Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

"THE BEST THING THEY COULD DO IS TO DO NOTHING"


Trong 2 bài hầu chuyện kinh tế toàn cầu và kinh doanh doanh nghiệp, bạn Viet Anh Le có hỏi rằng "góc nhìn của anh" về kinh tế Úc. Nhân đây xin bàn về kinh tế Úc trong sự so sánh với các nước khác, đại khái là vấn đề quản trị một nền kinh tế ở tầm mức quốc gia.

Quản trị một nền kinh tế có 2 khuynh hướng: kinh tế thị trường và kinh tế "định hướng". Kinh tế thị trường nghĩa là chính quyền thả nổi nền kinh tế, các doanh nhân có thể tự ý kinh doanh theo pháp luật, các ngành nghề, lĩnh vực, thành phần mặc sức tự "co kéo" và đương nhiên sẽ có kẻ được người mất. Để tránh đổ vỡ và khủng hoảng, người ta chủ trương nhà nước nên can thiệp và chỉ huy nền kinh tế. Ý đồ thì tốt nhưng qua những gì xảy ra ở Zimbabwe hay Venezuela cho thấy khi cá nhân hoặc phe nhóm nhúng tay vào nền kinh tế thì sự phá phách sẽ trở nên tàn khốc.

Có nên kết hợp 2 loại hình này không ? Thực ra, không hẳn là có sự hoàn toàn cực đoan, chính phủ hoặc không làm gì hoặc làm tất cả mà chỉ là can thiệp "ít" hay "nhiều" mà thôi.

Vừa rồi cụ Thủ phó Đức Đam của Việt Nam đã nêu con số 37% cho tỉ lệ người Đức sử dụng mạng xã hội, làm cho cộng đồng mạng được một mẻ cười. Giá mà cụ đừng ham đưa ra con số cụ thể, chỉ nói chung chung thì có phải ... an toàn không. Trong thời buổi google, muốn biết "định lượng" đâu có khó, hơn nữa chỉ cần phán định tính là đã đủ lột tả bản chất vấn đề rồi.

Tổng thống Reagan từng có một câu nói nổi tiếng "Government is problem". Theo ông chủ trương, chính quyền càng ít can dự vào nền kinh tế thì càng tốt, sẽ đỡ quan liêu, nhũng nhiễu, "ăn không từ cái gì". Mô hình kinh tế Úc đã và đang tiến tới một mô hình mà chính quyền trung ương chỉ thực hiện các công việc lên quan đến ngoại giao, an ninh, quốc phòng còn các nhiệm vụ khác như thương mại, tài chính, doanh nghiệp, quan hệ lao tư, y tế, giáo dục, môi trường...đều được giao cho chính quyền tiểu bang và địa phương. Cấp liên bang của Úc vẫn còn các bộ về kinh tế (quan trọng nhất là bộ ngân khố), nhưng biên chế mỗi bộ cực nhỏ.

Một nền kinh tế thị trường, dù hùng mạnh như kinh tế Mỹ vẫn có lúc rơi vào khủng hoảng, nhưng kinh tế Úc thì không. Lý do có thể hiểu là đặc thù của Úc: lãnh thổ lớn, tài nguyên nhiều và ít dân. Tài nguyên lớn nhất và quý giá nhất của Úc là các giá trị tự do dân chủ, và chính điều này là yếu tố quan trọng để thu hút một lượng "nhiều" cash flow từ bên ngoài, qua việc đầu tư bất động sản và đầu tư kinh doanh khác, lớn nhất từ Trung Quốc. Nhưng không chỉ Úc, ngay Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ việc chuyển vốn từ Trung Quốc sang, tuy nhiên có thể thấy hiện tượng này mang tính "giai đoạn", không bền vững như Úc.

Trong trường hợp quan chức chính phủ định đoạt nhiều hoặc rất nhiều vào nền kinh tế, kinh tế sẽ bị bóp méo, mất cân đối; thông tin bị bưng bít, xuyên tạc, xuất hiện lợi ích nhóm. Quan chức nhiều quyền lực đồng nghĩa với việc người dân ít quyền, trong khi dân mới là người kinh doanh, sản xuất tạo ra của cải và là động lực để xã hội phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng mất lòng tin, suy đồi đạo đức và suy thoái cho nền kinh tế.

