Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

Iran: cuộc khủng hoảng người kế vị


Cái chết bất ngờ của tổng thống Iran Ebrahim Raisi, 63 tuổi đặt ra nhiều câu hỏi về người kế vị nhà lãnh đạo tối cao, Giáo chủ Khamenei, 85 tuổi. Trong chính thể Iran, tổng thống chỉ là nhân vật số 2, sau nhà lãnh đạo tôn giáo. Khi kế vị Giáo chủ Khomeini, người khai sinh ra nước Iran cách mạng hồi giáo, qua đời năm 1989, Khamenei cũng đang là tổng thống.
Đối với một chế độ độc tài, cái chết của một lãnh đạo cấp cao luôn đặt ra những nghi vấn. Nguyên nhân để chiếc máy bay chở ông Raisi rơi được quy cho thời tiết và trục trặc kỹ thuật. Có điều trong ba trực thăng thì chỉ có chiếc bay giữa chở tổng thống, ngoại trưởng và Thống đốc tỉnh rớt, nếu vì thời tiết thì tại sao hai chiếc kia không việc gì?
Chiếc trực thăng Bell 212 của Mỹ được sử dụng từ năm 1976, trước cách mạng 1978, nhưng vẫn được ưa chuộng vì nó "êm" nhưng với độ tuổi gần 50 năm và thiếu phụ tùng bảo dưỡng do bị cấm vận thì cũng dễ có chuyện. Tuy nhiên để dùng cho tổng thống chắc phải là cái tốt nhất, nhưng hóa ra lại là chiếc duy nhất gặp sự cố.
Khi ông Raisi chết đi mới lộ diện một ứng viên kế vị, chính là Mojtaba Khamenei, con trai "đấng tối cao". Liệu Mojtaba có liên quan gì đến cái chết của tổng thống là một câu hỏi nhưng có thể không bao giờ có câu trả lời.
Được biết sau 3 giờ máy bay rơi, Giáo sĩ Mohammad-Ali Al-Hashem, người có mặt trên chuyến bay cùng Tổng thống Raisi, đã ít nhất hai lần liên lạc bằng điện thoại với văn phòng tổng thống để cầu cứu nhưng rồi mọi thành viên trong phi hành đoàn đều đã chết.
Tại Iran không có chức thủ tướng, tổng thống là người điều hành chính phủ hằng ngày. Tuy nhiên nhiên Giáo chủ kiêm nhà lãnh đạo tối cao mới có tiếng nói quyết định cuối cùng về chính sách lớn, đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng và đối ngoại.
Giáo chủ Khaimenei đã ngự trị 35 năm, là một trong những nhà lãnh đạo lâu năm nhất thế giới. Ở tuổi 85, ông không khỏe, từng bị ám sát, đạn bắn xuyên phổi làm liệt một cách tay; rồi từng bị ung thư tiền liệt tuyến.
Mặc dù con trai Mojtaba đang được đồn đoán nhưng anh này chưa hề từng giữ chức vụ gì trong tôn giáo và chính quyền và do đó không có nhiều uy tín.
Cuộc bầu cử tổng thống Iran sẽ diễn ra vào ngày 28/6 tới (trùng sinh nhật mình) có thể sẽ tìm ra người kế vị Giáo chủ Khamemei. Tuy nhiên việc lựa chọn ứng cử viên cũng là điều phức tạp và khó đoán định.
Mình đã từng sang Iran và Saudi, hai quốc gia hồi giáo hà khắc nhất. Điều khác biệt là Saudi không có gái điếm còn Iran đứng đầy đường. Có người cho rằng đây là tàn dư chế độ cũ, nhưng đúng hơn là hoàn cảnh kinh tế xô đẩy, từ một nước giàu có thịnh vượng nhất khu vực, ngày nay Iran trở nên nghèo khó, đến phương tiện bay cho tổng thống cũng không lo nổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét