Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Brighton le sands



Sự thật động Trời về WHO và ông TGĐ

Trước hết, ông Tedros Adhanom Ghebreyeus, người Ethiopia, tổng giám đốc của WHO không phải là một Bác sĩ (Medical Doctor) mà lại là một PhD trong lĩnh vực Community Health (sức khoẻ cộng đồng)
Đây là hai đẳng cấp khác hẳn nhau và người làm về sức khoẻ cộng đồng không thể có nhiều chuyên môn Y học như một Bác sĩ. Vậy vì sao ông này lại được làm Tổng giám đốc WHO?
Với cái bằng sức khoẻ cộng đồng, ông được bổ nhiệm bộ trưỏng Y tế của Ethiopia trong 7 năm và sau đó đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao trong 4 năm. Từ chức vụ này, Tedros được đề cử vào chức  tổng giám đốc của WHO.
Một điều cũng nên nói thêm, Tedros là người Eritrea, sinh ra và lớn lên tại Asmara, thành phố lớn nhất và nay là thủ đô của nước này. Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, vào thời gian Ethiopia còn là một nước xã hội chủ nghĩa, ông là Đảng viên đảng lao động, tên gọi chính thức của Đảng Cộng sản.
Năm 1993, Ethiopia tan vỡ, Eritrea tách ra trở thành nhà nước độc lập thì Tedros không hồi hương mà ở lại phục vụ cho nước Ethiopia mới, nhưng vẫn là nước lớn, với 110 triệu dân, đông thứ nhì tại Châu Phi.
Trong thời gian làm Bộ trưởng Y tế Ethiopia, Tedros đã tạo ra điều động trời là che dấu ba dịch bệnh nguy hiểm (epidemics) vào các năm 2006, 2009, và 2011. Với kinh nghiệm và khả năng che giấu dịch bệnh, rất có lý khi Trung Quốc rất muốn Tedros dẫn dắt WHO.

Tedros đang cười cầu tài
Ông này trước đó còn được mời về phát biểu tại Đại học Bắc Kinh. Sau khi được bổ nhiệm làm TGĐ WHO, buổi gặp gỡ đa phương đầu tiên cũng tại Trung Quốc, mục đích để sử dụng WHO như một công cụ để khẳng định lại nguyên lý một Trung Quốc nhằm đối phó và đảm bảo không công nhận Đài Loan là một thực thể độc lập trên trường quốc tế.
Ngày 20/8/2017, Tedros ký thoả thuận với bộ trưởng Y tế Trung Quốc Li Bin về việc tăng hỗ trợ tài chính 50% của Trung Quốc cho WHO.
Từ rất sớm, Đài Loan đã lên tiếng cảnh báo WHO vào 31/12/ 2019 rằng virus Corona có thể lây nhiễm chéo từ người sang người. Nhưng chính vì WHO đã bị mua chuộc bởi Trung Quốc và không công nhận sự tồn tại của Đài Loan, WHO mặc kệ lời cảnh báo như không có chuyện gì xảy ra.
Tổng Giám đốc WHO Tedros, đáng ra phải là người cảnh báo thế giới về hiểm hoạ Corona, lại trở thành kẻ cầm đầu trong việc che đậy dịch bệnh thảm hoạ toàn cầu, che giấu hộ cho “các đồng chí” Trung Quốc
Ngày 28/1, Tedros trơ trẽn ca ngợi chính phủ Trung Quốc ứng phó tốt với dịch bệnh và công khai khuyên toàn thế giới giữ bình tĩnh và không phản ứng thái quá.
Ngày 3/2, một ngày sau khi Mỹ cấm bay đối với Trung hoa đại lục, Tedros tuyên bố việc ngừng giao thương, đi lại với Trung Quốc là không cần thiết.
Khi dịch bùng phát toàn cầu, WHO vẫn không tuyên bố “Đại dịch”, dẫn đến việc thượng nghị sĩ Mỹ Martha McSally lên tiếng cảnh báo Tedros lừa dối cả thế giới vào ngày 4/3.
Lời kêu gọi Tedros từ chức Tổng Giám đốc WHO đã nhận được một triệu chữ ký ủng hộ.
Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã gián tiếp gây ra cái chết của hàng trăm ngàn và có thể là hàng triệu người, đồng thời đẩy kinh tế thế giới xuống bờ vực thẳm và hàng loạt các hệ luỵ xã hội không thể tưởng tượng được.
Khi bị Mỹ cắt tiền tài trợ, Tedros cho rằng đó là một hành động chính trị hóa, nhưng chính WHO đã biến thành một công cụ chính trị dưới danh nghĩa “Y tế thế giới” cao đẹp.

Trung tâm nghiên cứu Vũ Hán dùng thiết bị cũ rích, virus có thể lọt ra ngoài dễ dàng

Giả thuyết đang được lan truyền rất mạnh về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vừa được nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Y học của Pháp Luc Montagnier đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên trang web chuyên về y học ngày 16/4 và sau đó là trong buổi trả lời trên kênh truyền hình Pháp Cnews ngày 17/4.
Theo Giáo sư Luc Montagnier, ông và đồng sự của mình, là nhà toán học đã nghiên cứu các đoạn gen được giải mã của virus SARS-CoV-2 và phát hiện trong đó có một đoạn gen mã hoá thông tin (ARN) của virus HIV.
Do đó, giáo sư này cho rằng, virus SARS-CoV-2 không phải có nguồn gốc tự nhiên và cũng không phải xuất phát từ chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán như thông tin ban đầu.
Giả thuyết được Giáo sư Luc Montagnier đưa ra là các nhà sinh học phân tử tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã cấy đoạn gen của virus HIV vào virus corona, với mục đích là tạo ra một loại vaccine ngăn ngừa bệnh AIDS và do một sự cố công nghiệp virus này đã bị phát tán ra ngoài.
Giáo sư Luc Montagnier

Hình ảnh từ bên trong Viện Vi-rút bí mật Vũ Hán cho thấy một con dấu bị hỏng trên cửa của một trong những tủ lạnh được sử dụng để chứa 1.500 chủng vi-rút khác nhau - bao gồm cả dơi coronavirus đã nhảy sang người với tác động tàn phá như vậy.
Những bức ảnh, được phát hành lần đầu tiên bởi tờ China Daily của nhà nước vào năm 2018, đã được công bố trên Twitter vào tháng trước, trước khi bị xóa. Một bình luận có nội dung: Tôi đã thấy những con dấu tốt hơn trên tủ lạnh trong nhà bếp của mình.
Tuần trước, tờ The Mail on Sunday cũng tiết lộ rằng Viện Vũ Hán đã tiến hành thí nghiệm corona virus trên dơi bắt được từ hơn 1.000 dặm ở tỉnh Vân Nam, được tài trợ bởi một ngân khoản 3,7 triệu USD của chính phủ Mỹ. Trình tự bộ gen Covid-19 đã lần theo dấu vết của những con dơi chỉ được tìm thấy trong những hang động đó.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng một trong những cách tốt nhất mà Trung Quốc có thể cho thấy sự hợp tác sẽ là "cho thế giới vào và để các nhà khoa học thế giới biết chính xác điều này xảy ra như thế nào, chính xác là loại virus này bắt đầu lây lan như thế nào”.
Những nghi ngờ về sự che đậy của Trung Quốc gia tăng hơn nữa sau khi Washington Post tiết lộ rằng các nhà ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh đã viết báo cáo về phòng thí nghiệm Vũ Hán năm 2018, cảnh báo Bộ Ngoại giao rằng 'phòng thí nghiệm về dơi coronavirus và khả năng lây truyền từ người sang người của họ có nguy cơ một đại dịch giống như SAR mới".
Các nguồn tin tình báo Hoa Kỳ nói rằng ngay sau khi dịch coronavirus bắt đầu, các quan chức tại phòng thí nghiệm đã phá hủy các mẫu virus, xóa các báo cáo ban đầu và các bài báo học thuật siêu cấp - và sau đó cố gắng đổ lỗi cho thị trường ẩm ướt của Vũ Hán, nơi bán động vật hoang dã tiêu dùng.
Các nguồn tin tin rằng "Bệnh nhân Zero là một thực tập sinh tại phòng thí nghiệm, người đã truyền virut vào cộng đồng địa phương bằng cách lây nhiễm cho bạn trai của cô”.
Tổ chức Y tế Thế giới, đối mặt với cáo buộc đồng lõa với Bắc Kinh về đại dịch, đã nhanh chóng chấp nhận và tuyên truyền lý thuyết về thị trường động vật hoang dã.
Mặc dù vậy, các nguồn tin của Chính phủ Anh nói rằng bằng chứng cho thấy loại virut này là zoonotic, có nguồn gốc từ động vật - vẫn phù hợp với lý thuyết rằng nó lần đầu tiên truyền sang người do tai nạn.
Bắc Kinh khẳng định rằng việc Trung tâm nghiên cứu virus học chính của đất nước có trụ sở tại thành phố ở trung tâm của vụ đại dịch chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Người lao động tại UAE tiếp tục kêu cứu

Sau lá thư ngỏ đầu tiên và đặc biệt là sau hai chuyến bay của Vietnamairlines vào 6 và 8/4 chở người lao động và du học sinh từ Nhật Bản về nước, người lao động Việt tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lại phát lá thư thứ hai.
Bức thư có đoạn:
“Tình hình đại dịch COVID 19 tại U.A.E nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung cùng trên toàn thế giới đang có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Số người nhiễm bệnh và tử vong ngày càng tăng cao ,vượt qua khả năng kiểm soát của các quốc gia.
Tính đến hôm nay,12/4/2020 tai U.A.E, tổng số người nhiễm là 4123người, số ca tử vong là 20người, số ca chữa khỏi là 680người. Với tổng dân số dưới 10 triệu người, kể cả người nước ngoài, thì con số 4123 người nhiễm là rất cao.
Trước tình hình dịch COVID chưa có dấu hiệu giảm, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho người nhập cư và lao động, Chính phủ U A.E đã quyết định cho phép các hãng hàng không quốc gia đưa công dân các nước hồi hương.
Bộ lao động U.A.E cũng vừa mới ban hành chính sách nhập cư mới, theo đó, chính phủ U.A.E sẽ hạn chế hoặc không cấp phép visa lao động cho công dân các nước không đón công dân về nước trong giai đoạn hết sức khó khăn và nguy hiểm này.
Vì vậy chúng tôi tha thiết mong Thủ tướng và chính phủ sớm cấp phép cho các chuyến bay đưa công dân hồi hương...
Theo chúng tôi được biết thì đến nay, những người hồi hương và cách ly đợt trước ở trong nước cơ bản đã xong, trong khi đó khoảng 80% đồng bào Việt Nam tại U. A.E đã nghỉ việc không lương, nhiều người không còn tiền mua đồ ăn, không có tiền thuê nhà trọ và bị đuổi khỏi nhà.
Chúng tôi đã chọn ở lại để giảm bớt gánh nặng cho đất nước trong giai đoạn đầu khi mà cộng đồng người Việt Nam khắp năm châu lũ lượt kéo nhau về. Và bây giờ, chúng tôi hy vọng với chủ trương ưu tiên tính mạng đồng bào. KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU Thủ tướng Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ cho chúng tôi được hồi hương.
Nếu chậm trễ, chúng tôi sợ rằng sẽ có nhiều người trong cộng đồng người Việt Nam tại U. A.E nhiễm bệnh và hậu quả sẽ rất khó lường. Kể cả khi chúng tôi được về và thực hiện cách ly thì nguy cơ lây nhiễm chéo cũng rất cao.
Một lần nữa chúng tôi tha thiết mong Thủ tướng Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam tại U. A.E sớm tạo điều kiện cho đồng bào được sớm hồi hương khi mọi thứ đang trong tầm kiểm soát”.
Trong hai chuyến bay vừa qua, Hàng không Vietnamairlines đã đưa được khoảng 600 người lao động và du học sinh từ Nhật Bản về nước; ở chiều ngược lại, mang được một số vật phẩm cứu trợ y tế cho nhân dân Nhật Bản, thể hiện tình hữu nghị và quan hệ gắn bó giữa hai nước.
Trong lá thư nói trên, người lao động của UAE cho rằng, Chính phủ UAE sẽ không cấp hoặc hạn chế cấp visa lao động trong tương lai cho quốc gia nào không nhận công dân về nước. Rõ ràng đây là một yếu tố cần cân nhắc để giữ gìn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với UAE trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Được biết Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã hướng dẫn đăng ký danh sách của người lao động Việt Nam tại UAE có nguyện vọng hồi hương. Có thể vì số lượng chuyến bay có hạn nên trong hướng dẫn lấy danh sách lưu ý ưu tiên các đối tượng có vấn đề sức khỏe và đã hết hạn hợp đồng lao động.
Mặc dù tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay được coi là “ổn định” nhưng báo chí trong nước đưa tin về kiến nghị kéo dài thời gian cách ly thêm “ít nhất một tuần nữa”. Điều đó dẫn đến khả năng Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định rằng ngày 15/4 tới chưa phải là ngày kết thúc việc cách ly.

