Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

Lại một mùa nhặt lá ống bơ



Việt Nam chơi cha đế quốc Mỹ đến bao giờ?

 

Từ hôm qua đến nay, dân cư mạng được dịp bàn tán sôi nổi về một đoạn video với những ngôn ngữ hết sức ngạo nghễ như “mẹ nó, sợ gì...”.
Kinh ngạc ở đây là nó nằm trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang đầu tư và viện trợ ODA hàng chục tỉ đô hằng năm cho Việt Nam. Việt Nam suất siêu sang Mỹ hàng chục tỉ mỗi năm, bù lại thạng dư khổng lồ đó lại chuyển sang nhập siêu hàng chục tỉ khác với Trung Quốc.
Tiền của tư bản đế quốc thì dùng để mua vũ khí của Nga. Thời Covid, Mỹ vẫn cho không Việt Nam hàng chục triệu liều vaccine, bất kể trong quá khứ, Việt Cộng đã giết 58,000 lính Mỹ...Đi ăn mày nhưng vẫn đòi “rõ ràng, sòng phẳng”.
Đúng là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, Việt Nam đang chơi cha mà đế quốc Mỹ vẫn phải ngậm bò hòn làm ngọt?
Vấn đến ở đây là thế và lực về tương quan lực lượng. Con hổ giấy Mỹ không thể chiến với cả hai con gấu Nga và Trung Quốc cùng một lúc. Thời Obama hòa hoãn với Tàu để căng với Nga, đến Trump thì ngược lại, chiến tranh thương mại với Trung Quốc và làm ngơ Nga và nay với Biden, một chu kỳ mới khi không dám đụng đến Tàu mà chỉ chĩa mũi nhọn vào Nga.
Mặc dù Nga và Tàu từng có hiềm khích trong quá khứ, nay thì đã dựa vào nhau theo thế “ỷ giốc” để chống lại kẻ thù chung.
Còn với lũ độc tài tiểu yêu, Mỹ và đồng minh vẫn cần dầu lửa của Trung Đông nên chưa thể xử lý các thể chế độc tài ở đây, mặc dù đã “hốt” tạm Hussain và Gaddafi. Đối với chế độ Madoru ở Venezuela, Trump đã định dùng giải pháp quân sự nhưng khi Putin dọa can thiệp thì lại thôi, không dứt điểm được.
Cuộc đấu tranh giữa tự do và độc tài vẫn còn hết sức cam go, chưa mèo nào cắn mỉu nào cho đến khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ.
Điều có thể dễ nhận ra là Putin đã hớ nặng, đến mức những người cuồng Pu chỉ mong chiến tranh sớm chấm dứt. Có tin Nga chỉ muốn giữ nguyên trạng như trước chiến tranh, nghĩa lại vẫn còn nắm Crimea và Donbas, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Trong bóng đá, khi bạn dominate trận đấu, bạn vẫn cần hết sức kiên nhẫn để chờ cơ hội. Mỹ và phương Tây đã phải giăng bẫy rất lâu mới úp sọt được, dễ gì lại thả gấu về rừng. Đây là cơ hội vàng để bao vây cô lập và vô hiệu hóa một kẻ thù lớn của tự do dân chủ.
Mục tiêu của Mỹ và Phương Tây không gì khác là loại bỏ “KGB 70 tuổi”, đưa nước Nga về quỹ đạo và dòng chảy chung của văn minh và tiến bộ. Do đó Putin nên hiểu thực tế chỉ nên cố giữ cái đầu chứ đừng mong giữ đít, nghĩa là không thể giữ ghế mà làm sao bảo toàn mạng sống là mừng rồi.
Nhanh hơn dự tính, cuối năm nay Châu Âu sẽ thu xếp được vấn đề dầu khí để thực hiện việc cấm vận toàn diện với Nga, đó là lúc gọng kìm kinh tế siết chặt, cùng với gọng kìm về quân sự.
Chắc chắn mọi phương án sẽ được tính, kể cả một cuộc chiến hạt nhân. Thế giới hiện có 8 tỉ dân, nếu phải hy sinh 1-2% con số này đến phần còn lại được thỏa mãn khát vọng tự do thì cũng là một điều không quá tệ.
Khi chúng ta loại bỏ được chế độ độc tài hiếu chiến Putin, Trung Cộng sẽ trở nên thân cô thế cô, suy yếu và giãy chết. Đó chắc chắn sẽ mang đến một bước tiến lớn cho một cuộc sống dân chủ và nhân bản cho cả thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai cuộc sống nhiều khác biệt của cựu và tân vương Abu Dhabi

 

Hôm qua 13/5, Sheikh Khalifa bin Zayed, quốc vương Abu Dhabi kiêm Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã từ trần, thọ 73 tuổi. Thái tử Mohamed bin Zayed, 60 tuổi, em trai cùng cha khác mẹ của ông đã ngay lập tức lên ngôi vua Abu Dhabi, còn chức Tổng thống UAE, theo quy trình sẽ chậm sau vài ngày.
Theo phong tục Ả Rập, tên cha đệm cho con (bin nghĩa là con), và Sheikd Zayed là chính là cha già dân tộc (founding father) của UAE, người đã sáng lập ra nước UAE độc lập vào năm 1971.
Sheikh Zayed, sn 1918 có 18 con trai với khoảng 4-6 phụ nữ. Người vợ được coi là sủng ái nhất là người có nhiều con trai nhất, đó là Sheikha Fatima, sn 1943, vợ thứ ba của Sheikh Zayed và là mẹ của sáu người con trai.
Khalifa là con cả của vợ đầu, còn Mohamed là con cả của người vợ thứ ba, nhưng hai người lại đi theo hai chế độ giáo dục khác hẳn nhau. Khalifa sống trong nhung lụa từ nhỏ, hầu như không ra nước ngoài trong khi Mohamed lưu lạc ở nước ngoài từ rất sớm với một cái tên giả và sống một cách bình dân.
Năm 1966, Zayed lên ngôi vua Abu Dhabi sau khi anh trai ông bị ám sát. Trước đó, ông là tỉnh trưởng miền đông, do đó cả Khalifa và Mahamed đều sinh ra tại Al Ain, thủ phủ tỉnh.
Khalifa vừa tròn 18 tuổi đã được thay bố làm tỉnh trưởng miền đông. Khi 23 tuổi, UAE được thành lập, Khalifa mới 23 tuổi đã được cử giữ chức Thủ tướng.
Tuy nhiên, Khalifa được coi là có học vấn hạn chế, không được đánh giá cao về năng lực lại có vấn đề về sức khỏe. Dần dần ông bị đánh tụt xuống Phó Thủ tướng và không còn giữ nhiệm vụ trong Nội các, chỉ có chức danh Thái tử. Trong khi đó, Zayed đã bổ nhiệm các con trai khác của mình giữ các vị trí trọng yếu trong Chính phủ như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, An ninh, Tài chính, ngoại trừ chức Thủ tướng nay được dành cho Quốc vương Dubai, như một cách thắt chặt đoàn kết trong các tiểu vương quốc.
Về phần cậu bé Mohamed đã phải sống cuộc sống tự lập, phải dấu tung tích hoàng gia không được ưu đãi gì ở nhiều quốc gia khác nhau trong thời gian tiểu học và trung học. Thậm chí có lúc anh còn đi làm bồi bàn trong một nhà hàng.
Năm 18 tuổi, Mohamed sang Anh quốc để học trường quân sự Sandhurst. Theo truyền thống, các nhân vật “nguồn kế cận” của hoàng gia sẽ theo học quân sự. Về nước, ông phục vụ trong quân ngũ.
Đến cuối năm 2003, Mohamed bất ngờ được vua cha phong làm phó Thái tử. Có lẽ lúc đó Zayed biết mình sắp đi gặp Thánh Allah và quả nhiên, 2004 ông “đi” thật. Khalifa lên ngôi vua và Mohamed chính thức trở thành Thái tử.
Khalifa bị đột quỵ cách đây 8 năm và từ đó ít xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên những người thạo tin cho rằng quyền lực và uy tín của ông đã bị mai một từ lâu, thậm chí từ trước khi lên ngôi.
Mọi người kể lại năm 2005, bà Rice sang thăm UAE mà Khalifa không tiếp như thông lệ các nguyên thủ đều tiếp Ngoại trưởng Mỹ. Một chuyện tương tự vào năm 2003, Thủ tướng Phan Văn Khải quá cảnh Dubai, đề nghị gặp Thủ tướng UAE lúc đó là Kheikh Maktoum, nhưng bị từ chối.
Đằng sau hậu trường, người có thực quyền là Thái tử Mohamed bin Rashid (nay là vua Dubai kiêm Thủ tướng UAE), Maktoum chỉ là hư danh nên tránh không tiếp xúc đối ngoại mà chỉ tham dự các sự kiện mang tính tôn giáo trong nước.
UAE là quốc gia non trẻ đã và đang phát triển nhanh chóng. Hai Mohamed (bin Zayed và bin Rashed) với cương vị Tổng thống và Thủ tướng UAE đều là những người năng động có tính cách mạnh mẽ.
UAE đặc biệt yêu thích bóng đá, Sheikh Mansour bin Zayed, full brother của Sheikh Mohamed là chủ nhân của đội bóng Manchester city, gần như chắc chắn sẽ vô định Anh Quốc năm nay. Đội tuyển quốc gia UAE sẽ đấu trận play off với Úc vào tháng tới để giành quyền đi dự World cup Qatar 2022.

Bầu cử Úc: chào mừng Thủ tướng thứ 31

 

Tối qua, cuộc tranh luận giữa hai vị thủ lĩnh hai phe ScoMo và Albo đã diễn ra lần thứ ba cũng là lần cuối cùng trước ngày bầu cử 10 ngày trên đài truyền hình số 7. Đài 7 đã lấy ý kiến thăm dò của các đơn vị ngang ngửa cho thấy 50% cho rằng Albanese thắng, 36% cho Morrison và 16% chưa quyết định.
Báo chí Úc hôm nay cũng đồng loạt đưa ra các dự đoán về triển vọng thắng cử sáng sủa của phe Lao động.
Vậy đã đến lúc chào mừng Thủ tướng Albanese (nghe chưa quen tai), thủ tướng thứ 31 của nước Úc?
Nếu điều này xảy ra thì cái kết nào dành cho Morrison. Ngày mai 12/5 ScoMo sẽ sinh nhật lần thứ 54. Ở tuổi này mà phải về hưu thì hơi sớm.
Trong quá khứ nhiều vị thủ tướng về hưu ở tuổi trẻ hơn ScoMo như Keating (53 tuổi), Gillard (52 tuổi), một số vị chưa thể coi là già như Rudd (56), Abbott (58), Turnbull (64).
Theo truyền thống (văn minh) của Úc, thủ tướng đương nhiệm thất cử sẽ phải từ chức thủ lãnh đảng cầm quyền và cũng thông lệ họ về hưu luôn vì ở lại sẽ gây khó xử cho người kế nhiệm.
Hơn nữa, về danh dự, họ cũng không muốn cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của một đàn em cũ. Vậy phải pháp tối ưu là từ giã chính trường.
Về phần Albo, ông sinh ra trong một gia đình có cha là người Ý, mẹ là người Ai len. Cha mẹ ly dị và ông sống một tuổi thơ thiếu thốn tình cảm lẫn vật chất.
Cậu bé Anthony theo học trường đạo Mary’s Cathedral, lớn lên theo học Đại học Sydney về kinh tế học và gia nhập đảng Lao động từ thời sinh viên.
Năm 1996, đảng Lao động mất chính quyền nhưng lại là năm lần đầu tiên Albanese trúng cử, bắt đầu bước chân vào chính trường.
Năm 2001, ở tuổi 38, Albanese lên hàng ghế trước, trở thành bộ trưởng đối lập. Khi cô phó Gillard lật đổ Thủ tướng Rudd, Albo vẫn đứng về phía Rudd. Năm 2013, Rudd trở lại tư cách Thủ lãnh đảng đồng thời là thủ tướng, Albo được “thưởng công” bằng chức phó thủ lãnh đảng kiêm Phó Thủ tướng.
Nhưng rồi Rudd (tập 2) nhanh chóng kết thúc, Albo không được đôn lên làm lãnh tụmà thua Shorten, một kẻ “faceless”, tiếng Việt hiểu là “đòn sóc hai đầu”, đánh đu giữa hai phe Rudd và Gillard.
Nếu như cuộc đấu đá trong nội bộ đảng Lao động làm đảng suy yếu và dâng chính quyền cho phe Liên đảng thì bên kia lại là cuộc đụng độ nảy lửa giữa Abbott và Turnbull. Tuy nhiên Shorten đã không tận dụng được điều này dẫn đến việc cầm quyền của Morrison trong 4 năm qua.
Một sai lầm lớn của Shorten là đưa ra ý tướng loại bỏ negative gearing, tức nhà đầu tư nhà đất không được khấu trừ khoản lỗ vào lợi tức. Đây là một cải cách lớn đối với Úc những thật ra Mỹ và Châu Âu đã áp dụng từ lâu, làm giá nhà đất giá bình ổn chứ không bong bóng như Úc.
Có điều Shorten không lường được một quy luật giá nhà đất thường rớt vào mỗi kỳ bầu cử, do đó bỏ negative gearing bị “việt vị”, một điều không cần thiết. Câu hỏi đặt ra là đảng Lao động còn theo đuổi ý tưởng này không, khi mà Shorten vẫn là một đảng viên cao cấp và sẽ giữ một trọng trách lớn nếu Lao động thắng cử.
Điều có thể dự đoán, sau bầu cử và sau khi luồng di dân quay trở lại, thị trường nhà đất sẽ hồi phục.
Trong các cuộc tranh luận tay đôi, có thể thấy ScoMo có khả năng nói năng hùng hồn, lưu loát hơn, nhưng Albo đã tỏ ra là một chính khách già giơ chỉ cười, với ngụ ý không tin những điều ScoMo nói. Vì thế Albo đã ăn điểm thật thà, đáng tin cậy hơn.
Không cần ồn ào, Albo đã đánh trúng tâm lý đông đảo dân chúng vào thời điểm hiện nay là vật giá lên cao với những nỗi lo lắng về kinh tế hậu Covid. “Cost of living” đã trở thành đề tài nổi bật nhất trong cuộc tranh cử lần này.
Chiến dịch bầu cử cũng là thời gian uy tín Albo ngày càng lên cao và nếu không có chuyện “ngựa về ngược” vào giờ chót thì ông và cô bạn gái mới Jodie sẽ tiến vào cư ngụ tại ngôi nhà The Lodge dành cho Thủ tướng Úc ở Canbera.
Một vấn đề mà cử tri chưa hiểu rõ là chính sách đối ngoại đảng lao động cũng như thế giới quan của Albanese, dẫn đến nghi ngại rằng Albo sẽ ít chống Trung Cộng hơn so với ScoMo?

Premier League: Những trận đấu quyết định

 

Giải ngoại hạng Anh đang ở vào những vòng đấu cuối cùng. Xem ra mọi việc vẫn còn rối như tơ vò, mục tiêu của các đội vẫn chưa được coi là chưa ngã ngũ và còn ở phía trước.
Trong cuộc đua vô địch, đó là tình trạng neck to neck giữa Man city và Liverpool với 83 điểm so với 82, đội Liverpool ít hơn 1 điểm thì lại lợi thế 1 bàn thắng chênh lệch. Với sự vượt trội hiện nay, Man city và Liverpool có thể thắng ít nhất 3 trong 4 trận còn lại của mỗi đội. Như vậy chức vô địch năm nay sẽ rơi vào khoảng 92-93 điểm.
Đêm nay, Man city sẽ đụng Newcatsle sau một trận đụng độ khốc liệt với Real Madrid mà họ đã bị loại theo một kịch bản điên rồ nhất. Vì được nghỉ thêm một ngày, Man city không gặp khó về thể lực nhưng nỗi thất vọng tâm lý còn đáng sợ hơn.
Bên phía Newscatle, sau khi đổi chủ, Chích chòe đã khởi sắc, thắng 4 trong năm trận gần nhất, tương tự như đối thủ Man city là đội đang chạy đua vô địch. Tuy nhiên, cửa thắng của Man city vẫn cao hơn.
Liverpool cũng gặp một chướng ngại vật lớn nhất trong 4 trận cuối ngay vòng đấu đêm nay, đó là Tottenham, đội đang đứng hạng 5, đang quyết liệt trong cuộc đua top 4. Nhưng đối đầu với Lữ đoàn đỏ trên sân của họ, một trận hòa là mong muốn thực tế nhưng vẫn còn hơi khó.
Chelsea thua 2 trong số 4 trận gần nhất nên đã bị loại hoàn toàn khỏi vị trí ứng viên vô địch, nếu thua 2 trong 4 trận cuối thì thậm chí còn có thể văng khỏi top 4.
Tuy nhiên, việc chuyển chủ từ Abramovich sang nhóm 3 tỉ phú đã được chính thức công bố, hy vọng các cầu thủ sẽ bớt hoang mang mà tập trung cho những trận đấu nước rút quyết định.
Đêm nay, đội bóng áo lam cũng gặp một đối thủ cứng cựa là Wolves, Bầy sói chơi khá tệ mất trận gần đây và rất cần một trận đấu quật cường để thay đổi số phận và kiếm vé dự Europa mùa bóng tới.
Dự đoán: Chelsea thắng nhẹ.
Mặc dù đang tạm xết thứ 4 và hơn Tottenham 2 điểm những xem ra vị trí của Arsenal vẫn chưa được vững vàng vì cả 4 trận sắp tới đều không dễ dàng, đội phải gặp 2 đội đang quyết định cuộc đua trụ hạng là Leeds và Everton, đến sân khách gặp Newscatle và gặp đối thủ trực tiếp Tottenham trên sân đối phương.
Giả định Arsenal vượt qua Leeds đêm mai, Tottenham mất điểm trước Liverpool thì Arsenal dù có thua Tottenham vẫn tạm xếp trên người hàng xóm truyền kiếp. Hai đội sẽ phận định thứ hạng trong hai loạt trận cuối.
Các trận khác trong vòng đấu này:
Brentford – Southamton: hai đội cùng 40 điểm, số điểm vừa đủ an toàn theo số thống kê, hiện xếp hạng 14 và 15. Chủ nhà chút lợi thế nhưng khả năng cao là huề.
Brighton – Man utd: Man utd thắng trận trước nhưng quá muộn, họ đã hết cửa top 4 trên thực tế. Khả năng hòa.
Leicester – Everton: Leicester không còn cửa tranh suất Europa, còn Everton khát điểm để trụ hạng. Dự đoán Everton thắng.
Burnley – Anston Villa: sau khi thay tướng Gerard, Anston gần như đã đủ điểm trụ hạng, trong khi Burnley vươn lên mạnh mẽ, tạm thoát khỏi nhóm đèn đỏ nhưng chỉ hơn Leeds ở chỉ số phụ và hơn Everton 2 điểm nhưng lại nhiều hơn 1 trận. Dự đoán huề.
Crystal – Watford: chủ nhà thắng
Norwich – Westham: chủ nhà thua
Trong 3 đội mới lên hạng, ngoại trừ Brentford thì Norwich và Watford đã có thể coi là xuống hạng, mặc dù về toán học thì còn chút hy vọng không tưởng. Suất còn lại là nội bộ của ba đội Burney, Leeds và Everton.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

 

Làm giàu: Nên hay Không?

 


(cảm nghĩ sau khi đọc tâm thư của doanh nhân Thanh Nhàn)
Nếu bảo nên làm giàu thì quý bạn sẽ bảo cha này rảnh quá, không có việc gì hay sao mà toàn nói ra cái người ta đã biết từ lâu. Bảo không thì lại thành ra đồ ngu si, không biết gì cả.
Vậy thì mình nói vừa nên vừa không nên, tùy thuộc từng người.
Nên làm giàu nếu làm được như Elon Musk, sáng tạo phát minh ra những sản phẩm có ích cho đời, mang lại sự tiến bộ cho nhân loại.
Không nên là khi chăn voi lùa gà, chẳng được cái gì mà còn tạo ra bất công xã hội, gây thiệt hại cho một tầng lớp dân chúng.
Đối với mình, tất cả những nghề “cao cấp” như chính trị gia, luật sư, bác sĩ, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thể thao...đều không bằng doanh nhân. Doanh nhân là người nuôi sống cả xã hội, họ có hai sứ mệnh lớn. Doanh nhân trực tiếp trả lương đội ngũ nhân viên và cung cấp tất cả hàng hóa dịch vụ mà mọi người cần đến.
“Chăn voi” có thể hiểu là “lobby” một hoạt động thường xuyên khi giới tài phiệt tác động vào chính sách chính phủ. “Lùa gà” nhằm thổi giá chứng khoán hay nhà đất, tạo ra lợi nhuận cũng là điều các doanh gia nhắm đến.
Các khác nhau là ở các nước dân chủ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, có giám sát tam quyền phân lập, còn ở xứ luật rừng thì cái đúng cái sai khó lường, hôm nay tốt ngày mai lại thành xấu.
Cựu phó thủ tướng Đoàn Duy Thành đã từng viết Hồi ký “Làm người là khó”, có lẽ làm doanh nhân còn khó hơn.
Ăn tiêu hết bao nhiêu đâu mà phải làm những chuyện liều lĩnh để rồi “nhập kho”? Người ngoài cuộc có thể dễ dàng nói như vậy nhưng khi đang say máu trong cuộc canh tranh thương trường “the winner takes all”, bạn không bao giờ muốn trở thành kẻ thua cuộc.
Con gái mình có lần tâm sự: sau này con muốn thành công, có nhiều tiền để làm từ thiện. Đây không phải ước mơ viển vông của một cô bé tuổi teen, nó đã là thực tế khi rất nhiều tỉ phú nguyện hiến hết tài sản của mình cho từ thiện.
Mọi người thắc mắc, trong tâm thư doanh nhân Thanh Nhàn kể công nhiều quá. Quả thật không nói sẽ thành “áo gấm đi đêm”, nhiều người vẫn chưa hề biết những việc làm tốt đẹp của các doanh nhân.
Nhiều người đã và đang được hưởng những thành quả tốt đẹp, còn khi có chuyện, chỉ doanh nhân phải chịu. Nhân tài được trọng dụng, trở thành tấm gương thành công cho giới trẻ, khi ông chủ bà chủ gặp nạn thì họ đi tìm bến đỗ mới với những ưu đãi không kém.
Những được nghe kể về một số nhóm đại gia Tàu và Việt, họ mua nhà thành chòm xóm sống với nhau bên trời Âu Mỹ. Do không biết tiếng Anh để hòa nhập với xã hội và quê hương mới, họ chỉ loanh quanh lẩn quẩn với nhau, ăn nhậu và đánh bài y như đám cung nữ và thái giám hồi xưa.
Gọi là bác chứ họ chưa già, đang ở độ tuổi chín về trí tuệ, ở trong nước thì nhiều bác cảm thấy không an toàn, vì nếu bị sờ đến là có tội, tránh đi cho khuất mắt thì không việc gì.
Mình mà có nhiều tiền và thời gian như “các bác” ấy mình sẽ chơi kiểu khác, bên Úc thôi đã có quá nhiều chỗ vui chơi chứ sống như thế thì quả là nhàm chán. Cũng có thể các bác ấy chẳng thiết, có người đã tính quy y cửa Phật, hoặc tu tại gia.
Dường như các bác đại gia chẳng biết sẽ làm gì nữa, không biết cuộc đời đưa đẩy đến đâu trên đất khách quê người, cũng chưa đủ giác ngộ để đi hiến tài sản, mà dưới con mắt của những người xung quanh, ai cũng thèm muốn lắm tiền như họ.

Bầu cử Úc: Hiệp đấu ScoMo – Albo

 

Cuộc bầu cử kỳ này được công bố trước 42 ngày giữa hai đối thủ S. Morrison và Albanese, được quy ước thành ScoMo và Albo. Nếu bỏ hôm qua và hôm nay là hai ngày nghỉ cuối tuần thì chiến dịch tranh cử đã trải qua 20 ngày và sẽ còn 20 ngày nữa. Nói theo ngôn ngữ bóng đá, Hiệp 1 đã kết thúc và bóng chuẩn bị lăn trong hiệp 2.
Khi coi đá banh, nếu chỉ chăm chăm ai thắng ai thua thì chưa phải là người rành về bộ môn bóng tròn. Quý vị theo dõi cuộc đấu trí giữa hai ông bầu, màn trình diễn kỹ năng, cái nhanh cái mạnh của dàn cầu thủ mới thực sự thú vị.
Nếu đọc tiểu thuyết mà chỉ xem nhân vật chính có chết hay không, đôi tình nhân đó có lấy được nhau không thì đó chưa phải người biết thưởng thức vẻ đẹp của văn chương. Trong nghề chơi cũng lắm công phu, về đích chưa phải là đỉnh cao mà nhởn nhơ trên đường mới là nghệ thuật.
Bởi vậy, quý vị đừng hỏi ai sẽ thắng giữa ScoMo với Albo mà chúng ta nên xem diễn biến của cuộc đấu giữa hai phe.
Theo thiển nghĩ hiệp 1 trôi qua khi ScoMo và Albo mỗi người dính 2 chưởng. Đầu tiên, Albo đã hớ nặng khi nói mức thất nghiệp của Úc là 5.4%, trong khi số đúng 4%. Ông nhanh chóng nhận lỗi và nói rằng đó là human error. Còn phe Liên đảng đã tranh thủ giáng cho phe Lao động đòn chí mạng, rằng Albo không am hiểu gì hết và không có kế hoạch về kinh tế.
Cũng trong lĩnh vực kinh tế, một tin rất xấu làm tổn hại nặng đến uy tín chính phủ khi số liệu lạm phát được công bố lên đến 5.1%, cao nhất trong 20 năm qua. ScoMo chống chế rằng lạm phát của Úc còn thấp hơn New Zealand, Anh, Mỹ và nhiều nước châu Âu. Còn đối lập đã tranh thủ tấn công rằng, trong 9 năm cầm quyền của Tự do – Quốc gia, tình hình ngày càng xấu đi và làm đời sống của người dân ngày càng nặng gánh bởi chi phí đắt đỏ.
Tiếp theo, khi chưa kịp mừng sau buổi tranh luận trực tiếp trên truyền hình đầu tiên có phần trên cơ, Albo dính Covid, phải cách ly trong 7 ngày. Mọi người còn nhớ Trump đã bị Covid, phải tạm ngưng tranh cử và cuối cùng thất cử.
Cũng đỡ, trong thời gian này, một quả bom không hẹn đã nổ ra, đó là Thỏa thuận an ninh Trung Quốc – Solomon. Với biến cố này, Thái bình dương không còn lặng sóng khi nanh vuốt Tàu cộng đã xâm nhập “gia đình Pacific”, đe dọa lâu dài và nghiêm trọng đến sự bình an của nước Úc cũng như các nước Châu Đại dương.
Phe đối lập đã coi đây là một thảm họa về chính sách đối ngoại của chính phủ. Mọi người đều biết chính quyền ScoMo luôn tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc và đầy là đòn thù khi họ tung tin tức với Solomon vào đúng thời gian bầu cử, rõ ràng với mục đích triệt hạ uy tính chính phủ đương nhiệm.
Tạm thời tỉ số hai bên đang là 2 – 2 cân bằng với nhiều diễn biến hấp dẫn đang ở phía trước.
Cuộc bầu cử này như thường lệ sẽ bầu lại toàn bộ Hạ viện và Thượng viện tuy nhiên chỉ có các Dân biểu (tức Hạ nghị sĩ) mới quyết định chiếc ghế Thủ tướng. Phe nào có đông dân biểu hơn trong số 151 ghế Hạ viện thì Thủ lĩnh của phe đó sẽ làm Thủ tướng.
Trên thực tế, uy tín cá nhân của hai vị lãnh đạo có vai trò quyết định đến kết quả bầu cử. Là Thủ tướng đương nhiệm Scomo được nhiều người biết đến, có vợ và hai con gái, ông từng là học sinh trường tuyển Sydney Boys, từng làm việc ở nước ngoài.
Còn Albo cũng là người Sydney, khi chưa ly dị năm 2019 ông sống với vợ cũ, nguyên Phó Thủ hiến NSW ở Marrickville, một khu đông người Việt. Nay thì ông đã có đào mới 44 tuổi, trẻ hơn ông 15 tuổi.

Mùa Ramadan: Người Việt ở khu vực đại Trung Đông



Rất có thể những điều mình viết ra đây không theo kịp thời cuộc khi mà mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng.
Ngược dòng thời gian, vào đầu những năm 2000x, lúc đó ở Trung Đông có hai nhóm người Việt chủ yếu, một ở Lebanon khoảng trên 800 và nhóm Dubai khoảng 200 em.
Trước đó, vào thập niên 1980x, có phong trào đi chuyên gia Algieria, một nước thuộc đại Trung Đông của các bác sĩ Việt Nam biết tiếng Pháp, một số người còn ở lại đó đến tận bây giờ. Sau đó ít lâu, vài chục ngàn công nhân xây dựng sang Iraq, họ đã về nước vào Chiến tranh vùng vịnh lần 1, năm 1991.
Trong thời gian dài ở Trung Đông, mình vẫn có một điều nuối tiếc là chưa bao giờ đến Lebanon, một cái nôi văn minh trong vùng cách đây khoảng trăm năm, theo đó thủ đô Beirut lộng lẫy được ví như Paris. Theo lời kể, nhóm người Việt sang Lebenon để làm osin giúp việc gia đình.
Không giống các nước Hồi giáo khắt khe, khoảng một nửa dân số Lebanon theo Thiên chúa giáo nên họ khá cởi mở. Vào cuối tuần, các bạn ấy được nghỉ việc và ra ngoài đi chơi. Về nam giới người Việt, lúc đó chỉ có ba anh già tội nghiệp, đã ngoài 50 rồi mà phải phụ trách các em hơi đông, đúng là “chuột sa chĩnh gạo”.
Mình ở Dubai nhưng các em gái làm việc tại Jabel Ali là một khu công nghiệp cách đó 45 cây số. Đàn ông độc thân mà ở một mình trong căn hộ 4 phòng ngủ cũng khá nguy hiểm nếu các bạn Jabel Ali đi chơi thành phố vào cuối tuần và đến ngủ nhờ.
Mỗi số phận người Việt xa xứ là một câu chuyện ly kỳ có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Mình đi Qatar, Bahrainh, Oman, Saudi, Sudan...đi đến đâu cũng gặp người Việt, khi chưa có phong trào xuất khẩu lao động thì mỗi nước cũng có dăm ba người.
- Chị là “ngụy”. Hồi giải phóng chị còn là một thiếu nữ 17-18. Lý lịch xấu quá, tài sản mất hết, cha đi “học tập” còn mấy mẹ con thì đi lên cao nguyên xây dựng vùng kinh tế mới.
"Ngụy"! Không hiểu nổi, người Việt lại có thể nghĩ ra được những từ ngữ đau đớn nhất và đểu cáng nhất để gán cho nhau!
Đến khi vượt biên trót lọt, không bị hải tặc, bão tố thì lại phải sống trong trại tỵ nạn bẩy năm. Sang Mỹ đã ngoài 30, chị lấy chồng, không có con và rồi hôn nhân tan vỡ.
Khi một người không còn gia đình, người đó sẽ có xu hướng tìm một nơi thật xa để đi, để thay đổi môi trường, đúng ra là trốn tránh thực tại và tìm chỗ trú ẩn. May chị kiếm được việc làm ở Oman và làm việc tại đây đã được 15 năm.
Đàn ông Ả Rập rất nhiều nhưng không hợp văn hóa. Mà cái giống đực ở đây rất kỳ, chúng nó chỉ thích gái trẻ, còn chị đã gần 50 rồi.
Nếu bạn muốn ăn ngon, đúng ra là ăn đúng khẩu vị thì bạn có thể đến Tel Aviv, ở đây có đến 5 cái nhà hàng Việt. Cộng đồng người Việt ở đây có nguồn gốc từ những thuyền nhân vượt biên. Chính phủ Israel nhận 300 người tỵ nạn, độ mươi năm sau, số người Việt tại nước này không tăng mà còn giảm đi vì nhiều người đi tái định cư tại Châu Âu và Mỹ.
Cộng đồng Việt có nguồn gốc “xuất khẩu lao động” phát triển mạnh vào những năm 2000 trở đi, nay lên đến hàng chục ngàn người, nằm trong hàng trăm sắc dân khắp trên thế giới đến mảnh đất nóng như lửa đổ lập nghiệp, tha hương cầu thực. Thực tế là người Việt nằm trong nhóm ít thành công về thu nhập, vị trí việc làm do yếu về tiếng Anh và kỹ năng nghề nghiệp.
Công việc người Việt phải làm là những việc lương thấp, nặng nhọc, bẩn thỉu, it người leo lên được các vị trí quản lý. Nhìn sang người Việt ở Âu Mỹ Úc, cũng phải sang thế hệ thứ hai, những người sinh ra và lớn lên và được đào tạo trong môi trường quê hương mới thì mới có thể sánh ngang với mọi người về trình độ.
Người Việt đi đến đâu cũng phải đàn đúm ăn nhậu mới vui. Ở Trung Đông, rượu lậu nhiều và rẻ những anh em ta vẫn không có tiền mà phải tự nấu lấy “quốc lủi” cũng ngon. Mình đã lỡ uống kha khá rồi, nhưng sau mới biết cách nấu thủ công, không được chắt lọc tốt như vậy rất có hại cho sức khỏe.
Rồi cũng phải lập hội hè nữa. Điều kỳ lạ chỉ có “hội me Tây” của chị em ta lấy chồng Tây mà không có hội “me Ả Rập” có lẽ vì ít người lấy người Ả Rập, hơn nữa chồng Ả cũng không dễ cho vợ ra ngoài giao du thoải mái như chồng Tây.
Về sau nam giới Việt sang Trung Đông nhiều hơn nữ gấp bội, mặc dù các anh sang bển rất khổ, không có tiền, lại còn cờ bạc sát phạt nhau, không như các bạn gái, nhiều người kiếm được. Kiếm bằng cách nào ư, thôi, để mọi người tự tìm hiểu thì thú vị hơn, chứ mình xin dừng, hẹn mùa Ramadan sang năm kể tiếp.
Ảnh: một góc osin

Đông Timor: Hai ông già gân trở lại chính trường

 

Jose Ramos-Horta, sn 1949, người từng được giải Nobel hòa bình đã một lần nữa trở thành Tổng thống tiểu quốc Timor Leste sau khi đánh bại tổng thống đương nhiệm F. Guterres. Jose Ramos-Horta cũng từng là tổng thống của nước này trong nhiệm kỳ 2007-2012, thời gian ông bị bắn trọng thương trong một vụ mưu sát.
Cùng với Xanana Gusmao, sn 1946, người từng bị Indonesia kết án tù chung thân, vị tổng thống đầu tiên của nước Đông Timor độc lập (2002-2007) thì đây là thì đây là hai “ông già gân” nổi bật trên chính trường nước này vài chục năm qua.
Timor Leste thường được gọi là Đông Timor chỉ có diện tích 15,000km2 với dân số vỏn vẹn 1.35 triệu, vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha.
Mặc dù chỉ có diện tích và dân số nhỏ bé nhưng thành phần sắc tộc của Đông Timor khá phức tạp. Người bản xứ Malanesia (cùng chủng tộc với người Papua Newguinea) và Polynesia (đông nhất là nhóm người Maori của New Zealand) chủ yếu sống ở phần đông của đảo. Về sau, đó là sự di cư của người Tàu, người Indonesia và người lai với Bồ Đào Nha.
Sau cách mạng Hoa cẩm chướng năm 1974, Bồ Đào Nha bãi bỏ chế độ độc tài và bắt đầu trao trả độc lập cho một loạt thuộc địa cũ như Angola, Mozambique, Macao và Đông Timor.
Sau khi người Bồ rút đi, đảng Fretilin, một đảng Mao ít đã tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa Nhân dân Đông Timor” theo khuynh hướng XHCN vào ngày 28/11/1975.
Chỉ sau đó 9 ngày, quân đội Indonesia dưới chế độ độc tài của tổng thống Suharto đã tiến quân vào giải phóng Đông Timor. Với chiêu bài tiễu trừ cộng sản trong bối cảnh Việt Nam cộng hòa vừa mới thất thủ, ban đầu Indonesia được quốc tế đồng tình. Tuy nhiên khi tháng 7/1976, Indonesia đã sáp nhập Đông Timor thành tỉnh thứ 27 của nước này thì một phong trào kháng chiến trường kỳ đòi độc lập cho nửa hòn đảo Timor đã dành được sự ủng hộ rộng rãi của các nước.
Cuộc đấu tranh giành độc lập chỉ đạt kết quả khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, tổng thống mới Habibia đồng ý rút quân Indonesia vào năm 1999, mở đường cho đội quân giữ gìn hòa bình quốc tế do Úc dẫn đầu tiến vào.
Gusmao và Hosta là hai nhà lãnh đạo chính của phong trào kháng chiến kéo dài gần ba thập kỷ. Mặc dù theo các tổ chức và trường phái chính trị khác nhau nhưng hai ông đã gạt bỏ cái tôi để sát cánh với nhau cho mục đích chung của đất nước nhỏ bé mà hai ông yêu quý.
Nhìn sang Việt Nam, nếu các nhân vật tượng trưng cho khách khuynh hướng chính trị khác nhau như Bảo Đại, Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm có thể hợp tác với nhau thì Việt Nam không cần đến chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân 1975.
Theo định nghĩa của tổng thống Ukraine Zelensky “chiến thắng là cứu sống được nhiều mạng người” thì chắc chỉ có Liên Xô hay Trung Quốc chiến thắng chứ dân tộc Việt, tổ quốc Việt Nam đã thua thảm thương với hàng triệu người chết vì chiến tranh!
Đông Timor theo chế độ “bán tổng thống” giống như Bồ Đào Nha, theo đó tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, còn Thủ tướng là người đứng đầu đảng phái chiếm đa số trong Quốc hội. Như vậy, Thủ tướng có nhiều quyền lực hơn Tổng thống.
Nói một cách lý tưởng, cách lãnh tụ đấu tranh giải phóng, họ anh dũng và bất khuất, có sức thu hút quần chúng nhưng chỉ nên giữ chức vụ một hoặc hai nhiệm kỳ. Sau đó, người dân chọn lựa các nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn, được học hành, đào tạo bài bản, hội đủ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn cho việc quản trị đất nước.
Sau khi làm tổng thống một nhiệm kỳ, Gusmao đã nhường bước cho Hosta để chuyển sang nhận chức Thủ tướng vào thời gian 2007-2015. Theo giới thạo tin, với việc trở lại chính trường, Hosta sẽ cho giải tán để bầu lại quốc hội và quốc hội sẽ bầu Thủ tướng mới. Với tầm ảnh hưởng cá nhân và đảng CNRT hiện là đảng của lớn nhất trong quốc hội, gần như chắn chắn sẽ đưa Gusmao trở lại ghế Thủ tướng.
Nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á, Đông Timor nộp đơn xin ra nhập ASEAN kể từ khi giành độc lập, giống như Brunei vào năm 1984. Nước này được chấp nhận ngay tư cách thành viên còn Đông Timor thì đến nay vẫn chỉ là “Quan sát viên”, cùng với Papua Newguinea. Phải chăng Indonesia, nước lớn nhất trong ASEAN và là nơi đặt trụ sở của tổ chức này không muốn “tỉnh thứ 27” trước đây ngang hàng với mình?
Đằng sau sự kiện “trùng lặp” của việc hai ông già gân trở lại chính trường vẫn còn là ẩn số. Được biết, hai ông già có quan điểm khá “mềm dẻo” với Bắc Kinh. Với việc trở lại quyền lực, chưa biết chừng Đông Timor sẽ có bước đi gần gũi hơn với Trung Cộng giống như vừa xảy ra với đảo quốc Solomon.

