Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Quyền lực đen thống trị trong thể thao

 

Người da đen đã từng làm tổng thống Mỹ, chứng tỏ họ không hề kém cỏi như các học thuyết phân biệt chủng tộc đã từng miệt thị.
Người da đen đã thể hiện tài năng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, khoa học, âm nhạc, thể thao...nhưng phải thấy sự nổi trội của màu da này trong thể thao.
Trước hết nói về bóng đá, “vua” bóng đá Pele là một người da đen và ngày càng có nhiều tài năng da đen trong môn thể thao vua.
Thời gian thập niên 1970s, 1980s đã diễn ra làn sóng các cầu thủ Nam Mỹ tràn sang Châu Âu thi đấu, bắt đầu tình trạng “nhuộm màu” cho sân cỏ châu lục già, mà đáng kể nhất là tại Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha...Đây là các nước Nam Âu gần gũi về văn hóa, ngôn ngữ Latin với các nước Nam Mỹ.
Tiếp theo, đến thập niên 1990s trở đi, làn sóng da đen từ châu Phi bắt đầu đổ bộ vào châu Âu, nhưng không phải vào các nước Nam Âu kể trên mà chủ yếu vào các nước có nhiều thuộc địa cũ như Anh và Pháp.
Như vậy, bản đồ bóng đá châu Âu đã dần dần được phân bố lại, từ chỗ Đức, Ý là các đội giàu thành tích nhất EURO và World cup thì đã có sự chuyển dịch sang Pháp, Anh, Tây Ban Nha...
Các cầu thủ da đen đã chiếm đa số thành phần các đội tuyển Anh, Pháp cũng như nhiều nước châu Âu khác như Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ...
Trong các câu lạc bộ lớn ở Châu Âu, các cầu thủ da đen ngày càng nhiều và đáng chú ý trong số các cầu thủ trẻ thì tỉ lệ da đen còn cao hơn nữa. Giải Ngoại hạng Anh là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh cũng chính là giải đấu có tỉ lệ cầu thủ da đen đông đảo nhất.
Sự thành công của các cầu thủ da đen có thể kể đến người da đen rất có tố chất về thể lực, cộng với lòng đam mê cuồng nhiệt với trái bóng, lại được tiếp cận với phương pháp tập luyện tiên tiến cũng như cọ xát đỉnh cao.
Khi Messi, Neymar, Salah đã luống tuổi, người ta thấy các tài năng trẻ đang nổi lên lại là những cầu thủ da đen như Mbape, Saka, Sancho...
Nếu để ý có thể thấy các cầu thủ da đen có ưu thế đặc biệt về khả năng chạy, sức bật nhảy. Các lực sĩ da đen nam nữ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối ở các môn điền kinh. Họ cũng mạnh trong các môn bóng như bóng rổ, bóng chuyền, rubby...
Tuy nhiên, các vận động viên da đen chưa mạnh về các môn như cờ vua, bơi lội hay tennis, có thể do tính cách của họ không phù hợp với các môn này.
Trong tương lai gần, con người sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với trí tuệ nhân tạo (AI) và các loại người máy. Đã có thể biết trước rằng người máy sẽ vượt qua chúng ta trong một loạt các lĩnh vực khoa học, về ra quyết định trong kinh tế.
Trong khu vực giải trí như thể thao và âm nhạc thì sẽ vẫn phải là con người mà AI không thể làm thay được. Có thể dự báo vị thế của người da đen sẽ trở nên quan trọng hơn một phần nhờ vào việc thống trị trong lĩnh vực thể thao?

Cuộc sống hoang dã là hạnh phúc

 

Một người bạn kể rằng, con cái được ăn ngon mặc đẹp, được cung phụng không thiếu thứ gì, vậy mà mặt mày lúc nào cũng sưng lên như đang giận dỗi ai. Chẳng bù cho tụi mình ngày xưa, phải làm lụng việc nhà rất nhiều, thỉnh thoảng còn ăn đòn mà lúc nào cũng vui, chẳng bao giờ dám oán trách ai.
Chỉ có một thế hệ mà tuổi thơ của con so với tuổi thơ của cha mẹ sao mà khác nhau nhiều quá.
Khi vào lớp 1, trường học cách nhà một cây số rưỡi, mỗi khi đi học mà trong thấy cái xe bò kéo thì rất mừng, vì nhẩy lên xe ngồi thì đỡ được một đoạn đi bộ. Trong khi bọn trẻ bây giờ chỉ một đoạn ngắn đã đòi lên ô tô hoặc xe máy.
Trong trường, năm nào cũng có một vài bạn bị chết vì những lý do như đuối nước, trèo cây, tai nạn xe cộ và đánh nhau. Mình đã từng nhiều lần mang dao đi học, dù chưa đâm ai nhưng đã chứng kiến các bạn xỉa nhau rồi.
Từ khi 6 tuổi đến nay, mình luôn tự lo bữa ăn sáng, không có gì đáng buồn, trái lại đó là sự hãnh diện. Khoảng 10-11 tuổi mình đã biết mổ gà vịt, biết làm cá.
Một trải nghiệm vô cùng thú vị là được đi sơ tán ở Phùng và Thượng Cát, được cưỡi trâu và đi câu cá với tụi trẻ con nhà quê.
Nếu cho chọn lựa giữa cuộc sống hoang dã hồi xưa với cuộc sống điện thoại di động và internet ngày nay thì chắc chắn mình sẽ chọn ngày xưa. Tất nhiên điều này bất khả thi.
Thích chứ, khi ở Dubai mình uống rượu bia vẫn lái xe vì cảnh sát chưa có máy thổi rượu. Thậm chí nhiều lần mình còn vừa bế cháu lớn, lúc cháu 1 tuổi, vừa lái xe, cũng chẳng sao, chẳng bao giờ bị phạt. Còn bây giờ một lỗi vượt đèn đỏ là hơn 400 đô, đỗ nhầm vào ô tàn tật hơn 500 đô, tàn nhẫn thiệt.
Con mình đến tuổi teen là nhất quyết không chịu ở chung phòng, đòi mỗi chị em có một phòng riêng. Ở nhà cũ chỉ có hai phòng nên ông bà bô đành phải ra phòng khách ngủ. Còn mình đến ngoài ba mươi tuổi mới biết thế nào là có phòng riêng, nhưng chỉ được mấy năm cho đến khi lấy vợ.
Hồi thập niên 1990s, du học sinh Việt Nam tại Úc nhồi hơn chục đứa vào một căn hộ là chuyện bình thường, vì mọi người đều nghèo, đi làm 7 ngày hoặc 7 đêm/ tuần, trong khi bây giờ phần lớn con nhà giàu, làm 2-3 ngày đã kêu mệt!
Nhu cầu ở cũng khác trước, chẳng còn có chuyện ở giường tầng và 4-5 đứa chung một phòng, chẳng trách giá nhà cứ tăng vọt.
Nếu được lựa chọn giữa cuộc sống phẳng lặng với một cuộc sống có khúc, có lúc lên voi xuống chó thì mình thích cuộc sống có các cung bậc khác nhau, để làm sao hoàn cảnh nào, điều kiện nào cũng vượt qua được bản thân, chinh phục được nghịch cảnh.
Nhưng cuộc sống vô thường, Ukraine đang yên ổn thì chiến tranh, rồi Thổ Nhĩ Kỳ bỗng dưng có động đất. Hàng chục triệu người dân Châu Phi thường xuyên đói và sống dưới mức nghèo khổ.
Điều mình tự hỏi trẻ con hồi trước với trẻ con bây giờ thì lúc nào có nhiều tự do hơn? Đáng tiếc, hồi tụi mình nhiều tự do hơn, được thoải mái ở trong nhà hoặc ngoài đường, muốn làm gì thì làm, trong khi bây giờ trẻ có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, bị cha mẹ soi cả ngày từ đầu đến chân, mắt mũi sưng xỉa như cái bị rách là phải.
Thế giới đang thay đổi chóng mặt nhưng có thể thấy trong thế hệ nào nào cũng đều có những cá nhân nổi trội để gánh vác trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Sáng kiến hòa bình kiểu Tầu cộng

 

Vào dịp kỷ niệm 1 năm ngày Nga đưa quân vào Ukraine, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến hòa bình gồm 12 điểm. Phần lớn các điểm này đề cập đến những vấn đề chung chung và khó kiểm chứng như tôn trọng chủ quyền, từ bỏ thù địch, giải quyết nhân đạo, bảo vệ dân thường và tù nhân...
Điểm có thể coi là nổi bật duy nhất trong sáng kiến là việc đề nghị ngừng bắn và đình chiến. Thoạt nghe thì thấy đây là điều tốt nhất, cái đích cuối cùng mà mọi người có thể mong đợi. Tuy nhiên nó lại sai thời điểm và do đó không có tính khả thi.
Để chấm dứt chiến tranh thì không có cách nào khác phải loại trừ được nguyên nhân gây chiến. Khi châm ngòi cho cuộc chiến phía Nga đã nêu ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là những động thái thù địch của Phương Tây đối với Nga; thứ hai, bằng những viện dẫn lịch sử Nga coi đây là chuyện nội bộ giữa Nga và Ukraine.
Cả hai nguyên nhân đó hiện tại vẫn không thay đổi, quan hệ giữa Nga và Phương Tây không hề được cải thiện mà còn xấu đi. Mà cũng vô lý, thù Mỹ thì sao không đánh Mỹ mà lại đi đánh Ukraine?
Nếu nói về lịch sử ở lý do thứ hai, quan hệ Nga la và U cà chẳng có gì hay ho, chẳng anh em mẹ gì mà chỉ là mối thù hận truyền kiếp đẫm máu và nước mắt qua các thế hệ. Chiến tranh nổ ra một lần nữa, cộng đồng quốc tế không coi cuộc chiến này là chuyện riêng của hai nước mà đồng loạt cất lên tiếng nói ủng hộ quyền tự vệ của Ukraine và lên án cuộc xâm lược của Nga, thể hiện qua tỉ lệ phiếu áp đảo qua các cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Cái ngớ ngẩn của Tàu cộng là đây: cướp đất của người ta xong rồi mới bảo hòa bình đi, đừng đánh nhau nữa!? Trong khi vẫn giở giọng tôn trọng chủ quyền, thì phải trả lại đất chứ.
Nhưng dù sao, sáng kiến vẫn có điều tích cực, đó là Trung Quốc tỏ thái độ không muốn chiến tranh leo thang và gián tiếp cam kết sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.
Mọi người đều biết Trung Quốc ủng hộ Nga nhưng lại không dám cung cấp vũ khí, ắt hẳn phải có nguyên nhân của nó.
Trong 15-20 năm qua, truyền thông phương Tây đã nhiều lần đưa ra dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư công và đầu tư mạnh tay vào bất động sản.
Việc này đã dẫn đến bóng bóng bất động sản phình to và Trung Quốc không còn cách nào khác là phải cho xì hơi quả bong bóng này dẫn đến việc nhà đất ở Trung Quốc rớt giá chỉ còn phân nửa trong ba năm qua. Vì chôn một tỉ lệ vốn đáng kể vào bất động sản, các ngân hàng Trung Quốc rơi vào trạng thái thiếu khả năng chi trả và trở nên rất bấp bênh.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn một lượng tiền tươi khổng lồ đều đặn đổ vào từ bên ngoài như trị giá xuất khẩu 3 600 tỉ/ năm hay Đầu tư FDI trị giá 1 200 tỉ/năm (số liệu 2022), chưa kể con số không nhỏ về kiều hối. Dòng tiền này giữ cho cán cân thanh toán của Trung Quốc không suy sụp về tổng thể, mặc dù về cục bộ đã có lúc nguy ngập và có những tập đoàn phá sản như Evergreen.
Vấn đề ở chỗ nguồn tiền từ bên ngoài kể trên của Trung Quốc không phải từ Nga, quốc gia có quy mô kinh tế bằng 1/10 của Trung Quốc mà chủ yếu lại từ Mỹ và đồng minh.
Đó chính là lý do Trung Cộng chưa thể manh động mà phải đưa ra các giải pháp có vẻ dung hòa. Có lẽ trạng thái lý tưởng nhất là cuộc chiến kéo dài sẽ làm mất máu của cả Nga lẫn Phương Tây và chú Tầu cộng ung dung ngồi hưởng lợi.

Cánh chim Vietjet đã cất cánh bay tới Úc

 

Sau bao đợi chờ, cuối cùng cánh chim sắt Vietjet đã chính thức có đường bay thương mại tới đất nước chuột túi. Vietjet là hàng Hàng không thứ ba của Việt Nam khai thác đường bay tới Úc, bao gồm cả hai thành phố lớn nhất của Úc là Melbourne và Sydney.
Sự kiện này được coi là “đúng lúc” trong bối cảnh nạn dịch Covid 19 đã lùi dần vào dĩ vãng, dẫn đến nhu cầu bay tăng đột biến, “bật lò so” sau một thời gian dài trên hai năm bị kìm nén.
Một điều đáng chú ý, trong việc việc tái mở của của Trung Quốc thì hai nước Úc và Việt Nam lại là hai nước nằm ngoài danh sách 20 nước “thí điểm”, do đó không được chiếu cố đón lượng du khách khổng lồ của Hoa lục. Vậy thì hai nước có thể khắc phục bằng cách gắn kết trao đổi hành khách cho nhau, bao gồm cả khách thương mại đầu tư, du lịch, du học và di trú.
Nói đến Hãng hàng không Vietjet, mọi người nhớ đến hình ảnh các cô tiếp viên trong trang phục bikini, từng làm phiền lòng một số bà con trong nước nhưng đối với các khách hàng cởi mở và “dễ tính” như khách Úc thì có lẽ đây lại là một điểm son với giấc mơ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp không tì vết của người phụ nữ Việt Nam.
Rút kinh nghiệm của các hãng Vietnamairlines và Bamboo đã đi trước đến Úc, Vietjet có một số cải tiến khi sử dụng tàu bay thân rộng A330 cho đường bay tới Úc, hành lý cũng được mang nhiều hơn.
Dù là hãng hàng không giá thấp, để thể hiện sự ưu ái thị trường Úc, Vietjet mở hạng vé thương gia Skyboss Business mang lại cho bạn trải nghiệm đẳng cấp nhất cùng ghế ngồi khoang riêng, nội thất da êm ái, dễ dàng nghỉ ngơi, giải trí hay làm việc trên chuyến bay.
Suốt hành trình, khách hàng SkyBoss Business được ưu tiên làm thủ tục, có ngay 18kg hành lý xách tay và 1 túi xách nhỏ không quá 2kg, miễn phí 60kg hành lý ký gửi và 1 bộ dụng cụ chơi golf, cùng xe riêng đưa đón ra tàu bay hay cửa an ninh, sử dụng phòng chờ thương gia, bảo hiểm du lịch và miễn phí thay đổi ngày, giờ, chặng bay...
Đại tiệc ẩm thực xanh, organic cũng sẵn sàng phục vụ khách hàng SkyBoss Business xuyên suốt hành trình bay với các món ăn nóng, tươi ngon đại diện tinh hoa ẩm thực Việt Nam như phở, bánh mì… hay các món ăn đặc sắc trên thế giới, các loại đồ uống như rượu vang, nước dừa tươi, trà thảo mộc và đa dạng những món ăn kèm từ hạt mắc ca, nho khô, mít sấy...
Tiếp nối đường bay từ Melbourne đi HCM, Vietjet mở thêm đường bay mới từ Sydney về HCM vào Thứ Hai, Thứ Năm và Thứ Bảy hàng tuần cất cánh lúc 10h15 và hạ cánh lúc 16h30 (giờ địa phương). Tưng bừng đón chào các đường bay Úc, Vietjet đưa ra một chương trình khuyến mại rất hợp lý và hấp dẫn bằng cách tung hàng chục ngàn vé chỉ từ 0 đồng dành tặng quý khách áp dụng chung với cả 2 đường bay kết nối TP.HCM với Melbourne/ Sydney (Úc) tại www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại VietjetAir, với thời gian bay từ nay đến 29/10/2023.
Từ trước thời gian Covid, Thủ hiến tiểu bang Victoria Daniel Andrews đã có những cuộc tiếp xúc với đại diện Vietjet, trao đổi về khả năng Vietjet khai thác đường bay tới thủ phủ Melbourne và sự năng động nhiệt tình này có lẽ là lý do Melbourne là thành phố đầu tiên của Úc mà cánh chim Vietjet cất cánh. Được biết, tiếp sau Melbourne và Sydney, Vietjet có tham vọng “phủ sóng” tiếp đến các thành phố khác như Brisbane, Adelaide và Darwin.
Quý bạn thân yêu có ý định trải nghiệm cùng Vietjet, hạng business thì cho mình được biết để chúng ta cùng lên đường.

Trao đổi: Giao tiếp kiểu Úc

 

Vài năm gần đây người Việt vào Úc theo dòng visa đầu tư kinh doanh (còn gọi visa 188) khá đông. Bên cạnh một số bác “cười tươi”, lấy xong giấy tờ còn rất nhiều chú bác khác “khóc ròng”, mất rất nhiều tiền mà không thấy giấc mơ Úc đâu.
Có PR, quốc tịch rồi thì sao nữa, liệu đã thực sự cười được chưa? Mình chưa thấy bác nào làm ăn thành công cả. Nghịch ngợm chỉ tổ mất tiền, nghịch nhiều mất nhiều, nghịch ít mất ít, khôn nhất là không làm gì nhưng không lẽ sang đây chỉ để ăn nhậu, đánh tá lả và để tránh nhập kho?
Có bác kể, thuê thằng Tây lương cao mà nó không chịu làm. Thật ra doanh nhân ta điều hành nhân viên người Việt còn chưa nổi chứ đừng nói nhân viên Tây. Đó còn chưa kể đến đối tác kinh doanh, nghe nói mấy câu là biết trên cung trăng rơi xuống rồi thì ngu gì người ta không lừa.
Theo mình một nguyên nhân quan trọng của thất bại là kỹ năng giao tiếp còn yếu. Không chỉ doanh nhân mà còn quan chức nữa. Ở nhà thì hét ra lửa sang đây như mấy thằng tâm thần ngẩn ngơ. Tướng đi, tướng ngồi đã thấy dễ ghét, mở mồm ra thì kinh hoàng luôn, không thấy khôn ngoan ở đâu mà nói toàn những thứ ngu xuẩn.
Nhưng không thể nói các quan chức, doanh nhân giao tiếp kém cỏi, ngược lại, họ từ giỏi đến rất giỏi thì mới thành công ở trong nước được. Vấn đề kiểu cách của họ chưa phù hợp với kiểu Úc.
Mới qua Úc, ai cũng rất nhớ nhà. Mình cũng vậy, tối ngồi viết thư, sáng sớm trước giờ học tranh thủ ra bưu điện bỏ. Gặp một bà tây sồn sồn đi ngược chiều, bả chào “good morning”, kèm theo cái mỉm cười. Mình quay lại nhìn, cả con đường dài chỉ có hai người, vậy là bả cười với mình rồi!
Mình nghĩ bụng chắc bả thấy mình đẹp trai quá nên tính “cua” đây chứ có quen biết gì đâu. Nhưng sau mới biết người Úc luôn chào nhau kể cả người không quen, đó là cái mà người mới qua sẽ lấy làm lạ.
Sau gần 30 năm sống và tiếp xúc nhiều với tụi tây, mình chỉ có thể khám phá ra rằng suy nghĩ của tây và ta khác nhau rất nhiều. Cụ thể, về môn khoa học tâm lý, chúng nó đi trước chúng ta một quãng đường dài.
Trong giao tiếp, nguyên tắc quan trọng nhất là phải “lịch sự”, nghĩa là tôn trọng người đối thoại. Một quy luật khác, để cuộc giao lưu khỏi nhàm chán thì nhiều người muốn tỏ ra hài hước. Hai điều này mâu thuẫn với nhau vì nếu đùa thì người ta lại cho rằng thiếu nghiêm túc và coi thường người khác, vậy mới khó.
Trong lễ tang bố mình, cựu Tổng thống George H Bush thì một cựu tổng thống khác, ông George W Bush khi lên phát biểu đã pha trò làm mọi người cười ầm cả lên mà không ai cảm thấy bất kính. Đó chính là sự tinh tế về nghệ thuật giao tiếp.
Tất nhiên, muốn giao tiếp tốt, không có cách nào khác, phải thấu hiểu người đang đối thoại và điều đó đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, người học giỏi chưa chắc đã thành công, còn người giao tiếp giỏi thì nếu không 100% thì 99% sẽ thành công.
Bài viết này có thòng chữ “trao đổi” vì mình không dám tự nhận là giao tiếp giỏi. Những điều mình viết ra chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được mọi người chỉ giáo. “Ai nghe lời, người đó là học trò, còn người chỉ được cái sai thì đáng làm thầy”.
Mình đã nói vui rằng mình làm “nghề đụng”, nếu quả thật có nghề đó thì đó là nghề cần rất nhiều khả năng giao tiếp. Đáng tiếc, không có trường lớp nào dạy được môn này và chỉ có thể học thông qua cuộc sống.
Có lẽ người Úc giỏi giao tiếp vì họ bước vào môi trường việc làm từ rất sớm. Theo luật pháp, 14 tuổi là bắt đầu được đi làm, thậm chí có những đứa trẻ đi làm sớm hơn như cháu thứ hai nhà mình. Đi làm, các cháu được va chạm với khách hàng, đồng nghiệp và cấp quản lý.
Đi học rất khó bị đuổi học, nhưng đi làm thì phải chèo chống nhiều mới giữ được việc, xa hơn còn được thăng tiến lên các bậc thang của chức vụ và quyền lợi. Câu chuyện dậy rất nhiều và các đương sự cũng được học hỏi rất nhiều, trở thành những kỹ năng giao tiếp ngấm vào máu từ khi còn rất trẻ.
Ở tuổi bây giờ, mình không có mưu sự thành công gì nữa, chỉ còn hồi hộp theo dõi các bước trưởng thành của con cái.

Trao đổi: Giao tiếp kiểu Úc (Phần 2)
Bài viết “Giao tiếp kiểu Úc” đã bị phản biện rằng không thể coi giao tiếp là chiều khóa thành công, ngược lại không có nó thì chỉ chuốc lấy thất bại. Mình suy nghĩ thì thấy đúng là vai trò của giao tiếp không lớn như vậy, tuy nhiên giao tiếp không chỉ mang lại niềm vui mà còn có quan hệ và kết nối, và đây rõ ràng là cơ sở để thành công.
Cách đây mấy năm mình được nhờ đi tìm nhà thuê cho một gia đình sắp qua Úc. Họ dặn mình tìm nhà ở đâu cũng được nhưng phải tránh khu có đông người Việt!
Về sau có điều kiện gần gũi nhau hơn, có thể coi là bạn bè thì cậu ta mới nói lý do là người Việt hay lừa lắm. Thế bộ người tây không lừa sao, chúng nó còn sát ván tàn bạo hơn, chứ dù sao đồng hương vẫn còn nghĩ đến chuyện làm gì cũng vừa phải còn để lại phúc đức cho con cháu.
Vậy làm thế nào để không bị lừa? Đây là câu chuyện của hội nhập, nhập gia tùy tục và cùng hội cùng thuyền.
Nếu bạn thuộc loại “trên không chằng, dưới không rễ” không nơi bấu víu, đương nhiên bạn sẽ phải vật lộn với cuộc sống ở quê hương mới. Cổ nhân có câu “thần thiêng nhờ vào bộ hạ", người ta nể trọng hay khinh thường bạn cũng căn cứ vào những người xung quanh bạn, và bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu đơn thương độc mã.
Mình là người ở xứ lạc hậu, khi đến xứ văn minh, rất nhiều điều mới mẻ cần tiếp thu, nhận thức mới. Nếu bạn khư khư không chịu cởi lòng (openmind), lúc nào cũng sợ bị “hòa tan”, sợ mất gốc (không ai biết gốc là cái gì) thì bạn sẽ không thể có những cơ hội học hỏi và tiến bộ.
Một số người được trời cho khi chấp nhận cái mới dễ dàng và nhanh chóng hơn so với một số người khác. Con đường học ở đường đời không ai giống ai, tuy nhiên vẫn có một số quy luật nào đó, thậm chí tưởng chừng như bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
Người mới sang cần tìm hiểu những quy tắc ứng xử “kiểu Úc”, ví dụ trước khi đến nhà người quen phải báo trước, không gọi điện thoại vào lúc quá sớm hoặc quá khuya.
Biết trang phục, trang điểm cho phù hợp với mục đích hoàn cảnh như đi làm, đi chơi, đi gặp gỡ, không cần thiết phải luôn luôn đóng bộ vest, giày tây đen.
Về ăn uống cũng dần dần thay đổi khẩu vị, không nhất thiết luôn luôn ăn đồ Việt...
Với những thói quen mới, quan niệm và triết lý về cuộc sống của bạn cũng sẽ thay đổi từ lúc nào không biết theo hướng giống với người Úc hơn, chí ít cũng giống với người Việt đã hội nhập với xã hội Úc về các giá trị đạo đức, tự do dân chủ, bảo vệ môi trường...
Trở lại với vấn đề ở đâu, nếu được hỏi mình sẽ khuyên chọn nhà ở nơi có nhiều việc làm. Ở Sydney, vùng tây nam là nơi làm ăn sầm uất với nhiều doanh nghiệp nhỏ và có nhiều cơ hội việc làm cho di dân mới. Và đây cũng là nơi có đông người Việt sinh sống.
Thực tế, người Việt di dân rất khó kết bạn và ra nhập cộng đồng tây, vậy thì “ta tắm ao ta”. Sống ở các khu người Việt, bạn dễ dàng đi ăn phở, uống cà phê phin, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì y như trong nước.
Như đã nói ở trên, khi bạn có suy nghĩ thay đổi, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, có quan hệ và kết nối thì không ai lừa bạn, không bị miệt thị và xa lánh. Nếu không có bà con họ hàng, quý vị vẫn có rất nhiều bạn bè chung quanh tắt lửa tối đèn đùm bọc giúp đỡ nhau mỗi khi gian nan hoạn nạn.
- Sang Úc rồi mà vẫn không bỏ được thói quen nhậu là không biết hưởng thụ những thú vui đa dạng khác.
Nhậu bên này đâu có rẻ, dăm ba ngàn một bữa như chơi, vì phải vừa ăn vừa đổ mới “nịch xự”, tốn tiền lại còn mất thời gian, nhưng tụ tập đàn đúm là “bản sắc” của người Việt. Tui ngu kệ tui!

Nghề đụng ở Úc

 

- Ông sang Úc thì làm cái gì?
Ờ, có việc gì làm được thì làm, gọi là “nghề đụng”!
- Sướng quá vậy, chỉ ăn với đụ thôi hả?
Không phải đụ mà là đụng, đụng việc gì làm việc ấy. Trong gần 12 năm, mình làm hàng chục công việc ngành nghề, hàng chục ông chủ bà chủ các thể loại tây ta tàu.
Trong chốn riêng tư đàn ông đàn ang với nhau, một số tâm sự: tao không định lấy nó, chẳng quá lỡ...đụ ng rồi nên phải trách nhiệm.
Chời, trách nhiệm gì mà kỳ quái vậy, sao không hỏi thẳng đương sự xem có cần phải như thế không?
Đụng ở đây có nghĩa khác,nhưng giống nhau ở chỗ nó là cái duyên, rất ngẫu hứng, ngẫu nhiên. Trước khi quay lại Úc, mình đã từng vạch ra đủ kiểu kế hoạch, phương án nhưng rồi tất cả đều đổ đi. Ăn thua là phải gặp đúng người, đúng việc, đúng thời...thì mới khả thi được.
Ở Úc, mình đã từng làm jobs “cổ trắng” và cả “cổ xanh”, nhìn chung làm linh tinh lại ngon hơn vì nó phù hợp “năng lực” hơn. Tụi mình cũng đã làm chủ hoặc tự làm cho mình (self-empoyed).
Được cái chẳng bao giờ phải lê la vác CV đi xin việc mà toàn qua chỗ anh em bạn bè giới thiệu. Tính mình dễ, giá lương nào cũng làm không bao giờ chê rẻ, chẳng bao giờ cò kè xin xỏ thêm bớt vài ba đồng bạc, miễn được cho việc làm là sướng rồi.
- Tóm lại là ông làm cái gì?
Khó giải thích lắm, vì có nhiều việc ở Việt Nam không có hoặc những việc trước đây có nhưng bây giờ nó đã mất. Mà thôi chuyện đó quan trọng gì đâu, làm gì thấy thoải mái là được.
Tính mình thích làm việc có thời gian và không gian linh hoạt, chứ bị nhốt 8-10 tiếng /ngày vào một cái lồng thì mình không chịu được. Mình bắt đầu đi làm từ khi 21 tuổi, thử tưởng tượng nếu trong hơn 30 năm qua chỉ làm một loại việc, một ông chủ thì chắc mình chết mất.
Tính chung từ trước đến nay, mình đã có trải nghiệm các cung bậc thăng trầm ở nhiều quốc gia khác thì thấy cái sang, cái hèn cũng tùy theo góc độ nhìn nhận. Có ông làm cái việc tưởng là oai nhưng thực chất lại là đồ ăn hại, không khác gì bầy sâu đang đục khoét; hoặc ngược lại, việc tưởng như tầm thường lại chính là những cái thiết thực và có ích.
Mục đích duy nhất của cuộc sống là vui. Muốn vui thì bắt buộc phải có việc làm, vì nếu thất nghiệp, mình tự cảm thấy vô dụng, như đồ bỏ đi, mất hết tự tin khi giao tiếp trong xã hội, không còn ý nghĩa để sống trên đời.
Làm gì mình cũng thấy thích, đó mới thực sự là sống, là hội nhập hòa đồng trong xã hội. Vì thế đụng việc gì cũng làm...

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

King George road, Willey Park

 


Nhìn khác về chuyện táo bón phân bắc


Mạng xã hội nổi sóng mấy hôm nay về chuyện Táo quân phân bắc. Vì thấy nhiều người chửi phân bắc phân xanh quá nên mình tính tha cho hắn thì nay không đừng được khi hắn bảo khán giả đã “hiểu lầm” và chỉ xin lỗi vì đã làm hiểu lầm chứ không phải vì câu chuyện láo toét dựng lên kia.
Đ ịt cụ nó, không lẽ hàng triệu con người mù hết, câm hết và ngu hết mà không hiểu chuyện “Cái tát của mẹ” là nghĩa thế nào. Thật trỡ trẽn, lươn lẹo và hèn hạ!
Nếu nó bảo vì bị chê nhiều nên tôi đã bức xúc nên lỡ xúc phạm đến bà con, nay tôi xin lỗi, thì có thể nhiều người sẽ cho qua.
Nhìn góc độ khác, phải nói nghề làm hài đã trở nên quá dễ dàng nổi tiếng và uy quyền nên làm những diễn viên hề quá tự đắc chăng? Hãy để ý một nhà bình luận chính trị sắc sảo như Người buôn gió chỉ có vài trăm ngàn người theo dõi trên mạng xã hội, trong khi những danh hài đạt con số hàng triệu thì vô cùng đông.
Trong tiếng Anh, người làm hài có hai từ: comedian và clown. Clown có thể hiểu là “thằng hề” là người làm những trò nhí nhốn mua vui với mục đích chính là lấp thời gian giữa hai tiết mục. Trong khi comedian ở đẳng cấp cao hơn, thông thường họ vừa viết lời, tự trình diễn mà không cần đến đạo diễn. Như Zelensky của Ukraine còn làm luôn nhà sản xuất.
Khác với clown, một từ dùng để chế nhạo ai đó, comedian thường đụng chạm đến các vấn đề nóng bỏng của xã hội, được đông đảo mọi người quan tâm nên được đánh giá cao về phẩm chất trí tuệ. Nếu làm hài mà chỉ nói những chuyện vô thưởng vô phạt, cù nách rẻ tiền thì chỉ là “thằng hề” không hơn không kém.
Trong cung đình thời phong kiến, các văn sĩ thời đó cũng dùng các tiết mục kịch nghệ hài hước để can gián vua như cách làm khả dĩ không sợ bị vua nổi giận và trừng phạt, trong nhiều trường hợp đã phát huy hiệu quả rất tốt.
Tiết mục Táo quân đã trở thành món ăn quen thuộc vào mỗi dịp tết, tuy nhiên so sánh chương trình với bánh chưng thì lại không chuẩn. Bánh chưng là phong tục cổ truyền hàng ngàn năm, Táo quân mới có 20 năm. Hơn nữa Táo quân không còn giữ vai trò tiên phong về phản biện xã hội như thuở ban đầu, vì nhiều lý do, nên nó trở nên nhạt nhẽo cũng là điều dễ hiểu.
Đáng lẽ Táo quân nên dừng lại để giữ thương hiệu nhưng nó vẫn phải còn tồn tại có lẽ vì lý do tài chính, có nó Đài truyền hình vẫn thu được nhiều tiền quảng cáo.
Nhân sự cố phân bắc phân xanh này, có lẽ đây là lúc hợp lý để chấm dứt chương trình Táo quân. Các vấn đề phản biện xã hội đang được mạng xã hội làm rất tốt và cũng không thiếu phần hài hước, không cần đến chương trình này của VTV nữa.

Đôi điều nhân ngày Quốc khánh Úc lần thứ 235

 

Ngày này năm 1788, đoàn thuyền 11 chiếc đã cập cảng Sydney, dẫn đầu bởi Thuyền trưởng Phillip với tư cách là Toàn quyền đầu tiên của NSW, khu vực định cư ban đầu ở Úc. NSW thưở đó bao gồm toàn bộ lãnh thổ đông bộ Úc châu, sau này tách ra thành NSW, Tasmania, Victoria và Queensland.
Hiện đang có một luồng ý kiến đòi hủy bỏ ngày 26/1 như ngày Quốc khánh vì nó gợi lại ký ức đau buồn đối với người thổ dân, ngày mở đầu cho thời kỳ họ bị cướp đất và giết hại. Các đời Thủ tướng Úc đã hơn một lần chính thức xin lỗi thổ dân, những chủ nhân đầu tiên của Châu lục. Không chỉ nói suông, các chính sách của Chính phủ đã và đang có nhiều biệt đãi đối với thổ dân, cũng là một cách bù đắp cho nỗi đau trong quá khứ.
Cùng thời gian, nước ta đang ở trong một cuộc chiến khốc liệt giữa Đàng trong, Đàng ngoài và phong trào Tây Sơn mới nổi lên. Trước đó, còn có những cuộc thảm sát đối với người Chàm, vốn sinh sống tại trung phần lãnh thổ Việt Nam. Các chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có ý định xin lỗi người Chàm, nay chỉ còn là một dân tộc thiểu số, hoặc có chính sách gì ưu tiên cho họ.
Trong lịch sử thế giới, không chỉ có người Chàm bất hạnh mà còn là vô số các dân tộc khác, cũng bị mất lãnh thổ, bị giết hại có hệ thống đến mức tuyệt chủng. Như người Kurk có khoảng 30 triệu người với ngôn ngữ và văn hóa riêng vẫn đang là một dân tộc vô tổ quốc, thường xuyên bị các chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria đàn áp.
Nói như vậy không có nghĩa người thổ dân Úc quá may mắn, nhưng dù sao họ và các dân tộc khác máu tanh lòng đang là một bộ phận của nước Úc đa văn hóa mà “I still call Australia home”, như tên một bài hát.
Mình và gia đình sang Úc sinh sống không phải vì lý do kinh tế vì nếu còn ở Việt nam tụi còn có lẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Thành thật, mình đến với nước Úc vì những giá trị Tự Do Dân chủ cũng như Bình Đẳng và Khoan Dung.
Phóng tác “Cái tát của mẹ” của Xuân Bắc là một vì dụ tiêu biểu của quan niệm thiếu bình quyền. Một người có địa vị như Bắc mà đầu óc vẫn sặc mùi xin cho, bề trên bề dưới!
Trong quan hệ xã hội, giữa Người mua và Người bán thì ai mang ơn ai? Không, họ hoàn toàn không nợ nần gì, thuận mua vừa bán, ơn huệ ở đây chỉ là chuyện xã giao.
Mấy chính trị gia dân túy thường đề cao người dân, theo kiểu mị dân, nhưng có đúng là họ nghĩ và làm như lời nói? Theo chủ thuyết Tự do, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quan hay dân cũng đều như nhau thôi.
Con gái mình có lần hỏi tại sao cháu phải nghe lời cha mẹ. Mình trả lời “by the laws”, theo quy định của pháp luật thôi. Nhưng khi cháu đủ tuổi 18 trưởng thành, trách nhiệm hết nhưng tình thương vẫn còn, mình vẫn sẽ khuyên răn nhưng có nghe hay không là chuyện của cháu, cha mẹ không có quyền nữa.
Con cái kính trọng cha mẹ, cha mẹ tôn trọng con, dù cách nói khác nhau nhưng vẫn là mối quan hệ qua lại. Cha mẹ có công sinh ra và nuôi dưỡng cũng giống như ông bà làm như thế với cha mẹ, xa nữa là cụ kỵ...mà cổ nhân gọi là “nợ đồng lần”.
Các khái niệm Dân chủ, Nhân quyền hay Khoan dung... liên quan mật thiết với nhau.
Hồi sống bên Trung Đông, mình lái xe rất ẩu, phạm lỗi nhiều nhưng đều được tha và chưa bao giờ mất xu nào đóng phạt. Điều đó làm mình hối hận, mình đã đi tử tế hơn thay vì tìm cách gian manh để lách luật.
Mình nghĩ tha thứ là cách giáo dục tốt hơn trừng phạt. Úc là một đất nước Khoan dung vì nó không bao giờ lạm dụng các chế tài. Úc cũng như hầu hết các nước tiên tiến không còn án tử hình. Cuộc sống của con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, không có lý do gì để tước bỏ nó.
“Nhân chi bản thiện”, vì đâu mà con người sinh ra tội lỗi? Câu hỏi là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức và rộng hơn là của nền tảng xã hội với cơ chế và thể chế của nó ở đâu, rồi mới đến trách nhiệm của cá nhân đương sự. Đó là góc nhìn nhân văn, tha thứ và yêu thương và dường như khá xa lạ đối với quan niệm của đa số người Việt?
Mình chưa bao giờ nói “biết ơn” nước Úc nhưng thật ra chẳng cần phải làm cái chuyện đầu môi chót lưỡi đó để làm gì. Cái mà mình có thể làm được là thượng tôn pháp luật, cùng đấu tranh, vun đắp xây dựng xã hội, cộng đồng, như cách mà các thế hệ người Úc đã làm xưa nay, cho hôm nay và cho mai sau.