Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Sáng kiến hòa bình kiểu Tầu cộng

 

Vào dịp kỷ niệm 1 năm ngày Nga đưa quân vào Ukraine, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến hòa bình gồm 12 điểm. Phần lớn các điểm này đề cập đến những vấn đề chung chung và khó kiểm chứng như tôn trọng chủ quyền, từ bỏ thù địch, giải quyết nhân đạo, bảo vệ dân thường và tù nhân...
Điểm có thể coi là nổi bật duy nhất trong sáng kiến là việc đề nghị ngừng bắn và đình chiến. Thoạt nghe thì thấy đây là điều tốt nhất, cái đích cuối cùng mà mọi người có thể mong đợi. Tuy nhiên nó lại sai thời điểm và do đó không có tính khả thi.
Để chấm dứt chiến tranh thì không có cách nào khác phải loại trừ được nguyên nhân gây chiến. Khi châm ngòi cho cuộc chiến phía Nga đã nêu ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là những động thái thù địch của Phương Tây đối với Nga; thứ hai, bằng những viện dẫn lịch sử Nga coi đây là chuyện nội bộ giữa Nga và Ukraine.
Cả hai nguyên nhân đó hiện tại vẫn không thay đổi, quan hệ giữa Nga và Phương Tây không hề được cải thiện mà còn xấu đi. Mà cũng vô lý, thù Mỹ thì sao không đánh Mỹ mà lại đi đánh Ukraine?
Nếu nói về lịch sử ở lý do thứ hai, quan hệ Nga la và U cà chẳng có gì hay ho, chẳng anh em mẹ gì mà chỉ là mối thù hận truyền kiếp đẫm máu và nước mắt qua các thế hệ. Chiến tranh nổ ra một lần nữa, cộng đồng quốc tế không coi cuộc chiến này là chuyện riêng của hai nước mà đồng loạt cất lên tiếng nói ủng hộ quyền tự vệ của Ukraine và lên án cuộc xâm lược của Nga, thể hiện qua tỉ lệ phiếu áp đảo qua các cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Cái ngớ ngẩn của Tàu cộng là đây: cướp đất của người ta xong rồi mới bảo hòa bình đi, đừng đánh nhau nữa!? Trong khi vẫn giở giọng tôn trọng chủ quyền, thì phải trả lại đất chứ.
Nhưng dù sao, sáng kiến vẫn có điều tích cực, đó là Trung Quốc tỏ thái độ không muốn chiến tranh leo thang và gián tiếp cam kết sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.
Mọi người đều biết Trung Quốc ủng hộ Nga nhưng lại không dám cung cấp vũ khí, ắt hẳn phải có nguyên nhân của nó.
Trong 15-20 năm qua, truyền thông phương Tây đã nhiều lần đưa ra dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư công và đầu tư mạnh tay vào bất động sản.
Việc này đã dẫn đến bóng bóng bất động sản phình to và Trung Quốc không còn cách nào khác là phải cho xì hơi quả bong bóng này dẫn đến việc nhà đất ở Trung Quốc rớt giá chỉ còn phân nửa trong ba năm qua. Vì chôn một tỉ lệ vốn đáng kể vào bất động sản, các ngân hàng Trung Quốc rơi vào trạng thái thiếu khả năng chi trả và trở nên rất bấp bênh.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn một lượng tiền tươi khổng lồ đều đặn đổ vào từ bên ngoài như trị giá xuất khẩu 3 600 tỉ/ năm hay Đầu tư FDI trị giá 1 200 tỉ/năm (số liệu 2022), chưa kể con số không nhỏ về kiều hối. Dòng tiền này giữ cho cán cân thanh toán của Trung Quốc không suy sụp về tổng thể, mặc dù về cục bộ đã có lúc nguy ngập và có những tập đoàn phá sản như Evergreen.
Vấn đề ở chỗ nguồn tiền từ bên ngoài kể trên của Trung Quốc không phải từ Nga, quốc gia có quy mô kinh tế bằng 1/10 của Trung Quốc mà chủ yếu lại từ Mỹ và đồng minh.
Đó chính là lý do Trung Cộng chưa thể manh động mà phải đưa ra các giải pháp có vẻ dung hòa. Có lẽ trạng thái lý tưởng nhất là cuộc chiến kéo dài sẽ làm mất máu của cả Nga lẫn Phương Tây và chú Tầu cộng ung dung ngồi hưởng lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét