Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Duck pond in Centenial Park

 


Rwanda sẽ là quê hương mới của người Việt

 

Mới đây quốc hội Anh đã thông qua một đạo luật nhằm đưa những người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda, một quốc gia nhỏ tại Trung Phi. Đây là điều tương tự như cách Úc đã làm cách đây hơn chục năm, khi đó những thuyền nhân vào lãnh hải Úc sẽ bị đưa sang Vanuatu (tức tân thế giới), một đảo quốc trong vùng Thái Bình dương, nhưng lại là câu chuyện đầu tiên của một quốc gia Châu Âu.
Theo số liệu của cảnh sát Anh, trong hai năm 2022 và 2023 đã có 72000 người nhập cư bất hợp pháp, đáng chú ý trong đó người Việt là đông nhất. Nếu thông tin này là đúng thì dễ đến chục ngàn người Việt sẽ đưa đưa đến đất nước Châu Phi xa xôi và lạ lẫm.
Rwanda có 13 triệu dân trong một diện tích khá nhỏ, chỉ có 30000km2, tuy nhiên khác với phần lớn các nước Châu Phi khác, tỉ lệ đất bỏ hoang hoặc không sinh sống được rất thấp. Đất nước nằm ở Nam bán cầu được mệnh danh là Thụy Sĩ của Châu Âu vì cũng có rất nhiều ngọn đồi.
Nhắc đến Rwanda, mọi người đều mang nặng nỗi thương cảm khi cuộc nội chiến năm 1994 đã dẫn đến cái chết của 800000 người, trong đó sắc dân Tutsi thiểu số cầm quyền đã bị giết hại bởi sắc dân Hutu chiếm đa số nổi loạn.
Ngày nay, Rwanda đã trở thành một điểm sáng ở Châu Phi, được coi là một quốc gia an toàn, tỉ lệ tội phạm thấp và ít tham nhũng. Mặc dù là thuộc địa cũ của Đức và Bỉ nhưng quốc gia dùng cả tiếng Anh và Pháp làm ngôn ngữ chính thức này lại gia nhập khối Liên hiệp Anh (Commonwealth).
Tuy nhiên, Rwanda vẫn rất nghèo, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ du lịch đang trở thành lĩnh vực hứa hẹn để vực dậy nền kinh tế.
Theo thỏa thuận, Chính phủ Anh sẽ trả cho Rwanda 20000 bảng cho mỗi đầu người, nếu tính tổng số sẽ là một khoản không nhỏ cho một quốc gia đang rất eo hẹp về tài chính.
Là đất nước không có biển, chỉ có hồ Kivu mênh mông là biên giới tự nhiên với nước Congo láng giềng và một số hồ nhỏ khác, đủ để duy trì cuộc sống cho một số ngư dân. Dòng sông lớn nhất Nyabaronga chảy qua thủ đô Kigali là cũng là nguồn nước ngọt quan trọng. Đối tác thương mại lớn nhất của đất nước không có cảng biển là UAE, Trung Quốc và các nước láng giềng như Congo, Kenya, Uganda, Tanzania.
Mặc dù vị trí khá gần đường xích đạo nhưng vì địa hình cao nên Rwanda có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đất nước của trang trại bạt ngàn rất màu mỡ, thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều cà phê, chè, chuối, đậu, khoai tây... với đàn gia sức gồm bò, heo, gà, dê, cừu và thỏ.
Dự kiến, những chuyến bay đầu tiên đưa người từ Anh sang Rwanda có thể bắt đầu từ tháng 6 tới.
Hiện nay, Angola, thuộc Nam Phi là nơi cộng đồng người Việt lớn nhất tại Châu Phi, khoảng 15000 người. Đất lành chim đậu, nếu kế hoạch của Anh Quốc diễn ra suôn sẽ thì sẽ có một cộng đồng mới của người Việt ở Trung Phi.
“Chết trước được mồ mả”, và người Việt có “truyền thống” người đi trước dẫn dắt (hoặc chăn dắt) người đi sau. Quý vị muốn làm ăn, làm giàu có thể coi đây là cơ hội cần sớm hành động. Rất nhiều việc để làm, vấn đề ai nhanh hơn thì sẽ dễ thành công hơn.
Thế mạnh của người Việt khắp nơi là shop làm nails, kế đến lò bánh mỳ để làm bánh mỳ thịt và bánh ngọt. Nếu mở nhà hàng thì có lẽ không thiếu nguồn thực phẩm làm nguyên liệu sẵn có và cũng có thể dễ dàng trồng và nuôi thêm những loại cây, rau và gia súc mới.
- Sao ông không làm mà đi xui người khác?
Mình già rồi, không có nhu cầu kiếm nhiều tiền vì vợ con cũng đang đi làm, không ai cần ăn bám mình, hơn nữa mình sống rất giản dị.
Chưa biết chừng, quý vị đến Kigali bằng thời gian này sang năm có thể được ăn phở, nghĩ vậy thôi đã thấy vui.

Note: tỉ lệ phụ nữ làm quan chức của Rwandan cao nhất thế giới, với 65% nghị sĩ Quốc Hội và 52% thành viên chính phủ thuộc phái đẹp.

Chiến tranh ủy nhiệm

 

Quốc hội Mỹ vừa thông qua khoản viện trợ trị giá 95 tỉ USD, trong đó Ukraine được ưu ái chiếm gần 2/3, với 61 tỉ USD, ngoài ra dành cho Israel, Đài Loan, cứu trợ Haza.
Điều này có nghĩa Nga chưa thể “giải phóng” Ukraine và còn nguồn nuôi dưỡng, chiến tranh sẽ còn tiếp diễn. Vì Nga có tham vọng về lãnh thổ nên xem đây là một cuộc chiến vệ quốc chống xâm lược, tuy nhiên nó còn mang yếu tố của một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”, theo đó Ukraine cầm tiền để đánh Nga hộ Mỹ và phương Tây.
Khái niệm chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) là khái niệm có từ thời trung cổ, nhưng đã trở nên phổ biến sau Thế chiến II, khi mà hàng chục nước sở hữu vũ khí nguyên tử, nếu đụng độ sẽ dẫn đến thảm họa hạt nhân.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hai cường quốc đầu sỏ không bao giờ đụng độ nhau nhưng họ lại đưa quân chinh phạt các xứ sở khác. Đó là quân Liên xô vào Hungaria năm 1956, vào Tiệp 1968, vào Afganistan 1978...quân Mỹ nổi tiếng với chiến tranh Việt Nam và sau này là cuộc chiến tại Iraq. Chỉ có một ngoại lệ là cuộc đụng độ khốc liệt giữa Liên xô và Trung Quốc vào tháng 3/1969 tại khu vực trung Á, gây thương vong hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn lính, chủ yếu của Trung Quốc.
Trong hầu hết các trường hợp, các cường quốc dùng chiến tranh ủy nhiệm, chỉ bơm tiền và phương tiện chứ không trực tiếp tác chiến.
Chiến tranh ủy nhiệm cũng là cách "địa phương hóa", hai bên ủng hộ hai phe tranh giành quyền lực, gây ra nhiều cuộc nội chiến, bao lực tang thương và hận thù đã reo rắc khắp mọi nơi.
Liên xô và Trung Quốc đã ủng hộ tích cực “ba dòng thác cách mạng” là các phong trào giải phóng dân tộc, tiến hành các hoạt động lật đổ chủ yếu ở các nước Á Phi. Ở chiều ngược lại, Mỹ và phương Tây lại thành công ở Châu Âu với việc các nước Nam Âu (Hy Lạp, Nam tư) và Đông Âu được dân chủ hóa, kéo theo sự sụp đổ của Liên xô.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hình thức chiến tranh ủy nhiệm vẫn tiếp tục được ưa chuộng. Một trường hợp điển hình là Iran đã sử dụng các nhóm phiến quân Hesbollah, Hamas, Houthi cho các mục đích của mình.
Trong cuộc đụng độ trực tiếp với Israel vừa qua, Iran chỉ bắn 300 quả tên lửa, bị chặn 99%, không gây thương vong nhưng trước đó 6 tháng, Hamas đã làm chiến tranh bùng nổ khi nã 5000 quả, giết hại hàng ngàn người Do Thái. Điều này cho thấy “cánh tay nối dài” còn hung hăng hơn và là nơi đứng mũi chịu sào thay cho quan thầy.
Đáng chú ý, có 3 nước Ả Rập hồi giáo lại tham gia giúp Irael đánh chặn tên lửa và drone của Iran, đó là Jordan, UAE và Saudi. Jordan từ lâu là nước Ả Rập có quan hệ hữu hảo với Israel nhất, họ đánh chặn vì tên lửa và drone bay qua lãnh thổ nên là điều dễ hiểu. UAE vẫn thù địch với Iran do việc tranh chấp lãnh thổ 3 hòn đảo. Riêng phần Saudi, nước mới bình thường hóa với Iran thì sao lại giúp Israel? Có lẽ không lý do gì khác hơn là một hành động “nịnh” Mỹ mà thôi.
Điều khôi hài là phe Trump tố cáo chính quyền Biden “tài trợ” cho Iran khi trả lại 8 tỉ USD cho nước này. Chả lại theo hiệp định mà Iran ký với nhóm 5+1 về việc giải trừ vũ khí đã được nước này tuân thủ và vì thế họ được thưởng “củ cà rốt” là khoản tiền đã bị Mỹ đóng băng.
Tại Tây Phi, Nga đã ngấm ngầm ủng hộ các cuộc đảo chính quân sự tại Burkina Faso và Nigie, những thuộc địa cũ của Pháp, làm tổn hại ảnh hưởng của Pháp tại khu vực. Có lẽ đây là lý do làm Tổng thống Macron nổi giận, đòi đưa quân vào Ukraine để đánh Nga.
Một vòng xoáy ủy nhiệm mới dường như đang hình thành sau cuộc họp ba bên Mỹ, Nhật và Philippines. Phi là thuộc địa cũ và nước có mối quan hệ gắn bó truyền thống với Mỹ nhưng dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte lại tìm một lối đi khác khi xích gần với Trung Quốc. Quan điểm này không được chính giới nước này chấp nhận, kể cả con gái ông, Sara Duterte, nay là phó tổng thống.
Để xây dựng Phi trở thành một tiền đồn chống các tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, chắc chắn Mỹ sẽ dành nhiều ưu ái cho đồng minh này và như vậy các nước trong vùng khác, trong đó có Việt Nam có nguy cơ bị giảm thiểu các ưu tiên về thương mại và đầu tư.
Nhân chuyện khoản viện trợ 95 tỉ, mình chợt nghĩ lịch sử có thể khác đi nếu hồi 1975, Mỹ rót cho nam Việt Nam khoản viện trợ quân sự bằng một phần tư hay phần năm số tiền này. Điều đó cũng có nghĩa lúc đó Việt Nam CH không còn được Mỹ ủy nhiệm để đánh Liên xô, đánh Trung Quốc nữa, sau cú bắt tay Mỹ - Trung 1972.Chiến tranh ủy nhiệm
Quốc hội Mỹ vừa thông qua khoản viện trợ trị giá 95 tỉ USD, trong đó Ukraine được ưu ái chiếm gần 2/3, với 61 tỉ USD, ngoài ra dành cho Israel, Đài Loan, cứu trợ Haza.
Điều này có nghĩa Nga chưa thể “giải phóng” Ukraine và còn nguồn nuôi dưỡng, chiến tranh sẽ còn tiếp diễn. Vì Nga có tham vọng về lãnh thổ nên xem đây là một cuộc chiến vệ quốc chống xâm lược, tuy nhiên nó còn mang yếu tố của một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”, theo đó Ukraine cầm tiền để đánh Nga hộ Mỹ và phương Tây.
Khái niệm chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) là khái niệm có từ thời trung cổ, nhưng đã trở nên phổ biến sau Thế chiến II, khi mà hàng chục nước sở hữu vũ khí nguyên tử, nếu đụng độ sẽ dẫn đến thảm họa hạt nhân.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hai cường quốc đầu sỏ không bao giờ đụng độ nhau nhưng họ lại đưa quân chinh phạt các xứ sở khác. Đó là quân Liên xô vào Hungaria năm 1956, vào Tiệp 1968, vào Afganistan 1978...quân Mỹ nổi tiếng với chiến tranh Việt Nam và sau này là cuộc chiến tại Iraq. Chỉ có một ngoại lệ là cuộc đụng độ khốc liệt giữa Liên xô và Trung Quốc vào tháng 3/1969 tại khu vực trung Á, gây thương vong hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn lính, chủ yếu của Trung Quốc.
Trong hầu hết các trường hợp, các cường quốc dùng chiến tranh ủy nhiệm, chỉ bơm tiền và phương tiện chứ không trực tiếp tác chiến.
Chiến tranh ủy nhiệm cũng là cách "địa phương hóa", hai bên ủng hộ hai phe tranh giành quyền lực, gây ra nhiều cuộc nội chiến, bao lực tang thương và hận thù đã reo rắc khắp mọi nơi.
Liên xô và Trung Quốc đã ủng hộ tích cực “ba dòng thác cách mạng” là các phong trào giải phóng dân tộc, tiến hành các hoạt động lật đổ chủ yếu ở các nước Á Phi. Ở chiều ngược lại, Mỹ và phương Tây lại thành công ở Châu Âu với việc các nước Nam Âu (Hy Lạp, Nam tư) và Đông Âu được dân chủ hóa, kéo theo sự sụp đổ của Liên xô.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hình thức chiến tranh ủy nhiệm vẫn tiếp tục được ưa chuộng. Một trường hợp điển hình là Iran đã sử dụng các nhóm phiến quân Hesbollah, Hamas, Houthi cho các mục đích của mình.
Trong cuộc đụng độ trực tiếp với Israel vừa qua, Iran chỉ bắn 300 quả tên lửa, bị chặn 99%, không gây thương vong nhưng trước đó 6 tháng, Hamas đã làm chiến tranh bùng nổ khi nã 5000 quả, giết hại hàng ngàn người Do Thái. Điều này cho thấy “cánh tay nối dài” còn hung hăng hơn và là nơi đứng mũi chịu sào thay cho quan thầy.
Đáng chú ý, có 3 nước Ả Rập hồi giáo lại tham gia giúp Irael đánh chặn tên lửa và drone của Iran, đó là Jordan, UAE và Saudi. Jordan từ lâu là nước Ả Rập có quan hệ hữu hảo với Israel nhất, họ đánh chặn vì tên lửa và drone bay qua lãnh thổ nên là điều dễ hiểu. UAE vẫn thù địch với Iran do việc tranh chấp lãnh thổ 3 hòn đảo. Riêng phần Saudi, nước mới bình thường hóa với Iran thì sao lại giúp Israel? Có lẽ không lý do gì khác hơn là một hành động “nịnh” Mỹ mà thôi.
Điều khôi hài là phe Trump tố cáo chính quyền Biden “tài trợ” cho Iran khi trả lại 8 tỉ USD cho nước này. Chả lại theo hiệp định mà Iran ký với nhóm 5+1 về việc giải trừ vũ khí đã được nước này tuân thủ và vì thế họ được thưởng “củ cà rốt” là khoản tiền đã bị Mỹ đóng băng.
Tại Tây Phi, Nga đã ngấm ngầm ủng hộ các cuộc đảo chính quân sự tại Burkina Faso và Nigie, những thuộc địa cũ của Pháp, làm tổn hại ảnh hưởng của Pháp tại khu vực. Có lẽ đây là lý do làm Tổng thống Macron nổi giận, đòi đưa quân vào Ukraine để đánh Nga.
Một vòng xoáy ủy nhiệm mới dường như đang hình thành sau cuộc họp ba bên Mỹ, Nhật và Philippines. Phi là thuộc địa cũ và nước có mối quan hệ gắn bó truyền thống với Mỹ nhưng dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte lại tìm một lối đi khác khi xích gần với Trung Quốc. Quan điểm này không được chính giới nước này chấp nhận, kể cả con gái ông, Sara Duterte, nay là phó tổng thống.
Để xây dựng Phi trở thành một tiền đồn chống các tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, chắc chắn Mỹ sẽ dành nhiều ưu ái cho đồng minh này và như vậy các nước trong vùng khác, trong đó có Việt Nam có nguy cơ bị giảm thiểu các ưu tiên về thương mại và đầu tư.
Nhân chuyện khoản viện trợ 95 tỉ, mình chợt nghĩ lịch sử có thể khác đi nếu hồi 1975, Mỹ rót cho nam Việt Nam khoản viện trợ quân sự bằng một phần tư hay phần năm số tiền này. Điều đó cũng có nghĩa lúc đó Việt Nam CH không còn được Mỹ ủy nhiệm để đánh Liên xô, đánh Trung Quốc nữa, sau cú bắt tay Mỹ - Trung 1972.