Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

SỰ NHẠY CẢM CỦA TRÁI BÓNG TRÒN



'SỰ NHẠY CẢM CỦA TRÁI BÓNG TRÒN
Từ xưa, thể thao nói chung và bóng đá nói riêng đã được "kết nối" với chính trị, được những người làm chính trị lợi dụng cho các mục đích của họ. Khi đội tuyển Italy giành chức vô địch bóng đá thế giới World Cup (hồi đó gọi là Mundial) liên tiếp vào các năm 1934 và 1938 đã cho tên độc tài Mussolini được thể nổ tưng bừng về tính ưu việt của chủ nghĩa phát xít. Nhưng vào Olympic 1936, vận động viên điền kinh da đen Owen đã làm cho tên độc tài Hitler một phen phát điên trên khán đài khi đoạt huy chương vàng ngay tại Berlin, làm hắn phải tức tối bỏ ra về.

Bóng đá từng là nguyên nhân gây ra chiến tranh giữa các quốc gia. Năm 1969, khi đội nhà thua nước láng giềng Honduras 0-1 trong vòng loại World Cup, quân đội Salvador đã ồ ạt tấn công sang Honduras, trở thành một cuộc chiến đẫm máu. Kể cả cho đến bây giờ, quan hệ hai nước vẫn còn chưa thuận hòa.

Năm 1974, đội Đông Đức đã hạ đội Tây Đức 1-0 cũng cho báo chí nước này một dịp tung hê đội bóng của họ, mặc dù sau đó Đông Đức vẫn bị loại và Tây Đức trở thành nhà vô địch. Trong World Cup 1998, các thành phần quá khích của Iran đã lên đồng, lên ngáo ăn mừng việc đội bóng quốc gia của họ thắng đội Mỹ. 

Một chuyện thời sự vừa diễn ra là cựu ngôi sao bóng đá đội AC Milan là George Weah vừa trúng cử tổng thống Liberia. Liberia là một quốc gia rất đặc biệt ở châu Phi, nước cộng hòa lâu đời nhất ở lục địa đen. Năm 1847, những người nô lệ da đen từ Bắc Mỹ và vùng biển Caribe đã có một cuộc hồi hương về Trung Phi và thành lập nên một nhà nước nhỏ bé  với tên gọi Liberia, với ý nghĩa giải phóng nô lệ. Dân số Liberia ngày nay cũng chỉ có trên 4 triệu người.

Điều đáng nói ở đây, Liberia được coi là quốc gia có "dân trí" vào loại cao nhất châu Phi nhưng đã bầu một cựu cầu thủ chưa học hết trung học làm tổng thống. Điều đó đã chứng tỏ sự mê hoặc của trái bóng tròn, vai trò hết sức nổi bật của bóng đá đối với xã hội.

Một điều đáng để ý khác, các cường quốc về thể thao như Mỹ, Nga hay Trung Quốc đều không có một đội tuyển mạnh. Có thể khẳng định ở những quốc gia này không hề thiếu tài năng, nguồn lực mà họ đã thể hiện qua những thành tích nổi bật ở các môn thể thao khác. Có thể đồ đoán rằng, vì sự "nhạy cảm" của quả bóng tròn, các cường quốc này muốn tránh sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi. Một kịch bản thế này, khi đội bóng của Mỹ đấu với một đội bóng của một quốc gia "chống Mỹ" nào đó, chắc chắn sẽ đấy lên một làn sóng kích động của những kẻ cực đoan. Tương tự, những nước bài Nga, bài Tàu cũng nhiều và chẳng hay nên để cho họ lợi dụng bóng đá vào các mục đích bất lợi cho các nước lớn.

Cách làm bóng đá của các nước mạnh về bóng đá châu Á, bao gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... dường như khá dễ dàng. Những cầu thủ tài năng ở những độ tuổi rất trẻ như U18 hoặc U21 được gửi sang châu Âu để thi đấu cho các câu lạc bộ. Đội tuyển các nước này chỉ cần quy tụ các các thủ này làm nòng cốt là đủ sức vượt qua vòng loại đi dự World Cup.

Xu hướng phát triển của bóng đá đang diễn biến theo hướng giảm nhẹ vai trò của các đội tuyển quốc gia và đề cao các câu lạc bộ. Thi đấu cho câu lạc bộ thì được thù lao cao ngất ngưởng, nhưng đá cho đội tuyển thì không có lương. Không phải các nước giàu có đó không có tiền, mà có lẽ đây là "chủ trương". Tương tự như vậy, lương của Huấn luyện viên đội tuyển cũng thấp hơn rất nhiều so với lương đội câu lạc bộ, nên không thuê được người giỏi. Ví dụ, Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Anh hiện nay, ông Southgate chưa bao giờ được huấn luyện các đội bóng lớn, đẳng cấp và danh tiếng của ông rất khiêm tốn so với huấn luyện viên của các đội hàng đầu nước Anh.

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) là một tổ chức có số thành viên còn đông hơn số thành viên của Liên hiệp quốc (UN). Nhiều quốc gia không phải thành viên của UN vẫn là thành viên của FIFA như Hongkong, Đài Loan, Palestin...Riêng nước Vương quốc Anh có 4 lá phiếu thành viên cho 4 tiểu bang. Khác với UN và các tổ chức khác đều phải đi xin tiền cho ngân sách hoạt động thì FIFA lại tự gây được quỹ tài chính rất hùng mạnh. 

Chuyện sẽ còn được bàn tán trong thời gian tới là FIFA đã đưa World Cup 2022 về Qatar, một quốc gia nhỏ bé và khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Đây là một cách giết World Cup không dao không gươm, vì có thể thấy trước nhiều ngôi sao bóng đá sẽ tẩy chay giải đấu này. Nhưng nhìn ở góc độ khác thì nó lại make sence để giảm thiểu vai trò của các đội tuyển quốc gia.

Bóng đá có danh hiệu, huy chương nhưng mục đích chính của bóng đá không phải để thắng thua. Thương mại hóa bóng đá là không thể tránh khỏi nhưng tiền bạc cũng không phải là mục tiêu tối thượng. Bóng đá không chứng minh tính hơn kém của chế độ xã hội hay quốc gia nào cả. Bóng đá cần cho cuộc sống, nói một cách mỹ miều là phục vụ quần chúng, nói trần trụi hơn là để mua vui. Bóng đá có thể mang lại vinh quang cho các cầu thủ và các đội bóng vì vinh dự nghề nghiệp, nhưng cần lưu ý môn thể thao vua rất "tiềm năng" trong việc kích động hận thù, bạo lực và chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ảnh: Gia đình Tổng thống, cựu cầu thủ Weah'


Từ xưa, thể thao nói chung và bóng đá nói riêng đã được "kết nối" với chính trị, được những người làm chính trị lợi dụng cho các mục đích của họ. Khi đội tuyển Italy giành chức vô địch bóng đá thế giới World Cup (hồi đó gọi là Mundial) liên tiếp vào các năm 1934 và 1938 đã cho tên độc tài Mussolini được thể nổ tưng bừng về tính ưu việt của chủ nghĩa phát xít. Nhưng vào Olympic 1936, vận động viên điền kinh da đen Owen đã làm cho tên độc tài Hitler một phen phát điên trên khán đài khi đoạt huy chương vàng ngay tại Berlin, làm hắn phải tức tối bỏ ra về.

Bóng đá từng là nguyên nhân gây ra chiến tranh giữa các quốc gia. Năm 1969, khi đội nhà thua nước láng giềng Honduras 0-1 trong vòng loại World Cup, quân đội Salvador đã ồ ạt tấn công sang Honduras, trở thành một cuộc chiến đẫm máu. Kể cả cho đến bây giờ, quan hệ hai nước vẫn còn chưa thuận hòa.

Năm 1974, đội Đông Đức đã hạ đội Tây Đức 1-0 cũng cho báo chí nước này một dịp tung hê đội bóng của họ, mặc dù sau đó Đông Đức vẫn bị loại và Tây Đức trở thành nhà vô địch. Trong World Cup 1998, các thành phần quá khích của Iran đã lên đồng, lên ngáo ăn mừng việc đội bóng quốc gia của họ thắng đội Mỹ.

Một chuyện thời sự vừa diễn ra là cựu ngôi sao bóng đá đội AC Milan là George Weah vừa trúng cử tổng thống Liberia. Liberia là một quốc gia rất đặc biệt ở châu Phi, nước cộng hòa lâu đời nhất ở lục địa đen. Năm 1847, những người nô lệ da đen từ Bắc Mỹ và vùng biển Caribe đã có một cuộc hồi hương về Trung Phi và thành lập nên một nhà nước nhỏ bé với tên gọi Liberia, với ý nghĩa giải phóng nô lệ. Dân số Liberia ngày nay cũng chỉ có trên 4 triệu người.