Tin tức vừa cho hay đội bóng đá Peru có thể sẽ bị tước quyền tham dự World Cup 2018 vì chính phủ Peru can thiệp vào bóng đá, trái với quy định của FIFA. Trong tương lai, các tổ chức như UN, WTO, WB, IMF... có nên đình chỉ tư cách thành viên của quốc gia có chính phủ tham gia vào hoạt động kinh tế ?

Lúc nào cũng có những thông tin cho rằng kinh tế Úc sẽ gặp khó khăn vào "sang năm", nhưng nó chưa xảy ra. Quá trình thu nhỏ bộ máy và nhân lực ăn lương ngân sách ở Úc vẫn tiếp tục, thể hiện ở khắp các cấp độ liên bang, tiểu bang và địa phương. Mình nghĩ đây là "chìa khóa" để giữ cho nền kinh tế được lành mạnh.

GIẢI NGOẠI HẠNG ANH ĐI VÀO GIAI ĐOẠN QUYẾT LIỆT


Mùa bóng đá Anh cũng như các giải Châu Âu khác kéo dài trong 9 tháng. Có thể chia thời gian này làm mỗi 3 tháng cho 3 giai đoạn: khởi đầu, tăng tốc và nước rút. Ở Anh, không có kỳ nghỉ đông nên "khúc giữa" bao giờ cũng dồn dập các trận (khoảng 14 lượt trận), trong khi giai đoạn đầu và cuối thường bị gián đoạn bởi các kỳ thi đấu của đội tuyển quốc giá, tạm coi mỗi giai đoạn chỉ có 12 lượt trận. Đối với nhiều đội khi bước vào 12 lượt trận cuối thì đã "mồ yên mả đẹp", hoặc vỡ mộng ganh đua chức vô hoặc đã yên tâm trụ hạng, do đó không còn quyết liệt như trước.

Đến nay Giải NHA đã đi được 12 trận, không có nhiều bất ngờ vì 6 đại gia tạm thời xếp thứ từ 1 đến 6. Nhìn vào Big 6 mới thấy bóng đá đúng là môn thể thao "đường phố" chứ không phải "đường làng" vì 6 đội đến từ 3 thành phố lớn nhất của nước Anh, 3 đội của London, 2 đội từ Manchester và 1 đội từ thành phố cảng Liverpool. Bất ngờ nhất ở đây là Man city vượt lên như thể "một mình một chợ" với khoảng cách 8 điểm đối với đội thứ nhì trong khi 5 đội còn lại sàn sàn như nhau. Tuy vậy, việc Man city đoạt Cup không hề là chuyện dễ dàng, bởi một số lý do như sau:

1. Giải đấu còn dài với 26 lượt trận. Mùa giải 2012-2013 Man city cũng có 8 điểm lợi thế trong khi chỉ còn 8 trận mà vẫn mất chức vô địch về tay Man Utd. "Footbal always suprise you", sân cỏ đầy rãy những điều khó lường.
2. Man city thắng 11/12 trận nhưng không phải quá mạnh vì có trận thắng không xứng đáng như trận Man city - Arsenal. Trong trận này Man city chơi tốt hơn ở hiệp 1 và dẫn trước 2 bàn, nhưng có 1 bàn nhờ quả phạt đền đầy tranh cãi. Hiệp 2 Arsenal đã thể hiện một bộ mặt khác hẳn, lấn lướt đội chủ nhà và gỡ 1 bàn đích đáng, tràn đầy hy vọng làm thêm điều gì đó. Tuy nhiên, trong tài lại biếu không cho Man city 1 bàn mà tư thế việt vị quá rõ ràng.
3. Aguero là cầu thủ dội bom chủ lực của đội nhưng không happy với ông bầu Guadiola và rục rịch đòi ra đi. Trong đội còn nhiều ngôi sao đắt giá khác mà bất kỳ bất ổn nào về thành tích thi đấu cũng dẫn đến sự bất đồng và nổi lên cái tôi.
4. Báo chí Anh chụp được ảnh của lãnh đạo 3 trong số 6 đội bóng đại gia đi ăn tối với nhau, đặc biệt đây là 3 đội có 3 ông chủ người Mỹ là Man Utd, Arsenal và Liverpool. Nếu có sự "liên minh" nào đó giữa 3 ông này thì 3 đánh 1 chẳng chột cũng què, sẽ làm Man city phải lo lắng.

Mỗi khi bước vào một mùa giải mới, các đội đều có sự xáo trộng về nhân sự và chưa định hình được về lối chơi và trạng thái tâm lý. Một số đội có sự ổn định sớm và vượt lên để giành lợi thế trong cuộc đua dài lâu.

Man Utd mới có sự trở lại của Ibrahimovic, nhưng phải nói cái thiếu của Man là một cầu thủ dẫn dắt lối chơi. Chưa biết chừng Arsenal sẽ nhả Ozil vào kỳ chuyển nhượng mùa đông cho Man Utd như đã từng làm với Van Persie trước đây.
Đội đương kim vô địch Chelsie cho thấy sa sút so với mùa giải trước, nhưng vẫn là mội đối thủ đáng gờm.

Totenham có dàn cầu thủ trẻ đang vào độ chín, chơi khá máu lửa, nhưng cái thiếu của đội là bản lĩnh trong những thời điểm quyết định khi đối đầu với các đại gia khác.

Đội "vang bóng một thời" Liverpool vẫn chưa tìm ra được sự ổn định và vì thế giấc mộng bá vương của đội vẫn tiếp tục chôn vùi như đã xảy ra trong 30 năm qua.

Mới vào mùa giải mà Arsenal thua hơi nhiều (4 trận) nên tụt xuống thứ 6, tuy nhiên mấy trận gần đây đội đã chơi tốt hơn hẳn. Phong độ này hoàn toàn đủ để cạnh canh sòng phẳng với 2 đội thành Manchester.

Trong 2 vòng đấu tới chỉ có 1 trận đụng độ của nhóm big 6 giữa Liverpool và Chelsie nên sê chưa có nhiều biến động. Theo truyền thống ở Anh, thời gian Giáng sinh là lúc mật độ thi đấu dầy nhất, là lúc "lửa thử vàng" cho tham vọng của các đội bóng.
Ảnh: Mohamed Salah (Liverpool), người Ai Cập đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới với 9 bàn.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Bùng binh thì có cần rực rỡ thế này không


WORLD CUP BÓNG ĐÁ CUỐI CÙNG


Vòng chung kết bóng đá thế giới, trước đây gọi là Mundial, nay là World Cup, bắt đầu từ năm 1930, với 16 đội, riêng năm 1950 chỉ có 13 đội. Từ thập niên 90, FIFA chủ trương mở rộng số lượng các đội dự vòng chung kết, như hiện nay là 48 đội, dự kiến thành 56 đội từ 2026. Đồng thời, đưa bóng đá đến những vùng trũng, những nơi trình độ bóng đá còn thấp kém. Vòng chung kết năm 1994 tại Mỹ là lần đầu tiên World Cup không còn tổ chức tại châu Âu hoặc Mỹ Latin. Sau đó còn có thêm 2 dịp nữa, đó là 2002 tại Nhật- Hàn Quốc và 2010 tại Nam Phi.

"Bóng đá là môn thể thao do người Anh phát minh ra nhưng người Đức thường dành phần thắng", đó là định nghĩa cay đắng và hài hước của cựu danh thủ Anh Lineker. Quả thật, nếu so sánh về thành tích ở thế giới cũng như châu Âu thì đội tuyển Đức ăn đứt đội tuyển Anh. Thế nhưng chính nước Anh lại đi đầu trong việc nâng cao tính nghệ thuật của môn bóng đá ở tầm mức Câu lạc bộ. Nước Anh theo đổi cách tính điểm, với 3 điểm cho đội thắng tại giải Premier League đã kích thích tinh thần quyết thắng của các đội. Các CLB của Anh lên sàn chứng khoán sớm nên đã huy động được nguồn đầu tư đáng kể cho các CLB.

Như vậy với 2 lý do, mở rộng đại trà các đội tuyển World Cup và nâng cao chất lượng CLB đã dẫn đến việc bóng đá CLB mới là bóng đá đỉnh cao, hẫp dẫn hơn bóng đá đội tuyển mang tính phong trào. Số liệu khán giả đến sân bóng và truyền hình cũng như doanh số quảng cáo đã chứng minh cho xu hướng nói trên. FIFA đã biết điều này khá sớm và đã từng đưa ra đề xuất tổ chức World Cup mỗi 2 năm nhằm chú trọng bóng đá đội tuyển, nhưng sáng kiến của FIFA đã bị bác bỏ. 

Mỗi dịp World Cup, người dân nghiền đá banh lại một lần sửng sốt vì những cái tên xa lạ. Kỳ WC kỳ tới sẽ là sự góp mặt của hai tân binh Iceland, quốc đảo có dân số 300 000 và Panama, tiểu quốc 4 triệu dân, trong khi 4 quốc gia đông dân nhất đều vắng mặt (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia). Ai cũng biết đông không đồng nghĩa với mạnh, nhưng đối với Ý và Hà Lan, nhưng đội mạnh truyền thống thì sao? Ngoài ra, các đội mạnh ở từng khu vực cũng vắng mặt một cách đáng tiếc. Ở châu Phi, đó là Nam Phi và Cameroon; Mam Mỹ thiếu Chile; ở Bắc Mỹ, Mỹ và Canada đứng ngoài...Thật ra thiếu các đội bóng mạnh là một chuyện, nhưng các đội có mặt thi đấu có hết mình không lại là chuyện khác. Mọi người đều đã biết Messie, Ronaldo và nhiều cầu thủ đã thành danh khác chỉ là các bóng mờ của chính mình khi tham gia đội bóng quốc gia. Vì thế, "những đêm không ngủ" vào mỗi dịp World Cup đang có nguy cơ chỉ là những đêm dành cho giới cá độ.

Nhìn xa hơn, WC 2022 dự kiến ở Qatar thì sẽ tổ chức vào tháng 11 và 12, thời gian hết sức tréo nghoe trong sinh hoạt bóng tròn gần 100 năm qua. Nếu xảy như vậy, đối với mình, coi như World Cup bóng đá đã chết, xem WC 2018 tại Nga là lần cuối cùng.

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Về đây nghe em


CHU KỲ MỚI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI


Hứng khởi trước việc chứng khoán Mỹ lên cao đến mức kỷ lục, Donald Trump đã vội "vơ vào', coi đó là thể hiện sự tín nhiệm cao (great confidence) đối với chính phủ của ông. Mặc dù Trump không có khẩu hiệu "change we needed" như Obama nhưng đã có những thay đổi gần như quay ngoắt, đặc biệt về các chính sách kinh tế. Trump cho rằng các rằng buộc quốc tế làm Mỹ bị thiệt thòi nên đã rút ra khỏi TPP, UNESCO, Hiệp định biến đổi khí hậu và xem xét việc rút bỏ những thỏa thuận khác nữa. Chính quyền mới gần như bãi bỏ các chính sách kích thích kinh tế vậy mà nền kinh tế không gặp trở ngại, trái lại các chỉ số về sản xuất và bán hàng đều gia tăng. Không chỉ chứng khoán, một khía cạnh có ý nghĩa nhiều về mặt tinh thần, GDP của Mỹ cũng tăng một cách ấn tượng.
Tuy nhiên APEC lại là một diễn đàn nhằm tạo ra các cam kết, trong quá khứ đã từng có Tổng thống Mỹ bỏ họp thì lần này Trump vẫn đi dự, phải chăng có điều gì đó không bình thường ? Câu hỏi khác, chỉ nội việc Trump bãi bỏ hầu như tất cả chính sách của những người tiền nhiệm, thay bằng những chủ trương hoàn toàn mới mà mọi việc "vẫn không sao" thì phải chăng ông là một tài năng kiệt xuất ?
Hình ảnh minh họa cho bài viết này diễn tả một chu kỳ kinh tế. Chị em phụ nữ còn có "period" thì hết thảy mọi thứ trên đời đều phải có "quy luật". Chúng ta đã nghe nói về quy luật tích tụ và tập trung tư bản, quy luật giá trị-lợi nhuận, quy luật cung cầu...nhưng mình lại tin vào một quyền lực khác, thậm chí còn mạnh hơn, đó là tâm lý con người (behavioural economics). Tâm lý con người vận hành theo kiểu có vay có trả, có thăng có trầm (what goes up must come down).
Chu kỳ thăng trầm thể hiện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế. Nói về dòng tiền, nếu quý vị đi kiểm tra giá ở các công ty chuyển tiền thì sẽ dễ dàng thấy phí chuyển từ Úc về Việt Nam thấp hơn chiều ngược lại. Tìm hiểu chi phí này với các nước khác, cho thấy dường như cash flow đang chẩy từ các nước mới nổi sang các nước tiên tiến. Nhớ lại, điều này khác với 10 hay 20 năm về trước, và cũng có thể dự đoán rằng, trong 5-10 năm tới, dòng chảy của đồng tiền sẽ chuyển đổi.
Về thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng thị trường đang "thăng" ở mức cao nhất về hai khía cạnh: giá cả và thi công xây dựng. Ai cũng biết rằng, trong lĩnh vực nhạy cảm này, yếu tố tâm lý mạnh hơn quan hệ cung cầu.
Về năng lượng, đáng chú ý là chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử của vua Saudi sang Nga vào tháng trước, đã phản ánh sự lo lắng của quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Với việc xuất hiện các loại nguồn năng lượng mới như dầu phiến đá, năng lượng mặt trời, sức gió...bản đồ về nguồn năng lượng đang có những thay đổi căn bản theo xu hướng giá dầu lửa sẽ đi xuống trong dài hạn.
Tương tự như vậy, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng có chu kỳ riêng cho từng loại mặt hàng. Ở đây, hàng nông sản là loại hàng có yếu tố thời vụ cao, nghĩa là vào vụ nguồn cung dồi dào, bảo quản không kịp nên giá rẻ như cho; ngược lại trái vụ thì giá bị đẩy lên cao. Đặc điểm này là miếng mồi ngon cho những nhà đầu cơ, những người có đủ nguồn tài chính để ôm hàng và chính họ chứ không phải những nhà xuất xuất là người quyết định giá cả.
Thật ra, không riêng gì lĩnh vực nông sản, giới tài phiệt toàn cầu mới là những "big boys" thao túng nền kinh tế thế giới. Mình tin họ có những mối liên hệ với nhau để đưa ra những quyết định cho các chính khách thực hiện. Các lãnh tụ chính trị ngày này không có nhiều quyền lực về kinh tế như trước, công việc chính của họ là "show hàng" áo mũ để quay phim chụp ảnh trong các hội nghị, diễn đàn. Điểm mạnh của các lãnh tụ là khả năng quan tâm đến nhiều vấn đề cùng một lúc, không chỉ kinh tế mà cả những chuyện mênh mông về xã hội và môi trường.
Tờ The Sydney Morning Herald hôm nay cũng có quan điểm cho rằng kinh tế toàn cầu đã bắt đầu khởi sắc. Nếu ví Mỹ như cái đầu tàu bởi sự đi đầu về sáng tạo công nghệ (khác với 30 cái đầu tàu được phong tặng cho các tỉnh ở Việt Nam) thì sự đi lên của Mỹ sẽ tạo niềm tin cho kinh tế thế giới. Nhưng ông Sally Auld, người đứng đầu LP Morgan của Úc và New Zealand lại cho rằng nước Úc đứng ngoài kinh tế toàn cầu, với dẫn chứng rằng trong khi thế giới phải hứng chịu những cơn suy thoái thì Úc đã liên tục phát triển trong 26 năm qua. Có lẽ đó cũng là lý do mà người Việt gọi Úc là "Úc khùng".