Vanuatu vẫn bình yên sau Lốc xoáy Harold và Covid 19

Một cơn lốc xoáy lịch sử mang tên  Harold vừa đổ bộ vào quốc đảo Vanuatu đã làm cho 6 người thiệt mạng, một số nơi bị cup điện và hiện tương lũ lụt tại thành phố Luganville. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Úc và New Zealand, các hoạt động của quần đảo đã trở lại bình thường.
Cộng hòa Vanuatu bao gồm 83 hòn đảo lớn nhỏ  tạo thành hình chữ Y trải dài từ bắc xuống đông nam trong một diện tích rộng 450,000 cây số vuông của vùng biển Nam Thái bình dương.
Trong số các hòn đảo của Vanuatu, Santo là hòn đảo lớn nhất, rộng 3,677km2. Thủ phủ của Santo là Luganville, thành phố lớn và đông dân thứ hai sau thủ đô chính thức Port Vila. Có thể gọi Luganville là thủ đô phía bắc của nước Vanuatu. 
Người ta nói rằng vào thể kỷ 19, dân số trên quần đảo trù phú này lên đến một triệu người. Nhưng do các nhà truyền giáo và các thương nhân buôn bán đàn hương và các giống dân khác tới đây sinh sống làm ăn mang theo bệnh tật khiến cho dân số khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ chỉ còn 45,000 người.
Theo tài liệu của Bộ Thương mại và Du lịch nước này, năm 1848, mục sư John Geddie thiết lập cơ sở truyền giáo Presbyterian đầu tiên nhưng chính người Âu Châu đã mang theo các dịch bệnh của họ tới làm dân chúng địa phương bị lây và chết như rạ.
Trong khi truyền đạo, các giáo sĩ Tin lành đã tìm cách chấm dứt  tập tục ăn thịt người ở đây và có lúc cấm người bản xứ uống ượu truyền thống kava (một loại rượu làm từ rể cây) nhưng đến nay người dân vẫn còn giữ nguyên những nét văn hóa cổ truyền, kể cả uống rượu kava và thờ các loại thần thánh.
Người Pháp từng đưa người Việt Nam từ Miền Bắc sang Tân Đảo (New Caledonia) và Tân Thế Giới (New Hebrides) làm đồn điền cao su.
61 Released from Quarantine
Rời khu cách ly
Năm 1980, New Hebrides thành lập nền cộng hòa với tên gọi mới: Cộng hòa Vanuatu, nghĩa là Đất nước Trường cửu. Ngày nay, dân số trong quần đảo đạt 300,000 người, đặc biệt có khoảng 200 người Việt.
Hiện Vanuatu nằm trong số hơn mười nước hiếm hoi trên thế giới chưa có một ca bệnh Corona nào. 61 công dân nước này từ ngoại quốc trở về đã vừa mãn hạn cách ly 14 ngày.

Mỹ và đồng minh đồng lòng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc

Đại dịch coronavirus đã khiến các doanh nghiệp và các nhà lập pháp Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực để đưa chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Mỹ từng được cho rằng sẽ không bao giờ rút khỏi Trung Quốc hoàn toàn vì nước này là một thị trường quá lớn để bỏ qua. Nhưng virus đã khiến nhiều doanh nghiệp chú ý rằng họ cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, Tổng thống Trump và các thành viên của Quốc hội đang tính đến việc tuyên bố thay đổi các quy tắc thương mại để làm nản lòng các đối tác Trung Quốc.
Michael Dunne, giám đốc của ZoZo Go, một nhóm tư vấn ô tô có trụ sở tại Trung Quốc cho biết, xu hướng của các nhà sản xuất đang xem xét lại Trung Quốc như là một nguồn bắt đầu trước khi có virus. Thuế quan gây ra bởi cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump với Bắc Kinh đã buộc nhiều công ty nhận ra rằng họ phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực và dễ bị tổn thương nếu các điều khoản thương mại bị thay đổi. Nhiều người đã tìm kiếm ở những nơi khác trong Châu Á và khu vực Thái Bình Dương để tìm nguồn nguyên liệu hoặc thiết lập sản xuất.
"Bây giờ, với coronavirus, sự khẩn cấp đã được tăng cường. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp thấy mình thực sự là con tin cho các sự kiện bên trong Trung Quốc và rằng, không có nguồn bên ngoài Trung Quốc, họ dễ bị tổn thương", Dunne nói.

Viện Quản lý cung ứng phi lợi nhuận đã báo cáo rằng 62% các công ty báo cáo sự chậm trễ trong việc nhận đơn đặt hàng từ Trung Quốc và 53% báo cáo có một thời gian khó khăn thậm chí nhận được thông tin về những gì đang xảy ra bên trong Trung Quốc. Những người đang đối phó với virus tốt nhất là những người đã đa dạng hóa cơ sở nhà cung cấp của họ trước đây, giám đốc ISM Thomas Derry nói với Washington Examiner.
Derry nói: "Động thái đa dạng hóa chắc chắn đã tăng tốc vào mùa thu khi thuế quan 25% của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc trở nên rõ ràng. Lấy nguồn cung cấp thay thế trở thành chiến lược chính của nhiều công ty", Derry nói. "Sự kết hợp của thuế quan và bây giờ là sự bùng phát coronavirus đã đẩy nhanh hơn nữa tiến trình “thoát Trung”.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar cho biết tại một phiên điều trần quốc hội vào tháng trước rằng một vấn đề quan trọng trong việc đối phó với virus là chuỗi cung ứng y tế "được toàn cầu hóa và gắn bó với Trung Quốc" và cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ là một sự thức tỉnh.
Toàn cầu hóa đã đưa Hoa Kỳ và các nền kinh tế Trung Quốc dần dần gần gũi hơn trong hai thập kỷ qua. Năm 1998, hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đạt tổng cộng 71 tỷ USD hàng hóa, không được điều chỉnh theo lạm phát, trong khi Hoa Kỳ đã xuất khẩu trở lại 14 tỷ USD. Vào năm 2018, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt tổng cộng 540 tỷ USD và xuất khẩu đạt 120 tỷ USD. Với hậu quả của thương chiến, nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 59 tỷ đô la vào năm 2019, trong khi nhập khẩu của Mỹ giảm 42 tỷ đô la.
Trong khi đó, Nhật Bản đã dành 243,5 tỷ Yên gói hỗ trợ kinh tế kỷ lục để giúp các nhà sản xuất chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khi đại dịch coronavirus phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
Ngân sách bổ sung, được biên soạn để bù đắp những tác động tàn phá của đại dịch, bao gồm 220 tỷ yên cho các công ty chuyển sản xuất trở lại Nhật Bản và 23,5 tỷ cho những người tìm cách chuyển sản xuất sang các nước khác, theo chi tiết được đăng trực tuyến.
Động thái này trùng khớp với những gì đáng lẽ phải là một lễ kỷ niệm mối quan hệ thân thiện giữa hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản trong tháng này, nhưng đã bị hoãn trước khi virus bắt đầu lây lan qua Nhật Bản. Không có ngày mới đã được thiết lập.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong điều kiện thông thường, nhưng hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm gần một nửa trong tháng 2 do sự lây lan đã đóng cửa các nhà máy quan trọng của họ, khiến các nhà sản xuất phụ tùng của Nhật Bản bỏ đói.
Điều đó cũng nói lên việc giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Trung Quốc như là một cơ sở sản xuất. Hội đồng chính phủ về đầu tư trong tương lai vào tháng trước đã thảo luận về ý tưởng chuyển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trở lại Nhật Bản và để sản xuất các hàng hóa khác được lan rộng khắp Đông Nam Á.
Shinichi Seki, một nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết, sẽ có một sự thay đổi. Seki cho biết một số nhà sản xuất Nhật Bản tại Trung Quốc tập trung vào xuất khẩu đã cân nhắc việc chuyển đi.
Nhật Bản xuất khẩu một phần lớn hơn nhiều của các bộ phận và hàng hóa thành phẩm một phần sang Trung Quốc so với các quốc gia công nghiệp lớn khác. Một cuộc khảo sát vào tháng 2 của Tokyo Shoko Research Ltd. cho thấy 37% trong số hơn 2.600 công ty đã trả lời đang đa dạng hóa việc mua sắm đến những nơi khác ngoài Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe.
Vẫn còn phải xem chính sách này sẽ ảnh hưởng đến Thủ tướng Shinzo Abe như thế nào trong nỗ lực kéo dài nhiều năm để khôi phục quan hệ với Trung Quốc.
Các giai đoạn ban đầu của đợt bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc dường như đã làm ấm lên mối quan hệ thường xuyên lạnh nhạt giữa hai nước. Nhật Bản cung cấp viện trợ dưới dạng mặt nạ và đồ bảo hộ - và trong một trường hợp, một lô hàng được đi kèm với một đoạn thơ cổ của Trung Quốc.
Trong một bước đi khác, Trung Quốc tuyên bố Avigan, một loại thuốc chống vi-rút do Fujifilm Holdings Corp sản xuất, là một phương pháp điều trị hiệu quả cho coronavirus, mặc dù nó vẫn chưa được người Nhật chấp thuận cho sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều người ở Nhật Bản có xu hướng đổ lỗi cho Trung Quốc đã xử lý sai các giai đoạn đầu của dịch bệnh và Thủ tướng Abe đã không chặn du khách khỏi tất cả Trung Quốc sớm hơn.
Trong quan hệ với Úc, một chuyến bay từ Vũ Hán chờ theo các thiết bị y tế vừa hạ cánh xuống sân bay Sydney. Mặc dù vậy, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được coi là đã sụp giảm thảm hại dẫn đến một loạt các của hàng bán lẻ phải đóng cửa do thiếu nguồn cung ứng. Thậm chí các đại siêu thị hàng đầu như Mayers, K-Mark và Bunning cũng khó tránh được việc đóng cửa vĩnh viễn.

Thời điểm khai tử của báo giấy

Ngày 7.4, Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ báo chí và người làm báo do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo đó, dịch cúm Vũ Hán đã tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội; các cơ quan báo chí trong cả nước gặp nhiều khó khăn; nhiều Tòa soan doanh thu phát hành, quảng cáo sụt giảm từ 40 - 50%.
Bên cạnh đó, chi phí cho lực lượng phóng viên tác nghiệp trong khu vực có dịch tăng cao đột biến, ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và đời sống của người làm báo.
Trên thực tế, hàng trăm tờ báo giấy Việt Nam đã sống trong tình trạng “ngoắc ngoải” từ nhiều năm qua, và khi Đại dịch ùa đến, một số tờ báo đã buộc phải khai tử. Ngày 30/3, báo Vietnam News thông báo sẽ tạm dừng xuất bản, cùng ngày, Báo Phụ nữ Thủ đô thông báo tạm dừng xuất bản hai ấn phẩm báo giấy là tuần báo Báo Phụ nữ Thủ đô và Đặc san Đời sống - Gia đình cũng vì lý do dịch bệnh.
Tiếp theo, ngày 31/3, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cho phép tạm dừng xuất bản báo in Quảng Ninh hằng ngày.



Ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, nhận định rằng đại dịch Covid-19 là đòn chí tử vào các tờ báo vốn đang chật vật. Ông nói: "Cấm tụ tập nơi đông người, hạn chế ra ngoài đường và việc cách ly xã hội hai tuần chắc chắn gây khó khăn cho việc bán báo".
"Các tờ báo có sự bảo trợ của nhà nước như Nhân dân, Quân đội nhân dân thì tình hình không đáng lo ngại. Nhưng những tờ báo tự phát hành chắc chắn sẽ trắc trở hơn nhiều. Trong khi đó, nhà nước không có khả năng để bảo trợ cho các tờ báo khác. Những tờ báo không còn khả năng in và phát hành có lãi thì tôi nghĩ họ sẽ tự đóng cửa và một số nhân viên phải tìm việc khác". Ông Khế chia sẻ thêm.
Ngoài ra là việc những tập đoàn lớn đăng quảng cáo rất nhiều nên trên thực tế đã thao túng các báo, họ không được phép đăng các thông tin bất lợi và tiêu cực về những tập đoàn ấy",
Khó khăn lớn nhất của báo in là vấn đề về khách hàng quảng cáo. Nguồn thu quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng do các khách hàng cũng đang khó khăn. Đây cũng là khó khăn chung không riêng ở Việt Nam mà còn thấy ở Úc.
Từ hôm nay, 60 tờ báo in của Úc cũng đồng loạt đình bản. Vào thời kỳ hoàng kim, một số tờ báo Úc từng làm mưa làm gió trên thị trường thông tin với số lượng phát hành lên đến 1-2 triệu bản/ngày, trong khi dân số Úc chưa đầy 20 triệu vào hồi đó.
Đến khi bị cạnh tranh bởi báo mạng, báo chí Úc đã có bước chuyển mình ngoạn mục để từ báo bán sang báo miễn phí. Đến nay, hầu hết các tờ báo Úc là báo phát miễn phí và được “địa phương hóa” theo từng địa bàn nhỏ; trong khi các tờ báo toàn quốc hoặc toàn tiểu bang bị thu hẹp và đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành.
Báo giấy bị mất người đọc trước hết là vì sự phát triển của mạng xã hội. Mạng xã hội không chỉ nhanh nhạy, kip thời mà còn là một diễn đàn đa nguyên, đa ngôn ngữ, rất thân thiện với người đọc.
Tuy nhiên, báo mạng cũng có vấn đề của nó, nếu mô hình kinh doanh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. Để được phát tán và có lượng độc giả (views) như yêu cầu của thân chủ quảng cáo, báo mạng phải tuân theo các thuật toán, gọt dũa từ ngữ để “tag” theo cách tính GA và mỗi khi GA này thay đổi thì các báo lại phải tìm cách cuốn theo.
Để giải quyết tình trạng này, các tòa soạn cần xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên việc đọc trực tuyến trả tiền (subcription).
Các tờ báo lớn trên thế giới, như New York Times, Financial Times, Wall Street Journal… có mô hình tính tiền người đọc trực tuyến rất thành công. Chẳng hạn với Financial Times, thì CEO John Riddingddax nói với  với tạp chí Fast Company rằng quảng cáo chỉ chiếm một phần nhỏ  doanh thu của tờ báo.
Trước làn sóng khai tử của báo giấy, một số tờ báo tiếng Việt tại Úc như Việt Luận, Dân Việt, Văn nghệ cũng đành phải tạm biệt cuộc chơi. Các tờ báo giấy của Úc thì nay đã chuyển hướng sang báo mạng, với việc khuyến mại 4 tuần đọc miễn phí. Tuy nhiên, với độc giả người Việt, đọc báo mạng không trả tiền đã trở thành thói quen không dễ thay đổi.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Ảnh chụp từ ban công


Đi tìm lối thoát cho dịch bệnh Cô Vy?


Hôm nay là ngày thứ 10 trong số 90 ngày cách ly của Úc. Gói cứu trợ thất nghiệp có giá trị trong 6 tháng. Phóng viên đã hỏi Thủ tướng ScoMo rằng tại sao ông đưa ra con số 6 tháng và liệu đến lúc đó mọi chuyện có "xong" không. Câu trả lời là: không biết!

Cách duy nhất thoát khỏi dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu là miễn dịch cộng đồng. Nếu chỉ một số nước miễn nhiễm thì chưa có giá trị gì vì mầm bệnh vẫn còn, việc phong tỏa quốc tế vẫn tiếp tục.

Trong quá khứ, tất cả các dịch bệnh muốn kết thúc, theo nghĩa không còn đáng sợ, đều theo con đường này.

Muốn vậy, cần "lên đỉnh" nghĩa là chấp nhận sự lây nhiễm số đông. Điều đáng chú ý là không phải thêm lây nhiễm là thêm tử vong.

Bằng cách điều trị như Đức, hay mới đây là Mỹ, tỉ lệ tử vong đang hạ xuống rất thấp. Nếu có vaccine thì tỉ lệ chết còn thấp hơn nữa.

Số ca nhiễm toàn cầu đã vượt qua con số một triệu, không biết đây là tin vui hay tin buồn, vì như nói ở trên tăng "ca" chưa chắc đã tăng số người chết nhưng đây là điều kiện bắt buộc để sản sinh kháng thể tự nhiên của con người.

Thực sự, mình thấy có những thông tin khác quan trọng hơn. Ví dụ vấn đề tâm lý hoảng sợ, chuyện banh kinh tế, rồi theo những tin đồn mới nhất về chiến tranh ở Biển Đông.

Ai cũng mong tình trạng này chấm dứt, nhưng đâu là kịch bản ?

Cả thế giới điên rồi

Người nào cả gan bảo cả thế giới điên thì đó là một kẻ không phải dở hơi thì cũng cám hấp.

Nhưng mình chấp nhận như vậy để nói ra những bức bối trong lòng.

Một nửa dân số thế giới bị cách ly và phong tỏa. Cuộc sống hoàn toàn đảo lộn, tội nhất là trẻ con không được tham gia các hoạt động thể chất và bị thất học.

Con vẹt cũng nói được rằng mạng sống là quý giá và phải làm gì đó để giữ sự sống. Nhưng có thật là như vậy?

Một mạng người cũng quý huống chi là mấy chục ngàn người đã chết vì Cô Vy, nhưng hãy suy nghĩ bằng lý tính. Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên và ngày nào cũng có 150,000 người chết chứ không ít.

Hằng năm thế giới có 60 triệu người chết với các lý do như cúm thông thường, ung thư, sida, các bệnh khác... vì tai nạn giao thông, thiên tai, cháy hay lụt, đánh nhau và tất nhiên là do già.

Cần nhìn cuộc khủng hoảng hiện nay một cách toàn diện, bao gồm vấn đề sức khỏe, vấn đề kinh tế và xã hội (việc làm, giáo dục).

Chúng ta không thể bỏ rơi các bệnh nhân khác để cứu bệnh nhân Corona. Tương tự, không nên vì khía cạnh y tế mà hy sinh kinh tế.

Báo trong nước đã đưa tin hai trường hợp tự tử vì mất việc làm và nghèo khó. Nếu cứ lockdown thế này thì hậu quả đương nhiên sẽ là phá sản, thất nghiệp, trộm cắp, đĩ điếm.



Ông TGĐ WHO nói rằng phải tối thiểu 1 năm nữa mới có vaccine. Chỉ sợ đến lúc đó Corona lại mọc thêm chủng mới và có thể chẳng bao giờ có vaccine.

Một cách khác là miễn dịch cộng đồng, khi có số đông nhiễm bệnh thì sẽ tạo ra kháng thể tự nhiên. Như bà Merkel Thủ tướng Đức cho rằng có thể 40% dân số nước này sẽ dương tính.

Cùng một lúc 40% dân số thì sẽ quá tải y tế, nhưng nếu flatten the curve trong 2-3 năm, mỗi thời điểm chỉ có vài chục ngàn ca active thì lại là điều khả thi.

Khi số ca nhiễm tăng thì tỉ lệ tử vong giảm và nó sẽ ngang bằng với tỉ lệ cúm thông thường.

Cả hai cách nói trên đều khá lâu, trên bình diện toàn cầu, mặc dù cá biệt một số nước có thể xóa sổ nó sớm hơn.

Trên thực tế, hiện nay vẫn có vài nước chưa nhiễm ca nào hoặc nhiễm rất ít. Đó là các nước Châu Phi và cả các nước có chung biên giới với Trung Quốc như Lào, Mianma, Bangladesh, Nepal, Bhutan, các nước trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Dù ít ca, cuộc sống của các nước này vẫn không thể coi là bình thường. Vì thế, nếu một số nước hạ giảm số lượng nhiễm bệnh hoặc xóa hẳn nhưng thế giới vẫn còn thì họ vẫn phải tiếp tục cách li.

Còn một cách nhanh gọn nhất. Chính truyền thông, bao gồm truyền thông truyền thống và mạng xã hội đã bơm lên nỗi sợ Corona thì chính nó có thể chọc cho quả bóng xì hơi.

Cái vòng tròn thế này: chính quyền bị dân chúng ép làm mạnh tay để phong tỏa virus, dân thì do truyền thông bơm, vậy ai là kẻ đứng đằng sau truyền thông?

Hạ hồi sẽ biết kẻ đó, nhiều khả năng là những kẻ trục lợi để đề cao AI, big data, 5G... Khi chúng ăn đủ thì một ngày đẹp trời, có thể ngày mai hoặc tuần sau, sẽ giật dây cho media rằng Corona chẳng có đáng sợ, mọi người cần trở về cuộc sống bình thường. Thế là xong!

Có hay không việc Thủ tướng Úc mời du học sinh “về quê”?

Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison thông báo về những việc nên làm của du học sinh và những người sở hữu visa tạm trú rằng nếu du học sinh cảm thấy rằng không đủ khả năng sinh sống tại Úc thì nên ”go home”  và cả những người đang du lịch ở Úc cũng vậy, đây không phải thời gian thích hợp để du lịch.
Lời phát biểu đã dấy lên dư luận xôn xao trong cộng động du học sinh Việt Nam, hiện đã lên đến 25,000 mà đa số ý kiến cho rằng đối mặt với việc về nước thì quả là “sự thật phũ phàng”. Những du học sinh là những người khá gian truân vừa học vừa làm, nộp học phí đồng thời đóng góp thuế má cho chính quyền.
Đến sáng hôm nay, ngày 4 tháng 4 năm 2020, Quyền Bộ Trưởng Di Trú, ông Alan Tudge (người tạm thay ông Peter Dutton đang điều trị bệnh cúm Corona) đã ra thông cáo báo chí và giải thích khá chi tiết về tình trạng của những người đang sống tạm trú tại Úc.

Ngoài ra là nhiều công dân New Zealand theo thỏa thuận đặc biệt giữa hai nước, một số người tạm trú với mục đích chờ visa định cư (PR), và có thể hiểu một số lượng nào đó người sống bất hợp pháp.
Từ trước giờ, bất cứ ai sở hữu visa tạm trú đều phải có sự cam kết rằng họ sẽ đủ khả năng để trang trải trong vòng 1 năm đầu tiên tại Úc, trong đó có visa học sinh.
Những người giữ thị thực làm việc và học tập được quyền làm việc và phải nộp thuế cho chính phủ, đổi lại họ được hưởng các dịch vụ và phúc lợi công cộng. Ví dụ giao thông công cộng là lĩnh vực được chính phủ bù lỗ nên giá vé tàu xe mới thấp hơn giá thành.
Trên thực tế, do quy định thời gian làm chỉ có 40 giờ mỗi hai tuần và kinh nghiệm còn hạn chế nên thu nhập của du học sinh không cao, do đó các em thường được hoàn trả phần lớn hoặc toàn bộ thuế thu nhập vào cuối năm tài chính.
Những người giữ visa tạm trú còn được rút tiền từ quỹ hưu trí khi họ rời khỏi Úc, tuy nhiên vào thời gian Đại dịch, Chính phủ Úc cho phép rút quỹ luôn, giống như công dân Úc, với mức không quá 10,000 AUD/năm.
Như vậy, về khía cạnh tài chính, du học sinh có thể thấy sự chính sách sòng phẳng và thỏa đáng của Chính phủ Úc.

Hiện tại có 2.17 triệu người đang sống tại Úc theo dạng visa tạm trú, bao gồm các mục đích làm việc, học tập và du lịch.
Về vấn đề học phí mà du học sinh nộp trực tiếp cho các trường theo học, Chính phủ đã có văn bản gửi các trường xem xét giảm cũng như khuyến khích các quỹ hỗ trợ cho sinh viên ngoại quốc. Trước khi có văn bản, một số trường đã có động thái giảm học phí đối với học sinh nước ngoài.
Mọi người đều biết dịch cúm Corona đã trở thành đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, không chỉ là vấn đề y tế mà nó áp lực lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực giáo dục quốc tế với 565,000 du học sinh  đã mang lại doanh số lên đến 34 tỉ Úc kim, tuy nhiên các gói cứu trợ cho đại dịch lên đến hằng trăm tỉ AUD. Điều Chính phủ Úc lo ngại là khi tính hình xấu đi thì hệ thống y tế bị quá tải, ngoài ra là các vấn đề xã hội xảy ra do hậu quả của thất nghiệp và tội phạm.
Nếu nghe lại lời phát biểu của Thủ tướng Úc Morrison thì có thể thấy đối tượng mà ông bảo “về quê” là những du học sinh mới, dưới 12 tháng, đồng thời không cáng đáng được vấn đề tài chính.
Được biết, một số du học sinh đã liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đóng tại Úc thì được trả lời rằng, vấn đề phải chờ chủ trương mới. Từ mấy tuần nay không có chuyến bay quốc tế về Việt Nam, mặc dù các chuyến bay rời Úc thì vẫn còn.
Như vậy, những trường hợp du học sinh người Việt rơi vào hoàn cảnh phải về thì cũng không thể thực hiện, ngọai trừ “chèo thuyền” qua đường biển!

Tại sao Chính phủ Úc vẫn không cho phép các trường học đóng cửa?

Vào lúc đại dịch Corona đang lên đến cao điểm, khiến hầu hết các nước Á, Âu, Mỹ đều đã cho học sinh nghỉ học thì đến nay Chính phủ Liên bang Úc vẫn chưa cho phép các trường học được đóng cửa. 
Trung Quốc, nước được cho là đã qua đỉnh dịch, các nhà máy bắt đầu khôi phục sản xuất nhưng trường học thì vẫn chưa. Nước láng giềng của Úc là New Zealand, với số ca nhiễm chỉ bằng 1/10 của Úc thì cũng đã đóng cửa trường học cả một tuần nay.
Theo thăm dò dư luận trong nước, trên 80% phụ huynh muốn con mình nghỉ học, riêng đối với phụ huynh người Việt, tỉ lệ này còn cao hơn. Bên cạnh đó, Công đoàn Giáo dục cũng muốn giáo viên được tránh dịch để được an toàn hơn. Rồi các tiểu bang cũng gia tăng sức ép với Liên bang, riêng Thủ hiến tiểu bang Victoria đã tuyên bố đóng cửa trường dù Liên bang có đồng ý hay không.
Với tất cả sức ép trong và ngoài như vậy, Thủ tướng Úc Scotts Morrison vẫn cương quyết cho rằng trường học phải được mở. Không hiểu đây là một quyết định dũng cảm hay chính là sự ương bướng khó hiểu của ông Thủ tướng?
Đích thân Thủ tướng Morrison đã lên truyền hình giải thích nhiều lần về chuyện này. Ông không loại trừ khả năng sẽ phải đóng cửa trường học nhưng không phải lúc này vì chuyện học hành của học sinh rất quan trọng nên chỉ đóng cửa trường học khi dịch bệnh đã lan tràn quá rộng, quá nguy hiểm.
Thứ hai có khoảng 30% nhân viên y tế có thể phải nghỉ ở nhà trông con nếu trường học đóng cửa. Chính phủ đang phải tính phương án giữ con em cho những người này cũng như con em của những người là việc ở khu vực "thiết yếu" khác, phục vụ cho xã hội.
Thứ ba đối với học sinh trung học, nếu nghỉ ở nhà mà không có bố mẹ  thì sẽ rất dễ tụ tập đàn đúm, đi chơi ở các khu shopping và những chỗ đông người khác, nên sẽ dễ bị lây nhiễm, chưa kể các tệ nạn khác.
Một điều nữa không được nói ra nhưng cần tính rằng 40% học sinh trung học Úc là từ các trường tư và trường đạo. Nếu trường học đóng cửa 3 tháng thôi thì các trường này sẽ phá sản, sẽ dẫn đến thiếu trường học sau này.
Một số tiểu bang đã phải "lách luật" bằng cách dời kỳ nghỉ giữa kỳ sớm lên, nhưng như thế có nghĩa khi kỳ nghỉ kết thúc các trường học sẽ mở cửa trở lại. Cô Berejiklian, Thủ hiến tiểu bang NSW thì đẩy quả bóng sang phía phụ huynh, để họ được chọn lựa giữa việc cho con mình tới trường hay học online.
Mùa lạnh của Úc đang tới gần, đây là thời tiết được cho là ưa thích của "Cô Vy" và nhiều khả năng đó mới là lúc học sinh ở Úc buộc phải nghỉ học. 

Điều khó tránh khỏi của hậu đại dịch cúm China

Sau đại dịch cúm China, chúng ta sẽ sống trong một thế giới hoàn toàn khác, không bao giờ như trước. Nhưng có lẽ quá sớm để dự đoán về những hệ lụy cho hậu đại dịch, ngoại trừ một điều...
Học thuyết Malthus đã từng cho rằng, với việc phát triển và gia tăng dân số của con người sẽ tất yếu dẫn đến chiến tranh và dịch bệnh để đạt được sự tái cân bằng.
Trong hàng thế kỷ, học thuyết đã bị phản bác gay gắt, tuy nhiên, khi loài người đang hứng chịu một trong những dịch bệnh nặng nề nhất trong lịch sử thì bỗng dưng một số luận điểm của nó lại trở nên có sự trùng hợp là lùng với những gì đang diễn ra.
Bước  sang thế kỷ 21, không hẹn mà gặp, hàng loạt các dịch bệnh nối đuôi nhau ập đến: SARS, H1N1, MERS, Ebola và nay là Coronavirus chỉ trong chưa đầy 20 năm!.
Phải chăng chính sự chạy đua kinh tế, chạy đua phát triển đã dẫn đến việc môi trường bị hủy hoạt không thương tiếc. Ngay tại Úc, một cuộc gia được mệnh danh là “may mắn” thì mấy năm nay đã hứng chịu đủ thứ chuyện ngày càng khốc liệt: hạn hán, cháy rừng và lụt.
Lùi lại một chút, trong thế kỷ 20, đó là hai dịch bệnh khủng khiếp, đầu thế kỷ là cúm Tây Ban Nha và cuối thế kỳ là bệnh SIDA.
Cúm Tây Ban Nha xẩy ra vào năm cuối của Đại chiến I, chính vì việc di chuyển của binh lính đã làm dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Người ta rằng, cúm Tây Ban Nha làm chết hoảng 50 triệu người.
Còn căn bệnh Sida xuất hiện đầu tiên vào năm 1981, đến nay đã 39 năm mà vẫn chưa hề có vaccine phòng bệnh. Đến đầu thập niên 90, Sida bùng phát ở châu Phi, nhưng thật ra đến lúc này bệnh không còn quá đáng sợ vìcon người đã bắtt đầu tìm ra được phương  pháp trị liệu, chỉ tội chi phí quá cao. Rất may, nhờ sự hào phóng của Mỹ, đã cho 90 tỉ USD nên dịch bệnh về cơ bản đã được dập tắt.
Đại dịch được con là lớn nhất thời trung cổ là dịch hạch vào thế kỷ 14, được cho là làm chết 200 triệu người, lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh cộng lại, bằng khoảng 1/3 dân số lục địa Á Âu thời đó. Lúc này Colombo chưa tìm ra châu Mỹ ở Tây bán cầu nên dịch hạch chỉ lan sang đến Châu Phi rồi thôi.
Bệnh dịch cũng phát xuất từ Trung Quốc, lúc đó đặt dưới sự cai trị của nhà Nguyên, từ tỉnh Hà Bắc (không phải Hồ Bắc như Coronavirus). Trước khi xảy ra đại dịch, dân số Trung Quốc vào khoảng 124 triệu, còn đến năm 1393 thì dân số chỉ còn 65 triệu mà thôi.
Theo “con đường tơ lụa”, dịch hạch lan sang châu Âu, gây ra cảnh chết chóc kinh hoàng mà lịch sử gọi là “cái chết đen”. Dịch hạch cũng được coi là một trong nhưng nguyên nhân làm tan vỡ đế quốc Mông Cổ, cũng như người Trung Quốc đã dành được độc lập, mở ra triều đại nhà Minh.
Tuy nhiên, một thuyết âm mưu đã nổi lên, cho rằng người Do Thái chính là thủ phạm phát tán bệnh dịch hạch, họ đã  đổ thuốc độc vào các giếng với mưu đồ kiểm soát thế giới. Từ đó, chủ nghĩa bài Do Thái ra đời và người dân tộc này đã bị giết hại và truy lùng, phải chạy trốn khắp nơi trong nhiều thế kỳ.
Trở lại với dịch cúm China, chính quyền Mỹ được coi là đang thu thập hồ sơ tài liệu làm bằng chứng trong việc kết án người Tàu đã che dấu thông tin, thiếu minh bạch, điều đã làm dịch bệnh bùng khắp ra các nước.
Chưa biết khi nào cúm Chia sẽ kết thúc, cho dù vài tháng cho đến vài năm, thì hậu quả của nó cũng  vô cùng nặng nề. Ông Trump đã nói, e rằng số người tự tự vì trầm cảnh còn lớn hơn người chết bệnh.
Trong khi các nước Âu Mỹ đang đau đớn hứng chịu cơn bão virus tàn phá sức khỏe con người và nền kinh tế thì dường như Trung Quốc đã “ngạo nghễ” bước ra khỏi cao trào của dịch bệnh. Nhưng không hề đơn giản khi một lần nữa họ lại dùng chiêu bài “toàn cầu hóa” để thâm nhập vào thị trường thế giới.
Điều có thể thấy trước là sau khi dịch bệnh đi qua, những nạn nhân của dịch cúm China sẽ không để yên cho những kẻ đã gây ra thảm họa cho họ. Giống như làn sóng bài Do Thái trước đây, một làn sóng bài Hoa sẽ phải có, vấn đề là mức độ ảnh hưởng của nó ra sao. Và ai sẽ là người lĩnh xướng cho một chiến dịch trừng phạt Trung Quốc trên tầm vóc toàn cầu?