Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

THẾ SỰ: Giấc mơ hay giấc ngủ Trung Hoa


"Ai không biết lịch sử Trung Quốc thì đó không phải là người Việt". Câu nói nghe có vẻ kỳ lạ nhưng phản ánh một sự thật: sử Tàu là một kho tàng về trí khôn với vô vàn những câu chuyện, nhân vật đa diện, đa nghĩa lấp lánh đầy lý thú. Thuở nhỏ, mình là người say mê (thậm chí si mê) chuyện Tàu và thuộc làu những bộ sách Tam quốc chí, Đông Chu, Thủy hử, Tây du ký. Năm 1992, khi biên giới Việt Trung mới mở, mình cũng rất thích thú được bước chân sang phần đất Trung Quốc, lúc đó mọi người còn chưa dùng đến hộ chiếu là coi đó như là lần xuất ngoại đầu tiên.
Sách vở nói Trung Quốc có lịch sử 5000 năm nhưng trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước thì bên Tàu chưa có nhà nước tập quyền, tạm coi chỉ có những tiểu quốc nhỏ và cũng chỉ giới hạn địa lý ở hai bờ sông Hoàng Hà. Thời gian này tương ứng với việc Hy Lạp cổ đại tan rã để thiết lập nhà nước La Mã, cách đây khoảng 2300 năm. Đây có lẽ cũng nên coi là mốc thời gian bắt đầu của hai nền văn minh lớn nhất trong lịch sử nhân loại: văn minh phương Đông và văn minh Phương Đông, kéo dài khoảng 2000 năm. Vào thế kỳ 18, châu Âu bắt đầu chuyển mình bằng những cuộc cách mạng dân chủ tư sản thì Trung Quốc vẫn chìm trong đêm trường xã hội phong kiến. Lúc đó Napoleon đã nói một câu nổi tiếng: Trung quốc là người khổng lồ đang ngủ!
Ba trăm năm qua, người phương Tây đã đi khắp thế gian, xâm chiếm thuộc địa nhưng cũng đồng thời là khai phá văn minh, thực thi biết bao phát minh vĩ đại, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân loại.
Trong vài chục năm qua, Trung Quốc đã có những bước tiến nhảy vọt, trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Mao Trach Đông chết năm 1976 để lại cho những kế nhiệm là Hoa Quốc Phong một lúc 4 chức vụ: Chủ tịch Đảng, chủ tịch Quân ủy, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Trong 4 chức vụ đó, Chủ tịch quân ủy mang lại nhiều quyền lực nhất, cho nên khi Hoa mất chức này vào tay Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 thì chính Đặng mới là lãnh tụ tối cao. Mất hết chức vụ, Hoa vẫn còn là Ủy viên Trung ướng Đảng cho đến tận năm 2002, khi đã 82 tuổi, cho thấy Đặng khá coi thường Hoa, không coi Hoa là một đối thủ chính trị nguy hiểm. Chính sách mở cửa do Đặng khỏi xướng được coi là bắt đầu từ năm 1978 đã thu được những thành tựu to lớn, Trong hơn 30 năm, kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ 2 con số (tức trên 10%) và chỉ mới chậm lại trong khoảng 4-5 năm trờ lại đây.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc là niềm cảm hứng để Tập Cận Bình nói về "Giấc mơ Trung Hoa" hòng lấy lại niềm kiêu hãnh trong quá khứ. Tuy nhiên, những người am hiểu tình hình thì cho rằng câu nói đó với mục đích hô hào là chính chứ không có giá trị thực chất. Tệ nạn tham nhũng, thiếu pháp quyền, thiếu minh bạch là những rào cản cho sự vươn lên của Trung Quốc.
Trước đây, các nước phương Tây phải mang quân đi đánh, tàn sát vì những mục đích chiếm đoạt thì ngày này chỉ cần truyền thông nói rằng, kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ là đã đủ giới nhà giàu lũ lượt mang tiền của ra đi. Giới nhà giàu là tinh hoa về trí tuệ, họ không cả tin nếu không có cơ sở. Giấc mơ thực sự của họ là "dream to leave".
Vừa rồi mình có gặp một anh Tàu sang thăm con du học ở Sydney. Anh cũng từng là du học sinh, chỉ có điều anh sang Úc để học master còn con anh đi từ lúc trung học. Anh cho biết, tệ nạn tham những tại Trung quốc đã thuyên giảm. Mình hỏi, có phải do "đả hổ diệt ruồi không" thì anh bảo không, mà do internet. Một khi các vụ việc nhũng nhiễu, vòi vĩnh người dân bị tung lên mạng nên các quan tham có phẩn e dè ngần ngại hơn.
Theo một tài liệu, chỉ số thông minh IQ của người châu Á cầm đũa (Hoa, Nhật, Hàn, Việt) thậm chí còn cao hơn người da trắng (mức trung bình 105 so với mức 104). Nếu 4 sắc dân này mà liên kết với nhau chắc chắn sẽ đe dọa vị thế của phương Tây. Người châu Á cầm đũa không chỉ thông minh mà còn chăm chỉ và đạt hiệu suất làm việc rất cao.
Điểm yếu lớn nhất của chế độ Trung quốc cộng sản là sự thiếu minh bạch, từ đó đẻ là rất nhiều hệ lụy: thiếu kiểm soát quyền lực, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền và làm dân chung bất bình, mất lòng tin. Nếu khắc phục được yếu này đó chính là sự thức tỉnh của người khổng lồ. Điều đáng ngạc nhiên là giới cầm quyền lại thi hành chính sách hạn chế internet, cũng có nghĩa là hạn chế thông tin bằng cách cấm đoán google và facebook. Vậy thì họ muốn đất nước của họ hướng về giấc mơ hay vẫn tiếp tục đắp chiếc chăn bưng bít để ngủ ?
Ảnh: Bản đồ thời Tam quốc, một bằng chứng về quy luật tan hợp- hợp tan của Trung Quốc

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

CHÂU PHI HUYỀN BÍ

Châu Phi bao gồm châu Phi không đen ở phía Bắc, thuộc Thế giới Ả Rập (Arab World) và Châu Phi đen (Black Africa), nằm ở phía Nam sa mạc Sahara (sub Saharan).

Châu Phi đen và châu Phi Ả rập có những khác biệt sâu sắc và toàn diện về chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế và tôn giáo. Người châu Phi mũi tẹt, da đen, môi dày, tóc xoăn tít còn người Ả Rập thuộc chủng tộc Ấn Âu mũi cao, da trắng hoặc mai mái (một số người da đen hơn do lai với người da đen), tóc màu hung và xoăn vừa phải. Người Ả Rập đa số theo Hồi giáo, có chung ngôn ngữ; còn người da đen có nhiều thổ ngữ khác nhau và có xu hướng dùng tiếng Anh, kể cả các thuộc địa cũ của Pháp, Ý, Bồ Đào Nha cũng như tôn giáo chính là đạo Thiên chúa.

Thực ra không chỉ có khác biệt về con người. Do sự biến đổi về khí hậu và sự hình thành sa mạc Sahara, có một khoảng thời gian cách đây hàng trăm ngàn năm, các loài thực vật, các loài động vật và con người đã không thể sống được và phải đi "sơ tán" khỏi vùng Bắc Phi. Khi điều kiện khí hậu trở nên đỡ khắc nghiệt, cây cối và chim muông đã trở lại thì một luồng dân từ bên Tây Á tràn sang Bắc Phi. Nếu bạn nói chuyện với những người dân Ai Cập chẳng hạn, sẽ biết rằng không bao giờ họ nhận họ là người châu Phi.

Sa mạc Sahara mênh mông được ví như biển cả làm nên biên giới thiên nhiên giữa Bắc và Nam Phi. Trong quá khứ, người dân và các nước Bắc Phi giao lưu nhiều với châu Âu trong phạm vi vùng biển Địa Trung Hải hiền hòa chứ không thể vượt sa mạc đề làm bạn với các sắc dân phía Nam. Eo biển Gibranta rộng 12km là điểm gần nhất giữa Tây Ban Nha và Morroco, ngay cả hiện nay vùng đất bên kia eo Gibranta vẫn còn thuộc lãnh thổ Tây Ban Nha. 

Trong các tài liệu thống kê của các tổ chức quốc tế Liên hiệp quốc (UN), WTO, IFM, WB, hay UNESCO thì người ta vẫn xếp các nước Bắc Phi nằm trong nhóm đại Trung Đông (MENA), còn khái niệm Châu Phi (Africa) chỉ có các nước phía Nam Sahara. Chúng ta thử đi sâu vào các khu vực của châu Phi huyền bí (huyền nghĩa là đen), đặc biệt là các vùng có đặc trưng riêng như như Sừng châu Phi, Trung Phi, Nam phi và Madagasca.

Khu vực Sừng châu Phi (Horn of Africa) ngày nay là một điểm trũng của châu Phi và toàn thế giới về nghèo nàn và lạc hậu, nhưng lại có những trang sử hào hùng trong quá khứ vào bậc nhất châu Phi và thế giới. Với việc phát hiện ra bộ xương nổi tiếng mang tên Lucy, Sừng châu Phi được coi là cái nôi của nhân loại. Theo giả thiết, người thượng cổ xuất phát từ đây, đi ngược lên phía Bắc khi mà eo biển Bab Mandad hiện nay rộng 20km nhưng trước đây "dính" với lục địa Á Âu, và từ vùng đất Trung Đông, loài người tỏa ra hai hướng chính, sang phía Tây chính là người châu Âu và sang hướng Đông, trở thành người châu Á ngày nay.

Trong khoảng 10 thế kỷ, từ TK thứ nhất đến TK thứ 10, Sừng châu phi là lãnh địa của Vương quốc Aksum, với sự trị vì của dòng họ Solomon. Có những giai đoạn Aksum là một đế quốc hùng mạnh, được coi là một trong 4 thế lực lớn nhất trong lịch sử cùng với La mã, Ba tư và Trung hoa. Sau đó đế quốc Aksum suy yếu, chủ yếu do các thế lực Hồi giáo từ Trung Đông, bên kia biển Hồng Hải tràn sang. Dần dần, Sừng châu Phi bị chia cắt thành 4 nước, trong đó Somalia và Djibouti tách ra và gia nhập thế giới Arab; đến năm 1993, Eritrea tách khỏi Ethiopia. 

Ethiopia vẫn là quốc gia đông nhất ở Sừng châu Phi, với dân số 100 triệu người, chiếm 80% dân số khu vực. Trong thời kỳ các cường quốc châu Âu xâm chiếm châu Phi làm thuộc địa, Ethiopia là quốc gia duy nhất giữ được chủ quyền. Năm 1974, hoàng đế Haile Selassie bị đảo chính, chính quyền mới có định hướng xã hội chủ nghĩa do đại tá Mengistu đứng đầu. Tuy nhiên đến năm 1991, khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, nước Ethiopia XHCN không còn đứng vững. Chỉ cầm quyền có 17 năm, Mengistu đã đưa đất nước lâm vào cuộc chiến tàn khốc với Somalia láng giềng, biến Ethiopia từ một đất nước hùng mạnh trong khu vực trở thành quê hương của những đứa trẻ bị đói theo đúng nghĩa đen.

Để tìm hiểu về các quốc gia nằm trong khu vực trung Phi, cách tốt nhất có lẽ là nhìn vào mối quan hệ về ngôn ngữ. Ngôn ngữ Nigie-Congo hay còn gọi là ngôn ngữ Bantu theo nghĩa rộng là một hệ ngôn ngữ lớn thứ ba thế giới, chỉ sau ngôn ngữ Ấn-Âu và ngôn ngữ Hán-Tạng. Đây là thứ ngôn ngữ được sử dụng trải rộng gần hết lục địa châu Phi, không chỉ Trung Phi mà còn cả Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi. Tuy nhiên hệ Nigie-Congo có quá nhiều thứ tiếng, lên đến hàng ngàn loại, trong đó ngôn ngữ đông người dùng nhất cũng chỉ cỡ 10 triệu người. 

Trong quá khứ, khu vực Trung Phi đã từng xây dựng được những vương quốc phong kiến có nền văn minh chói lọi. Tuy nhiên, tệ nạn buôn người nô lệ đã chứng tỏ khu vực này vẫn còn chìm đắm trong những thể chế còn thấp hơn cả chế độ phong kiến, đó là chế độ chiếm hữu nô lệ. Nô lệ da đen châu Phi đã từng một "đặc sản" được chào bán ở Trung Đông, trước khi mở rộng quy mô sang châu Mỹ.

Madagasca là một quốc đảo và có những ngoại lệ khác hẳn với các nước châu Phi. Người Madagasca có nguồn gốc từ Nam đảo, tức cùng chủng tộc và ngôn ngữ với người Indonesia và Malaysia ngày nay. Sau này, một số người nói tiếng Bantu cũng vượt biển để sang đảo định cự trở thành một nhóm dân thiểu số. 
Madagasca cũng là thuộc địa của Pháp như Việt Nam, do đó từ thế kỷ trước đã có một số người Việt sang đảo để làm đồn điền.

Nam Phi là một Liên bang có lịch sử và mối quan hệ kinh tế, chính trị tách biệt với các nước châu Phi khác. Tại Nam Phi, người da trắng và người Ấn sang định cư khá đông, bây giờ còn có thêm người Hoa, và cũng nhiều người lai. Sau khi xóa bỏ chế độ Arpacthai vào năm 1990, chính quyền đã được chuyển giao cho người da đen. Nam Phi ngày nay là quốc gia mạnh nhất châu Phi về kinh tế, nước duy nhất có chân trong nhóm G20. Cape Town là thành phố cực Nam của châu Phi, gần mũi Hảo Vọng, với đa số dân da trắng. Nam Phi là quốc gia Châu Phi đen duy nhất mình từng đặt chân đến, mảnh đất cũng ở bán cầu Nam, có khí hậu và phong cảnh rất giống Úc.

TIẾNG CỒNG CUỐI CÙNG


Arsenal đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin khì hàng loạt ngôi sao trong đội đã nhất loạt không chịu ra hạn hợp đồng. Những cầu thủ chỉ còn từ 9 tháng cho đến 1 năm 9 tháng (tức tháng 6/2019) hết hạn hợp đồng khá đông, đặc biệt là những cầu thủ regular như Sanchez, Ozil, Walcott, Giroud, Welbeck, Carzola, Debuchy, Monreal, Ramsey, Whilshere, Mertesaker (đội trưởng), Koscialny (đội phó), hai thủ môn Cech và Ospina...và kể cả HLV Arsene Wenger.

Trong văn hóa lũy tre làng của Việt Nam, cổng làng được mở vào buổi sáng, tối đóng lại để đề phòng trộm cướp. Vào lúc nhá nhem tối, cồng chiêng được gióng lên để thúc giục dân làng đi về làng. 

"Tiếng cồng cuối cùng" là một trạng thái tâm lý. Nó gần giống với "rét nàng Bân" cắt da cắt thịt, chỉ trận rét cuối cùng trong mùa. Chị em nào đã đến tuổi hồi xuân thì cũng hiểu tại sao mình là có nhiều đam mê dữ dội không khác gì lúc xuân thì.

Arsenal đang sở hữu một đội hình "già" nhất trong kỷ nguyên Arsene. Phần lớn các cầu thủ sắp hết hợp đồng kể trên đều ở vào đội tuổi bên kia sườn dốc, và chỉ chờ tiếng cồng cuối cùng để kết thúc sự nghiệp.

Khi một cầu thủ được chuyển giao cho huấn luyện viên, anh đã có đủ các phẩm chất về kỹ thuật và thể lực để xung trận. Nhiệm vụ của HLV là chuẩn bị về chiến thuật và tâm lý cho từng trận đấu. Arsene là mẫu HLV không nổi bật về chiến thuật nhưng rất giỏi về tâm lý. 

Khi một đội bóng chơi dựa nhiều vào cảm xúc thì hay bị thất thường, có lúc rất hay, ngược lại, thi đấu dưới sức mình. Ngay trong 3 trận mở màn mùa bóng mới đây, Arsenal bị dẫn 2-3 trước Lecester đến tận phút 83 mà vẫn xoay chuyển được tình thế, giành phần thắng; trong khi thua tan nát 4-0 trước Liverpool.

Mùa chuyển nhượng năm nay, Arsenal bán 2 cầu thủ và cũng mua 2, gần như "hòa tiền" trong khi Man Utd và Man city mỗi đội bỏ ra gần 200 triệu bảng, Chelsie cũng ngốn hơn 100 triệu. Nói như vậy để thấy tình trạng của đội đang rất bi quan.

Hồi xưa, Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu. Do ít quân, bên Tào thua, Tào Tháo cho quân chạy về hướng một con sông lớn. Khi gần đến bờ, Tháo mới hô to lên rằng, đến sông rồi, chúng ta đã hết đường chạy, chỉ còn quyết sống mái mà thôi. Quân Tào ra sức chiến đấu, lại thành ra thắng.

Nếu Arsene áp dụng bài học này, Arsenal vẫn còn đôi chút hy vọng vớt vát. Đội hình của đội vẫn giữ được các ngôi sao chính, trong khi hai tân binh Kolasinac và Lacazette quá ấn tượng, mới được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất và nhì của đội trong tháng 8.

Hãy thử xem đội hình chính của đội:
Thủ môn vẫn là Cech, người được bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất của Premier League trong 28 năm qua. Dự bị hàng sang: Ospina.
Hậu vệ: mạnh nhất là bộ ba Mustafi, Kosscialny, và Kolasinac. Dự bị là một bộ ba khác cũng không tồi: Holding, Mertesaker, Monreal.
Tiền vệ: Bellerin, Xhaka, Ramsey và Whilshere. Sau khi đã bán 2 lựa chọn khác cho vị trí biên trái là Ox và Gibbs thì Arsene nên giao vị trí này cho Whilshere. Dự bị: Coquelin, Elneny, Iwobi và Chambers. 
Tiền đạo: Sanchez, Lacazette, Ozil. Các cầu thủ quá nổi tiếng để hỗ trợ: Welbeck, Giroud, Walcott.

Năm nay Arsenal không phải đá Champion League là một lợi thế (giống Chelsie năm ngoái).

Ba trận đầu, thua 2, cũng giống mùa giải trước thôi. Nếu tìm cớ để lạc quan thì năm nay thua 2 trận trên sân khách, còn mùa trước thua 2 trận trên sân nhà, , vậy mà vẫn kết thúc được 75 điểm. Đây là số điểm "bình thường" đủ để vào top 4, thậm chí Arsenal từng chiếm thứ tư với 63 điểm. Nhưng đã mơ thì phải mơ cao hơn chứ ai mơ top 4 làm chi.