Đại sảnh danh vọng Premier League 2022 thêm 8 cầu thủ

 


Trong 8 cầu thủ này, có 3 cầu thủ mới giải nghệ năm rồi, đó là Roodney, Kompany và Aguero, còn 5 cầu thủ đã “trượt” trong kỳ bầu chọn năm ngoái, năm nay trúng đó là Vieira, Wright, Schmeichel, Scholes và Drogba.
Cùng với danh sách 8 cầu thủ của 2021, đến nay đại sảnh danh vọng Ngoại hạng Anh có tất cả 16 cầu thủ. Trong đó chỉ có 1 thủ môn, 1 hậu vệ, còn lại đến 14 cầu thủ chơi ở các vị trí tiền vệ và tiền đạo, do đó có thể coi các cầu thủ trên tuyến đầu tấn công được đánh giá cao hơn.
Có tới 6 đại diện từ Manchester United (Cantona, Beckham, Keane, Schmeichel, Rooney, Scholes) và 4 người của Arsenal (Wright, Berckamp, Vieira, Henry). Điều này làm mọt người gợi nhớ đến cuộc đua song mã hào hùng dưới thời hai ông già gân Ferguson và Wenger. Lúc này còn một cầu thủ nổi tiếng khác là Ronaldo, nhưng do anh này chưa giải nghệ nên chưa thể vào trong đại sảnh.
Sau đó, cuộc đua đỉnh cao chủ yếu là cuộc đọ sức giữa Chelsea và Man city, mỗi đội có 2 cầu thủ góp mặt.
Mọi người đều biết cuộc đua trong mấy năm qua chủ yếu của Liverpool và Man city. Vài năm tới, các cầu thủ đương thời như Salah, Mane, De Bruyne, Sterling sẽ được góp mặt với các đàn anh huyền thoại.

Mary Wade - Một người mẹ phi thường của nước Úc

 

(viết nhân mùa bầu cử 2022)
Mary Wade một trong những người mẹ đi dân đầu tiên sinh con trên vùng đất mới mà ngày nay gọi là Úc đại lợi (Commonwealth of Australia).
Ban đầu người ta cho rằng cô bé đi theo diện tù nhân tới Úc từ năm 11 tuổi, nhưng về sau các nhà sử học xác định Mary Wade sinh ngày 17/12/1775 tại Anh Quốc, đến Úc ngày 3/6/1790. Đó là chuyến tàu thứ 2 chở tù nhân đi định cư tại Úc, do bị lạc đường nên đi mất 11 tháng mới đến nơi. Khoảng năm chục người đã chết dọc đường đi, xác bị ném xuống biển, trong khi nhiều người khác đi đến nơi, lên bờ cũng qua đời.
Mary bị khép tội ăn cắp, đáng lẽ bị treo cổ nhưng rồi chỉ bị giam 93 ngày rồi lên tàu đi biệt xứ vào lúc mới có 13 tuổi, là người trẻ nhất trong chuyến tàu.
Người ta cho rằng bà sinh ra và nuôi nấng được tổng cộng 21 người con với 3 người đàn ông khác nhau, không kể những đứa bị chết non. Khi mất đúng vào ngày sinh 84 tuổi (năm 1859), gia đình bà đã có 5 thế hệ cháu chắt, tổng cộng 300 người.
Mới đến Úc, Mary Wade không được vào vùng đất Sydney bây giờ như đa số mọi người mà phải đi sang đảo Norfolk. Ở đó Mary sinh được 3 người con vào các năm 1793, cùng năm 1795 sinh 2 đứa những chỉ nuôi được một.
Do điều kiện sống trên đảo Norfolk không đảm bảo, mọi người đều trở được đưa vào đất liền. Mary sinh thêm 2 người con với Teague Harrigan trước khi ông này đi ra đảo Tasmania và không quay về.
Từ 1809, Mary sống với Janathan Brooker ở gần sông Hawkesbury, thuộc NSW. Tháng 2/1811 và tháng 9/1812, Janathan Brooker và Mary Wade lần lượt chính thức được nhận giấy mãn hạn tù, trở thành người tự do. Họ được cấp đất là làm lễ kết hôn với nhau vào 10/2/1817.
Vào thời đó, miền đất Nam bán cầu này rất thiếu phụ nữ và các phụ nữ đều sinh nhiều con để cung cấp cho nguồn nhân lực thiếu thốn vào thuở ban đầu dựng nước.
Ngày nay, hậu duệ của Mary Wade lên tới hàng chục ngàn người. Một người khá đặc biệt, đó chính là Kevin Rudd, hai lần làm thủ tướng vào thời gian 2007-2010 và vài tháng trong năm 2013.