Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Tết cộng đồng đã trở lại Fairfield ground

 


Những điều hậu thế còn mắc nợ Gia Long Nguyễn Ánh

 

Gia Long Nguyễn Ánh (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn, vẫn được nhìn nhận có nhiều “khác biệt”, thậm chí trái ngược nhau. Thật ra không có gì phức tạp hay khó hiểu để đánh giá tài năng và công lao của ông.
Gia Long Nguyễn Ánh hiển nhiên là người đầu tiên có công dựng lên đất nước có tên gọi Việt Nam Bắc Nam liền một dải với hình dạng như ngày nay. Nhà Tây Sơn chưa bao giờ thống nhất được đất nước. Khi Tây Sơn đánh đổ chúa Nguyễn thì miền Bắc vẫn thuộc về chúa Trịnh, khi chiếm được miền Bắc thì lại là lúc Nguyễn Ánh quay lại Nam bộ; khi Nguyễn Ánh bị đánh bật ra thì cũng là lúc miền Bắc bị quân Thanh xâm chiếm.
Từ một cậu bé 15 tuổi chạy loạn, Nguyễn Ánh đã tay không gây dựng lên cơ đồ, thể hiện tài năng lớn và ý chí sắt đá. Có tài liệu viết rằng Nguyễn Ánh kém xa Nguyễn Huệ, người hơn ông 9 tuổi vì lần nào đụng độ cũng đều thua. Sự thật không hoàn toàn đúng.
Để nói Nguyễn Huệ thắng Nguyễn Ánh thì người ta có thể thể kể đến 4 trận đánh vào các năm 1777, 1782, 1783 và 1785. Năm 1777, Nguyễn Ánh mới 15 tuổi, chưa phải người cầm quân nên không thể coi ông là người thua được.
Trong trận đánh năm 1782, Nguyễn Nhạc thân chinh và là người chỉ huy cao nhất nên chiến công này mà quy cho Nguyễn Huệ thì không chính xác.
Sang năm 1783, một năm sau khi mới thua tan nát, Nguyễn Ánh chỉ còn một ít tàn quân nên không thể đương đầu với đội quân có quân số đông gấp bội, lại dày dạn kinh nghiệm chiến trường của Nguyễn Huệ đuổi đánh. Tuy nhiên chiến dịch của Nguyễn Huệ cũng chưa thành công trong mục tiêu diệt trừ hậu họa vì vẫn để Nguyễn Ánh chạy thoát.
Trận Rạch Gầm Xoài Mút 1785 là trận đánh quy mô lớn, trong đó Nguyễn Huệ đã đại thắng nhưng đây cũng khó coi là thắng Nguyễn Ánh vì lúc đó Nguyễn Vương chỉ góp vài ngàn quân, lực lượng chính là 3 vạn quân Xiêm.
Sự nghiệp của Nguyễn Huệ còn dang dở và người ta lý giải vì ông mất sớm (39 tuổi) nhưng lại quên một điều, ở độ tuổi đó Nguyễn Ánh đã hoàn thành việc thống nhất đất nước và trở thành hoàng đế của một quốc gia hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Người ta cho rằng Quang Trung có nhiều tư tưởng tiến bộ và “dự kiến” sẽ đưa ra thực hiện nhưng Gia Long mới là người đi trước thời đại thể hiện thực tiễn qua các chính sách đối nội và đối ngoại sáng suốt và có tầm nhìn xa của mình.
Khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Nhạc vẫn còn sống, vẫn còn binh hùng tướng mạnh và nhà Tây Sơn chiếm giữ vùng lãnh thổ rộng lớn hơn Nguyễn Ánh rất nhiều. Sau đó Tây Sơn thua nhanh mà lý do chính vì Nguyễn Ánh rất được lòng dân. Những vùng đất thuộc nhà Nguyễn cai trị được giảm tô thuế để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, đánh bắt ngư nghiệp, đời sống người dân được cải thiện, trái ngược với chính sách hà khắc và cứng rắn của Tây Sơn.
Sử sách còn ghi lại rất nhiều tướng giỏi của Tây Sơn chạy sang theo Nguyễn Ánh, kể cả khi Nguyễn Huệ còn sống, mà không có chiều ngược lại bởi vì Nguyễn Ánh có chính sách trọng người hiền tài. Hết chiến tranh, lần đầu tiên nước ta có một cơ cấu sắc tộc phức tạp nhưng mọi việc khá bình yên nếu so với các đời vua tiếp sau nhờ cách cai trị khéo léo của Gia Long.
Về đối ngoại, Gia Long chủ trương làm bạn với các nước, giữ hòa hiếu với các nước láng giềng, giữ quan hệ độc lập tự chủ và thân hữu với các nước Phương Tây.
Nếu nói “cõng rắn cắn gà nhà” thì chính Quang Toản con Quang Trung đã sai sứ sang cầu viện nhà Thanh, có điều đi chưa đến nơi thì Quang Toản đã bị bắt. Trong lịch sử, không hiếm các trường hợp phe yếu hơn đi cầu viện nước ngoài, nhưng vẫn có thể không bị phụ thuộc ngoại bang như trường hợp của Gia Long.
Đáng tiếc, những chính sách đúng đắn của Thế tổ nhà Nguyễn đã bị đảo ngược 180 độ sau khi Minh Mệnh lên ngôi. Vua mới đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam, ra lệnh bế quan tỏa cảng, đoạn tuyệt với các nước phương Tây. Ông vua con này phát động chiến tranh chiếm đất của các nước láng giềng Ai Lai và Chân Lạp, mà về sau cũng không giữ được, gây hiềm khích với Xiêm La trong khi lại thần phục phương Bắc.
Để có tiền nuôi dưỡng chiến tranh, Minh Mạng buộc phải thi hành sưu cao thuế nặng. Ngay đến chuyện ăn mặc cũng khó khăn khi bắt phụ nữ mặc quần không đáy. Khi đã mất lòng dân thì hậu quả nhãn tiền vài chục năm sau giặc Pháp đến, nhà Nguyễn không thể lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược và cuối cùng dẫn đến mất nước.
Không hiểu Minh Mạng có thù hằn gì với vua cha mà đã hủy hoại hoàn toàn di sản của Thế Tổ và việc lựa chọn người nối ngôi là một sai lầm lớn của Gia Long.
Kể cả sai lầm đó, Gia Long Nguyễn Ánh là một bậc anh hùng hào kiệt của đất nước và hậu thế chúng ta vẫn còn mắc nợ nếu chưa đánh giá đúng về ông.

Bóng đá châu Á: Gió tây thổi bạt gió đông

 

Giải vô địch Châu Á đã có bất ngờ lớn khi hai đội bóng “hạt tiêu” đã lọt đến trận đấu cuối cùng: Jordan và Qatar. Trước khi tìm hiểu về hai hiện tượng này chúng ta thừ xem xu hướng của bóng đá châu Á ra sao.
Trước đây, World cup chỉ có 16 đội nên bóng đá Á và Phi chỉ được một suất tham dự. Những đội vinh dự góp mặt của thuở ban đầu này lại là những đội bóng đông Á, đó là Nam Dương khi còn là thuộc địa của Hòa Lan (1934), Nam Hàn (1954), Bắc Hàn (1966), Úc (1974). Đến tận năm 1978 thì mới có đội Tây Á đầu tiên là đội bóng Iran trước cách mạng hồi giáo tham dự.
Những năm gần đây, cục diện big 5 hình thành với việc 5 đội bóng Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Saudi và thêm Úc liên tục giành vé đại diện đi dự World cup. Không chỉ đi World cup, các đội này cũng thường xuyên giành những thứ hạng cao nhất của giải vô địch châu Á Asian cup.
Điều bất thường đã xảy ra khi cả năm đội lớn đều không lọt vào trận chung kết thay vào đó chỉ là hai “tiểu yêu” Jordan và Qatar.
Jordan chỉ có 11 triệu dân, khá nghèo vì không có dầu lửa như các nước Trung Đông khác. Bù lại quê hương của Biển chết lại được coi là quốc gia thân phương Tây nhất trong khu vực nên được Mỹ và phương Tây ưu ái nhiều về thương mại và tín dụng.
Qatar còn nhỏ bé hơn khi chỉ có 3 triệu dân nhưng là là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới nên rất giàu có. Vì nhiều tiền quá nên Qatar tỏ ra khá ương bướng đối với các nước lớn trong khu vực như Saudi và Ai Cập và đã từng bị các nước này cắt quan hệ ngoại giao.
Nếu như Jordan có các cầu thủ hàng đầu chơi ở nước ngoài (như Mausa Al Tamari chơi cho đội bóng Pháp Montpellier) thì Qatar lại dùng “độc chiêu” nhập tịch các cầu thủ giỏi để chơi cho đội tuyển của họ.
Mọi người đều biết bóng đá châu Á thuộc “vùng trũng” của bóng đá thế giới. Kể cả khi tăng số đội của vòng chung kết World cup 2026 lên 48 đội, trong đó Châu Á được 8.5 suất thì vẫn chưa phải là cơ sở để bóng đá châu Á có thể đổi đời khá lên được.
Tuy nhiên với sự tiến bộ của Jordan và Qatar thì cục diện big 5 có thể bị phá vỡ thay vào đó là G7 trong đó bóng đá Tây Á trở nên chiếm đa số so với Đông Á (chấp luôn cả Úc). Với cục diện mới này, việc giành vé đi dự World cup đối với các đội bóng Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Việt Nam vẫn sẽ là một thách thức lớn.
Nhìn ở góc độ khác, sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và đây lại là một yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao trình độ châu lục, để bóng đá Châu Á có thể sánh vai với...châu Phi thôi chứ chưa mơ Châu Âu hay Nam Mỹ. Jordan và Qatar đang thổi một luồng gió mới đầy hy vọng cho bóng đá châu Á.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

Phố Ý Leichhardt



CHUYỆN ĐI MỸ (kỳ cuối) P6. Đất nước không có thánh nhân

 

Tối 25/12, nhà mình bay đến San Francisco. Một người bạn dặn rằng ở đó là nơi trộm cướp như rươi, dân ở xa đến là miếng mồi ngon. Vì thế tốt nhất đừng thuê xe lái từ sân bay mà thuê taxi về khách sạn cho lành.
Mình nghe lời, lên xe taxi, lái xe là một cậu người Trung Đông, dáng vẻ đạo mạo trí thức. Mình bấm google map rồi nói với bà xã: ĐM cái thằng, nó thấy khách lạ là đi lòng vòng rồi. Hình như cậu ta hiểu tiếng Việt, thấy lượn vào đúng quy trình.
Ngứa mồm, mình mới hỏi mày ủng hộ dân chủ hay cộng hòa. Thế là hắn tương một tràng, đại để không tin bên nào, chính khách nào cũng vô số tội, toàn làm những điều bậy bạ. Mình chưa kịp hỏi mày ghét Mẽo thế thì ở Mẽo làm gì thì chàng đã nói sang năm tao sẽ về Afghanistan.
Cậu chàng đã ngoại tứ tuần, vẫn còn độc thân, có học hành nhưng rồi chỉ chạy taxi và điều dễ hiểu là không bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Duy điều cậu “dọa” về nước thì mình đã có kinh nghiệm rồi, nhiều người chỉ nói mà không làm, hoặc làm theo kiểu đánh trống bỏ dùi rồi sẽ có lúc cột điện phải lộn lại thôi.
Trở lại câu chuyện chính chị chính em dang dở với anh taxi, điều mà mọi người đang chứng kiến là hai ông già Biden và Trump sẽ đại diện cho hai đảng trong vòng đấu cuối cùng bầu chọn tổng thống. Nước Mỹ không còn ai nữa hay sao, ngoài hai lão già này?
Thật ra có đến vài chục ứng cử viên tổng thống, trong đó không thiếu người ở độ tuổi rất đẹp. Nhưng qua các vòng bỏ phiếu sơ bộ thì người dân Mỹ tỏ ý khoái hai ông già hơn, do đó những người khác đã lần lượt bị loại hoặc tự bỏ cuộc.
Tất cả những người đi xin việc làm đều hứa cố gắng chăm ngoan nhưng làm sao tin được đây. Căn cứ khả tín duy nhất chỉ có thể là “kinh nghiệm”. Hai ông Biden và Trump có ưu thế hơn hẳn các đối thủ là hai ông đã từng làm tổng thống, quan trọng hơn họ đều có những thành công nhất định.
Sau đại dịch covid, các nhà nghiên cứu đều dự đoán Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Nhưng không, nếu nhìn vào các chỉ số vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp và chứng khoán hiện nay đều đang ở những con số gần như lý tưởng. Rõ ràng đây là thành tích của chính phủ Biden.
Về đối ngoại, dưới sự chèo lái của Biden, khối đồng minh đang đoàn kết, gắn bó hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh Trung Cộng của Tập đã vươn lên thách thức vị thế của Mỹ, nước Nga của Putin đã trở nên manh động thì sự đoàn kết các nước tự do là điều hết sức quan trọng.
Nhìn lại nhiệm kỳ Trump, thành tích cũng hết sức rõ ràng. Thế giới hồi đó có vẻ khá bình yên, không có chiến tranh, thậm chí có đến bốn hiệp định hòa bình được ký kết giữa Israel với các nước Ả Rập. Sáng kiến kiểm soát biên giới được coi là rất ấn tượng. Kinh tế có bước phát triển đột phá, đáng tiếc mọi tiến bộ lại bị xóa bỏ vì Covid, đó là lý do quan trọng làm Trump thất cử.
Nhưng dù sao cái gì cũng nên có giới hạn, kể cả tuổi tác, đây chắc chắn là điểm trừ của hai ông dưới con mắt cử tri...
Trong thế giới của chúng ta có hai loại, loại đất nước có thánh nhân, như vậy mọi người chỉ việc học tập và làm theo, phấn đấu làm sao thực hiện hoàn hảo những lời răn dậy là xong. Không thể áp đặt vấn đề thời gian, thời hạn cầm quyền đối với thánh vì họ là mẫu mực, không thể thay thế.
Loại thứ hai phức tạp hơn ở nhiều nước, trong đó có nước Mỹ, đó là phải đi tìm người phù hợp theo từng thời kỳ mang đặc điểm phát triển từng giai đoạn của đất nước. Người tài đức không thiếu nhưng cái khó là làm sao biết được ai “phù hợp”. Cá nhân mình tin vào sự vận hành của nền dân chủ đã có bề dày 250 năm của nước Mỹ.
Để kết thúc loại bài 6 kỳ “Chuyện đi Mỹ” mình để ý rằng khi hiểu rõ hơn một ai đó, thông thường bạn sẽ không yêu người đó nhiều hơn, vì khi hiểu hơn nghĩa là bạn sẽ biết cả những cái xấu xa của người ta. Sau chuyến đi Mỹ, cả nhà mình bốn người đều yêu Mẽo nhiều hơn. Đó là điều đặc biệt.

Note. Ai chưa đến cầu Golden Gate ở San Francisco có nghĩa là chưa đến nước Mỹ.
Nhưng cây cầu nổi tiếng này lại còn là "Thánh địa tự sát". Kể từ khi khánh thành năm 1937 đã có khoảng 2000 tự tử chết ở đây.
Để giải quyết, một lưới thép đã được lắp đặt dưới mặt nước biển, hoàn thành ngay trước Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11/2023 tại thành phố cổ kính và trộm cướp này.

CHUYỆN ĐI MỸ P5.Những kẻ phiêu lưu


Nếu được hỏi điều gì ấn tượng nhất sau chuyến đi Mỹ?
Đó không phải là thủ phủ Los Angeles của tiểu bang lớn nhất Califonia, cũng không phải sự xa hoa, tráng lệ của Las Vegas, cũng không tính Đại học Stanford lừng danh nằm giữa San Francisco và San Jose. Đối với mình chỉ là hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương bao la với tên gọi Oahu, thuộc tiểu bang Hawaii.
Không giống như lục địa Á Âu và châu Phi, “tân thế giới” châu Mỹ không có người cổ đại. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia của những kẻ phiêu lưu vì tất cả đều là những người di dân. Người da đỏ được coi là “bản xứ”, nhưng thực ra cũng di cư từ Châu Á sang, qua eo biển Bering sang Alasca cách đây 20,000 năm.
Đa số người Mỹ là người da trắng, họ sang trước người da đen một khoảng thời gian không lâu. Người da vàng ít hơn và mới hơn nữa nhưng những người định cư đầu tiên cũng đã cũng đã trên một trăm năm.
Đến bây giờ người ta vẫn chưa thể lý giải thỏa đáng làm sao mà nhũng người “da nâu” có thể đến được quần đảo Hawaii, nằm ở tây bắc Thái Bình dương, làm thế nào những con thuyền “độc mộc” có thể vượt trùng dương hàng ngàn, hoặc hàng vạn dặm. Chắc chắc họ phải vô cùng dũng cảm và có một ý chí sắt thép!
Ngày ấy, ước tính cách đây khoảng 1,100 năm. Đến nay vẫn có hai giả thiết, dòng người di dân đến quần đảo một lần một hoặc có thể đến 2 hoặc 3 lượt, mỗi lượt cách nhau vài trăm năm. Đến những đảo hoang, tổ tiên của người Hawaii đã biết dựng lên những ngôi nhà bằng gỗ và lá những khá bề thế và vững chãi, xây dựng một cuộc sống “đậm đà bản sắc dân tộc”.
Để bay về Sydney, mình và gia đình mất 11 giờ từ Los Angeles đến điểm trung chuyển Fiji. Hóa ra 11 giờ không đến nỗi quá lâu vì tụi mình mất 8 giờ để ăn và ngủ, còn lại 3 giờ để nghe nhạc. Mình say sưa với những bản nhạc mang âm hưởng du dương theo nhịp sóng của hải đảo.
Trung tâm văn hóa Polynessia tại đảo Oahu là có những show trình diễn giới thiệu về văn hóa của người Hawaii và cả những đảo Thái Bình dương như Fiji, Samoa, Tahiti, Tonga... Mỗi vùng đều có những nét đặc trưng về âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, ẩm thực, kỹ thuật đi biển...hết sức đặc sắc.
Đa số các diễn viên là người “bản xứ xịn” của các quốc gia kể trên vì họ là sinh viên đang theo học tại Đại học Hawaii. Để cho giống hình ảnh truyền thống của người “đa đảo”, các em không trang điểm, không độn vú, đi chân không mà vẫn rất xinh đẹp!
Vừa rồi, mình tình cở độc một bài viết của một tác giả người Mỹ gốc Việt, theo đó có nhiều bằng chứng về ngôn ngữ, chủng tộc chỉ ra rằng người Hawaii và người Việt là “đồng bào” của nhau (link bài viết trong phần conment).
Khác với người Melanesia có nguồn gốc từ đảo Papua, người thổ dân Úc từ đảo Úc được coi là “da đen”, người hải đảo nước da sáng hơn có nguồn gốc từ Đông Á, cụ thể có chung nguồn gốc với người Việt cổ. Vì thế trong văn hóa đa đảo với văn hóa của chúng ta vẫn có chung những khái niệm về âm dương, chim cá, chung các câu chuyện ngụ ngôn. Theo ý kiến cá nhân, âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật nói chung của “bà con” đảo xa còn phát triển hơn người Việt chúng ta, vốn bị chèn ép bởi văn hóa từ phương Bắc.
Có một điều dễ thấy, người Hawaii và hải đảo có tầm vóc không cao nhưng đa số đậm người. Người ta giải thích rằng, trong cuộc sống biển cả thường xuyên vận lộn với sóng lớn, họ phải sử dụng nhiều sức mạnh thân thể nhiều nên khung xương phát triển.
Trước đây, thực phẩm chính ở các đảo chỉ là khoai môn và dừa, nhưng khi người phương Tây vào, mang theo gia súc nên khẩu phần trở nên có nhiều dinh dưỡng hơn. Có thể vì thế mà một tỉ lệ cao người hảo đảo bị béo phì.
Các diễn viên nghiệp dư trong trung tâm văn hóa Polynesia thường xuyên ra trò chuyện với du khách. Xét về gien di truyền ADN thì 80% người hảo đảo và người Đông Á của chúng ta giống nhau. Theo nào nét mặt rất gần gũi, thân thương!