Điều đáng nói ở đây, Liberia được coi là quốc gia có "dân trí" vào loại cao nhất châu Phi nhưng đã bầu một cựu cầu thủ chưa học hết trung học làm tổng thống. Điều đó đã chứng tỏ sự mê hoặc của trái bóng tròn, vai trò hết sức nổi bật của bóng đá đối với xã hội.

Một điều đáng để ý khác, các cường quốc về thể thao như Mỹ, Nga hay Trung Quốc đều không có một đội tuyển mạnh. Có thể khẳng định ở những quốc gia này không hề thiếu tài năng, nguồn lực mà họ đã thể hiện qua những thành tích nổi bật ở các môn thể thao khác. Có thể đồ đoán rằng, vì sự "nhạy cảm" của quả bóng tròn, các cường quốc này muốn tránh sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi. Một kịch bản thế này, khi đội bóng của Mỹ đấu với một đội bóng của một quốc gia "chống Mỹ" nào đó, chắc chắn sẽ đấy lên một làn sóng kích động của những kẻ cực đoan. Tương tự, những nước bài Nga, bài Tàu cũng nhiều và chẳng hay nên để cho họ lợi dụng bóng đá vào các mục đích bất lợi cho các nước lớn.

Cách làm bóng đá của các nước mạnh về bóng đá châu Á, bao gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... dường như khá dễ dàng. Những cầu thủ tài năng ở những độ tuổi rất trẻ như U18 hoặc U21 được gửi sang châu Âu để thi đấu cho các câu lạc bộ. Đội tuyển các nước này chỉ cần quy tụ các các thủ này làm nòng cốt là đủ sức vượt qua vòng loại đi dự World Cup.

Xu hướng phát triển của bóng đá đang diễn biến theo hướng giảm nhẹ vai trò của các đội tuyển quốc gia và đề cao các câu lạc bộ. Thi đấu cho câu lạc bộ thì được thù lao cao ngất ngưởng, nhưng đá cho đội tuyển thì không có lương. Không phải các nước giàu có đó không có tiền, mà có lẽ đây là "chủ trương". Tương tự như vậy, lương của Huấn luyện viên đội tuyển cũng thấp hơn rất nhiều so với lương đội câu lạc bộ, nên không thuê được người giỏi. Ví dụ, Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Anh hiện nay, ông Southgate chưa bao giờ được huấn luyện các đội bóng lớn, đẳng cấp và danh tiếng của ông rất khiêm tốn so với huấn luyện viên của các đội hàng đầu nước Anh.

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) là một tổ chức có số thành viên còn đông hơn số thành viên của Liên hiệp quốc (UN). Nhiều quốc gia không phải thành viên của UN vẫn là thành viên của FIFA như Hongkong, Đài Loan, Palestin...Riêng nước Vương quốc Anh có 4 lá phiếu thành viên cho 4 tiểu bang. Khác với UN và các tổ chức khác đều phải đi xin tiền cho ngân sách hoạt động thì FIFA lại tự gây được quỹ tài chính rất hùng mạnh.

Chuyện sẽ còn được bàn tán trong thời gian tới là FIFA đã đưa World Cup 2022 về Qatar, một quốc gia nhỏ bé và khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Đây là một cách giết World Cup không dao không gươm, vì có thể thấy trước nhiều ngôi sao bóng đá sẽ tẩy chay giải đấu này. Nhưng nhìn ở góc độ khác thì nó lại make sence để giảm thiểu vai trò của các đội tuyển quốc gia.

Bóng đá có danh hiệu, huy chương nhưng mục đích chính của bóng đá không phải để thắng thua. Thương mại hóa bóng đá là không thể tránh khỏi nhưng tiền bạc cũng không phải là mục tiêu tối thượng. Bóng đá không chứng minh tính hơn kém của chế độ xã hội hay quốc gia nào cả. Bóng đá cần cho cuộc sống, nói một cách mỹ miều là phục vụ quần chúng, nói trần trụi hơn là để mua vui. Bóng đá có thể mang lại vinh quang cho các cầu thủ và các đội bóng vì vinh dự nghề nghiệp, nhưng cần lưu ý môn thể thao vua rất "tiềm năng" trong việc kích động hận thù, bạo lực và chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ảnh: Gia đình Weah