Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

ĐI TÌM CHÂN DUNG THỰC SỰ CỦA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ


Cách đây ba thập niên, truyện ngắn "Phẩm tiết" của Nguyễn Huy Thiệp đã gây chấn động lớn. Mọi người cho rằng, với Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã cố tình hạ bệ một thần tượng lịch sử là Nguyễn Huệ, coi ông cũng chỉ ngang bằng một nhân vật khác trong chuyện là Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đều là những ông vua có những chiến công và thành tựu hào hùng và đều bị nhìn nhận khác nhau trong từng thời kỳ.
Dưới con mắt các sử gia "ăn lộc" nhà Lê, "Bình" (cách gọi Nguyễn Huệ) bị coi là một kẻ quê mùa và tàn ác. Họ xót xa cho thân phận công chúa Ngọc Hân bị gả làm lẽ cho một người chồng lỗ mãng và ít học. Chắc chắn, dưới thời nhà Nguyễn, một triều đại đối nghịch với nhà Tây Sơn, hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ còn tệ hại hơn. Khi "Cách mạng" về, tức sau năm 1954, nhà Nguyễn và Gia Long bị phê phán nặng nề cùng với việc Quang Trung bỗng dưng trở thành "anh hùng áo vải" và "thiên tài quân sự" hơn cả Napoleon.
Trong chiếu lên ngôi, Quang Trung tự nhận mình thuộc tầng lớn "áo vải" có lẽ để tỏ sự khiêm tốn chứ thực ra ba anh em Nhạc, Lữ, Huệ con nhà rất giàu. Vì thế ông không thể là anh hùng của cuộc đấu tranh giai cấp được.
Căn cứ để đánh giá "thiên tài" là việc Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh (có sách còn viết là 29 vạn). Đây chính là một sự nhầm lẫn. Quân Thanh sang Việt Nam vào năm 1788 không phải quân triều đình mà chỉ là quân của Lưỡng Quảng do Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc với một số lượng quân ít hơn rất nhiều. Sở dĩ có con số 20 vạn là từ truyền đơn khuếch trương thanh thế của quân Thanh mà thôi. Cũng vì vậy, nó không phải là một chiến công lấy ít địch nhiều để ra đời một thiên tài.
Một công chúa đến với một hoàng đế do sự sắp đặt chính trị. Sống với nhau có mấy mặt con thì phát sinh tình cảm là bình thường. Cũng như hầu hết các công chúa và hoàng tử, Ngọc Hân được ăn học tử tế, nên văn hay chữ tốt không có gì lạ. Khi Quang Trung chết, bà đã làm bài thơ "Ai tư vãn" để khóc chồng. Câu chuyện chỉ giản dị như vậy. Thế mà các sử nô đã thêu dệt lên một câu chuyện tình ly kỳ ướt át với mục đích nâng bi.
Để tìm hiểu về vai trò và sự nghiệp của Quang Trung Nguyễn Huệ, cần có một cái nhìn toàn diện hơn. Khi phong trào Tây Sơn nổi lên, Nguyễn Huệ mới 18 tuổi nên có thể thấy người anh cả Nguyễn Nhạc phải lo toan chính. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính tự phát, Tây Sơn dần lớn mạnh và lật đổ triều đại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Nhạc lên ngôi, xưng là Thái Đức hoàng đế và phong vương cho Lữ và Huệ. Đến lúc này bắt đầu xẩy ra bất đồng giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ.
Có giả thiết cho rằng Nhạc tư thông với vợ đầu của Nguyễn Huệ. Trong gia đình, người mẹ của ba anh em và Nguyễn Lữ đứng về phe Nguyễn Nhạc, cho thấy lý do này có lẽ không quá lớn, nếu có. Điều đáng chú ý ở đây, Huệ cậy mình có tài đã tỏ ra đối nghịch, không tuân lệnh vua anh. Nguyễn Nhạc chủ trương chưa tiến quân ra Bắc và giải quyết triệt để dư đảng chúa Nguyễn nhưng Nguyễn Huệ không nghe, nhiều lần đưa quân ra Bắc. Nguyễn Huệ còn lấy con gái vua Lê tìm cách kết giao với các nhân sĩ Bắc Hà và dự định xây thủ phủ ở Vinh. Rõ ràng Nguyễn Huệ có ý đồ tìm một căn cứ địa cho riêng mình. Do vậy, Nguyễn Ánh đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự bất đồng của anh em, đã thôn tính được nhiều đất đai để phát triển lực lượng, rồi cuối cùng đã đánh bại nhà Tây Sơn.
Năm 1788, với mục đích tìm tiếng nói chung và đoàn kết anh em, vua Thái Đức tự nguyện thoái vị, nhường ngôi vua cho Quang Trung hoàng đế. Nhưng dường như đã quá muộn, sau khi chiến đấu với quân Thanh một thời gian không lâu, Nguyễn Huệ đã đột ngội qua đời ở tuổi 39.
Điều mình khâm phục nhất ở Quang Trung không phải là những chiến công về quân sự hay mối tình với Ngọc Hân và cách ứng xử của ông với triều đình phương Bắc. Quang Trung cho người đóng giả để sang gặp vua nhà Thanh. Càn Long biết là giả những cũng phải lờ đi. Họ chỉ còn biết bôi nhọ Quang Trung khi vẽ ông một cách thật xấu xí, già nua và bệnh hoạn như một bài báo trong nước mới "phát hiện" ra bức tranh.
Quang Trung còn đòi hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Việt Nam, thậm chí còn dám nói nếu Càn Long không trả thì không "loại trừ giải pháp quân sự". Dẫu biết, từ dọa cho đến làm thật là khoảng cách, nhưng điều này cho thấy khí phách hiên ngang của Quang Trung Nguyễn Huệ, điều mà chưa vua chúa nào của nước ta từng làm được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét