấy rõ là vị trí trung phong vì Giroud vẫn là chân gỗ, Walcott không phù hợp, trong khi Welbeck chấn thương kéo dài hơn dự kiến. Thế nhưng Arsene chỉ đưa về một cầu thủ người Ai Cập là Elneny. Lúc đó Coquelin bị chấn thương, nên bổ sung tiền vệ cũng được, giá mà đưa về một cầu thủ đẳng cấp hơn thay vì một cầu thủ trẻ vô danh như Elneny.

Elneny từng bước hòa nhập được với đội, thi đấu rất lên chân. Phải nói Arsene có biệt tài phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ. Trong gần 20 nắm đội, Arsene đã tạo dựng biết bao tên tuổi: Anelka, Vieira, Henry, Fabregas, Vanpersie… trong quá khứ; những cầu thủ đương thời thì có Szczesny, Walcott, Flamini, Ox-Chamber, Ramsey, Wilshere, Gibbs, Coquelin, Bellerin và đến mùa giải năm nay có thêm Campbell, Elneny và cầu thủ 19 tuổi Iwobi. Dễ thấy một điều là những cầu thủ càng về sau càng đuối hơn so với các thế hệ trước. Bên cạnh những tên tuổi kể trên được coi là thành công thì những thí nghiệm bị coi là thất bại cũng không ít.

Lùi lại thời gian thêm nữa vào thập niên 50, 60 khi các cầu thủ Nam Mỹ bắt đầu sang châu Âu chủ yếu đá ở Tây Ban Nha do có cùng ngôn ngữ nên các đội bóng như Real Madrit hay Barca đã làm mưa làm gió ở châu lục. Sang thập niên 70, bóng đá Đức, Hà Lan nổi lên chủ yếu nhờ vào những cải cách về chiến thuật. Các ngôi sao lớn của thể giới như Platini, Maradona, Rummeniger…kéo nhau sang Ý vào thập niên 80. Từ thập niên 90 đến nay có thể coi là thời đại của bóng đá Anh nếu dựa vào số liệu khán giả đến sân bóng, doanh thu về quảng cáo và truyền hình. 

Lý do mà bóng đá Anh nổi lên, không phải vì Anh là quê hương của bóng đá mà vì vào thập niên 90, các đội bóng Anh đã đi tiên phong trong việc lên sàn chứng khoán. Điều đó cho phép các đôi bóng Anh huy động được nguồn tài chính khổng lồ, cho phép họ đầu tư vào sân bãi, đặc biệt là mua về những tài năng hàng đầu thế giới. Các đội Real, Barca cũng có nguồn tài chính dồi dào nhưng chỉ là hiện tượng “tốt lỏi” nên giải Tây Ban Nha hay có những trận đấu hủy diệt như Deportivo – Barca 0-8 tối qua, không thể hấp dẫn bằng các trận đấu bám đuổi tỉ số sít sao. Trên sân nhà mà bị thua đậm như vậy là một cách sẽ mất khách trong các trận đấu về sau.

Cũng từ đó, cách làm bóng đá đã hoàn toàn thay đổi. Các đôi bóng không cần ươm mầm và chăm bẵm cầu thủ trẻ như trước, vì họ có thể dễ dàng mua cầu thủ bên ngoài. Luật về cầu thủ nước ngoài cũng nới rộng, không hạn chế số cầu thủ ra sân (như Việt Nam chỉ được 3 cầu thủ) mà tùy ý 11/11 cũng được, chỉ hạn chế về số cầu thủ đăng kỳ chung cho cả mùa giải. Hơn nữa lại có khái niệm”base home” nghĩa là một cầu thủ chỉ cần gia nhập đội trước 18 tuổi và có tối thiểu 3 năm thâm niên thì không còn bị coi là cầu thủ nước ngoài nữa. Sự “trung thành” cũng khác, rất hiếm có một cầu thủ tầm cỡ nào chỉ thi đấu cho một đội trong cả sự nghiệp. Cầu thủ cả đời chỉ thì đấu một đội chỉ có thể là cầu thủ tầm thường (đàn ông nào chỉ có 1 vợ cũng thế thôi, có điều 1 vợ nhưng cầy mấy thửa ruộng lại là chuyện khác). Yếu tố làm nên tài năng phải là sự cọ sát và lấy cảm hứng ở trình độ đỉnh cao và ở những môi trường khác nhau.

Các đội bóng lớn vẫn chi tiền cho những học viện đào tạo bóng đá trẻ khắp nơi trên thế giới nhưng có lẽ vì lý do quảng cáo thương hiệu hơn là tìm kiếm tài năng trẻ.

Sự lạc lõng đã biến ông bầu Arsene trở thành người sót lại của tư duy và cách làm bóng đá 20 năm về trước. Đường đường là một ông lớn mà Arsenal không dám vung tiền để xây dựng một đội hình bề thế mà suốt ngày chỉ lo bồi dưỡng tài năng trẻ. Đó là lý do tại sao đội “có vấn đề tâm lý”, các ngôi sao của đội đã phát chán, thay vì được thi đấu với những đồng đội cùng đẳng cấp nhằm đạt những danh hiệu cao cả thì lại cứ tiếp tục phải làm nhiệm vụ “dìu dắt” măng non.

Không còn kiên nhẫn, các fan của Arsenal đã lên mạng xã hội rủ nhau tẩy chay đội trong trận đấu đêm nay với Westbrom. Cách làm của Arsene giữ được tiền cho các ông chủ nên điều dễ hiểu là các ông chủ nắm cổ phần chính của Arsnal sẽ không bao giờ cách chức mà luôn bảo vệ ông. Tuy nhiên. trong bóng đá, khán giả là khách hàng, là thượng đế. Hợp đồng của Arsene đáo hạn vào mùa hè 2017, tức là chỉ còn một mùa giải nữa.

Cuối mùa giải, chắc chắn Arsene Wenger sẽ nói, ông muốn kết thúc sự nghiệp và về hưu bằng chức vô địch. Đất không chịu Trời thì Trời đành phải chịu đất thôi. Chắc chắc không có chuyện bom tấn chuyển nhượng mà Arsene sẽ bơm các cầu thủ trẻ như Sanogo, Akpom, Hayden, Adelaide…cho chiến dịch cuối cùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét