Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

Đông Timor: Hai ông già gân trở lại chính trường

 

Jose Ramos-Horta, sn 1949, người từng được giải Nobel hòa bình đã một lần nữa trở thành Tổng thống tiểu quốc Timor Leste sau khi đánh bại tổng thống đương nhiệm F. Guterres. Jose Ramos-Horta cũng từng là tổng thống của nước này trong nhiệm kỳ 2007-2012, thời gian ông bị bắn trọng thương trong một vụ mưu sát.
Cùng với Xanana Gusmao, sn 1946, người từng bị Indonesia kết án tù chung thân, vị tổng thống đầu tiên của nước Đông Timor độc lập (2002-2007) thì đây là thì đây là hai “ông già gân” nổi bật trên chính trường nước này vài chục năm qua.
Timor Leste thường được gọi là Đông Timor chỉ có diện tích 15,000km2 với dân số vỏn vẹn 1.35 triệu, vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha.
Mặc dù chỉ có diện tích và dân số nhỏ bé nhưng thành phần sắc tộc của Đông Timor khá phức tạp. Người bản xứ Malanesia (cùng chủng tộc với người Papua Newguinea) và Polynesia (đông nhất là nhóm người Maori của New Zealand) chủ yếu sống ở phần đông của đảo. Về sau, đó là sự di cư của người Tàu, người Indonesia và người lai với Bồ Đào Nha.
Sau cách mạng Hoa cẩm chướng năm 1974, Bồ Đào Nha bãi bỏ chế độ độc tài và bắt đầu trao trả độc lập cho một loạt thuộc địa cũ như Angola, Mozambique, Macao và Đông Timor.
Sau khi người Bồ rút đi, đảng Fretilin, một đảng Mao ít đã tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa Nhân dân Đông Timor” theo khuynh hướng XHCN vào ngày 28/11/1975.
Chỉ sau đó 9 ngày, quân đội Indonesia dưới chế độ độc tài của tổng thống Suharto đã tiến quân vào giải phóng Đông Timor. Với chiêu bài tiễu trừ cộng sản trong bối cảnh Việt Nam cộng hòa vừa mới thất thủ, ban đầu Indonesia được quốc tế đồng tình. Tuy nhiên khi tháng 7/1976, Indonesia đã sáp nhập Đông Timor thành tỉnh thứ 27 của nước này thì một phong trào kháng chiến trường kỳ đòi độc lập cho nửa hòn đảo Timor đã dành được sự ủng hộ rộng rãi của các nước.
Cuộc đấu tranh giành độc lập chỉ đạt kết quả khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, tổng thống mới Habibia đồng ý rút quân Indonesia vào năm 1999, mở đường cho đội quân giữ gìn hòa bình quốc tế do Úc dẫn đầu tiến vào.
Gusmao và Hosta là hai nhà lãnh đạo chính của phong trào kháng chiến kéo dài gần ba thập kỷ. Mặc dù theo các tổ chức và trường phái chính trị khác nhau nhưng hai ông đã gạt bỏ cái tôi để sát cánh với nhau cho mục đích chung của đất nước nhỏ bé mà hai ông yêu quý.
Nhìn sang Việt Nam, nếu các nhân vật tượng trưng cho khách khuynh hướng chính trị khác nhau như Bảo Đại, Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm có thể hợp tác với nhau thì Việt Nam không cần đến chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân 1975.
Theo định nghĩa của tổng thống Ukraine Zelensky “chiến thắng là cứu sống được nhiều mạng người” thì chắc chỉ có Liên Xô hay Trung Quốc chiến thắng chứ dân tộc Việt, tổ quốc Việt Nam đã thua thảm thương với hàng triệu người chết vì chiến tranh!
Đông Timor theo chế độ “bán tổng thống” giống như Bồ Đào Nha, theo đó tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, còn Thủ tướng là người đứng đầu đảng phái chiếm đa số trong Quốc hội. Như vậy, Thủ tướng có nhiều quyền lực hơn Tổng thống.
Nói một cách lý tưởng, cách lãnh tụ đấu tranh giải phóng, họ anh dũng và bất khuất, có sức thu hút quần chúng nhưng chỉ nên giữ chức vụ một hoặc hai nhiệm kỳ. Sau đó, người dân chọn lựa các nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn, được học hành, đào tạo bài bản, hội đủ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn cho việc quản trị đất nước.
Sau khi làm tổng thống một nhiệm kỳ, Gusmao đã nhường bước cho Hosta để chuyển sang nhận chức Thủ tướng vào thời gian 2007-2015. Theo giới thạo tin, với việc trở lại chính trường, Hosta sẽ cho giải tán để bầu lại quốc hội và quốc hội sẽ bầu Thủ tướng mới. Với tầm ảnh hưởng cá nhân và đảng CNRT hiện là đảng của lớn nhất trong quốc hội, gần như chắn chắn sẽ đưa Gusmao trở lại ghế Thủ tướng.
Nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á, Đông Timor nộp đơn xin ra nhập ASEAN kể từ khi giành độc lập, giống như Brunei vào năm 1984. Nước này được chấp nhận ngay tư cách thành viên còn Đông Timor thì đến nay vẫn chỉ là “Quan sát viên”, cùng với Papua Newguinea. Phải chăng Indonesia, nước lớn nhất trong ASEAN và là nơi đặt trụ sở của tổ chức này không muốn “tỉnh thứ 27” trước đây ngang hàng với mình?
Đằng sau sự kiện “trùng lặp” của việc hai ông già gân trở lại chính trường vẫn còn là ẩn số. Được biết, hai ông già có quan điểm khá “mềm dẻo” với Bắc Kinh. Với việc trở lại quyền lực, chưa biết chừng Đông Timor sẽ có bước đi gần gũi hơn với Trung Cộng giống như vừa xảy ra với đảo quốc Solomon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét