Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

BÓNG ĐÁ NGA, TRƯỚC VÀ NAY


(Bài 3 trong loạt bài World cup 2018)
Nhắc đến bóng đá Nga làm mình nhớ đến cả một bầu trời tuổi thơ. Vào Thập niên 70x, 80x, bóng đá Liên xô là cửa sổ nhìn ra bóng đá thế giới. Giải ngoại hạng Liên xô là giải đấu quốc gia duy nhất VTV truyền hình trực tiếp, với một câu thường trực “nếu điều kiện kỹ thuật cho phép”. Cái gì Liên xô cũng nhất. Dasaev của Spartak Matxcova là thủ môn số 1 thế giới, Trevatde của Dinamo Tbilisi là lá chắn vững chắc nhất, Blokhin của Dinamo Kiev là tiền đạo lừng danh không ai bằng được. Đổi tuyển Liên xô cũng mạnh nhất thế giới.

Sự thật không phải như vậy. Thành tích cao nhất của đội Liên xô chi là bán kết World Cup và Chung kết Euro. Để tiện so sánh, Urugoay hai lần vô địch thế giới; Tiệp, Hung, Chili đều từng vào chung kết World Cup; trong khi Đan Mạch và Hy Lạp từng vô địch Euro. Các đội này có thời điểm mạnh nhưng cũng chưa thể coi là đẳng cấp hàng đầu thế giới, huống chi là Liên xô hay Nga.

Thuở nhỏ, mặc dù mê bóng đá Liên xô nhưng mình cũng chưa bao giờ được xem các thần tượng thi đấu trên sân. Thông thường, vào tháng 11, 12 hàng năm, các đội bóng Liên xô và các nước XHCN anh em sang Việt Nam thi đấu. Đó là các đội bóng hạng hai, hang ba, đôi khi trong đội hình cũng có cầu thủ đạt danh hiệu “vận động viên công huân nước cộng hòa” nhưng đó vẫn chưa phải tuyển thủ quốc gia. Vậy mà các đội bóng Vietnam còn mang rổ ra đựng bàn thua. Tuy nhiên, trận cuối gặp Thể công thì thường hết sức căng thẳng và kết thúc hòa 0-0 hoặc 1-1. Giả sử đội bạn ghi được bàn thắng thì gần cuối trận, một cầu thủ Vietnam chạy vào trong vòng cấm và ngã lăn đùng ra. Trọng tài lập tức chỉ vào chấm phạt đền và đó là trận hòa 1-1.

Nó đi nói lại, dù bạn có đội người ta lên đầu hay không thì bóng đá Liên xô vẫn là bóng đá Liên xô. Nó hơn hẳn Vietnam nhưng cũng chỉ vào loại kha khá trên thế giới.

Thời tiết là một trở ngại lớn của bóng đá Liên xô trước đây và bóng đá Nga ngày nay. Nếu như các nước Á Phi, Mỹ Latin có thể chơi bóng đá quanh năm. Bóng đá Anh cũng không cần có kỳ nghỉ đông. Nhưng bóng đá Nga chỉ chơi được hơn nửa năm vì băng tuyết của nước Nga bao phủ trong 5 tháng. Mùa bóng ở Nga rất ngắn nhất so với các nước,chì từ tháng tư đến tháng mười. Trở ngại thứ hai, Khán giả Nga không quá cuồng nhiệt và các đội là marketing cũng dở, vì thế khán đài thường xuyên trống vắng. Vấn đề thứ ba là nguồn vốn đầu tư tài chính cho bóng đá cũng không dồi dào như các cường quốc về bóng đá.

Với những khó khăn chồng chất mà bóng đá Nga vẫn có một chỗ đứng như vậy thì quả không tồi.Các cầu thủ Nga vẫn được đánh giá cao về kỹ thuật và thể lực. Tuy nhiên, do việc cọ sát thi đấu có phần hạn chế mà các cầu thủ Nga hạn chế về khía cạnh tâm lý. Mới đây, đội Spartak Moscow gặp Arsenal trong vòng tứ kết Europa. Lượt đi Spartak thua 1-4. Trong trận lượt về, như không còn gì để mất, đội chơi tấn công rất hay và ghi được hai bàn, và chỉ cách thiên đàng 1 bàn thắng, theo luật bàn thắng trên sân khách. Đến lúc này các cầu thủ Nga đã bộc lộ những bất ổn, thay vì thừa thắng xông lên thì lại tỏ ra rụt rè chờ thời. Để rồi Arsenal san bằng cách biệt 2-2.

Mình nghĩ bóng đá Nga sẽ có trình độ cao hơn nhiều nếu các cầu thủ Nga chịu khó ra nước ngoài thi đấu. Ashravin là cầu thủ rất tài năng, nhưng chưa thế nói anh đã thành công khi sang Anh thi đấu. Nhược điểm của các cầu thủ Nga là khả năng hòa nhập trong môi trường mới, không chỉ về chuyên môn mà cả trong cuộc sống nữa. Điều này có lễ cần thời gian.

Dù sao, các đội chủ nhà vẫn luôn là một đội đáng gờm. Biết đâu đấy, đội tuyển Nga sẽ làm nên chuyện ở World cup 2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét