Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Chiều tím


Hiệu ứng không thể tưởng tượng được của cái lu

Khi mà vấn đề cái “lon” vừa tạm lắng xuống thì dư luận Việt Nam lại một lần nữa dậy sóng vì cái “lu”. Đành rằng lon hay lu thì cũng đều là dụng cụ để chứa nước nhưng hai thứ này khác nhau rất nhiều.

Nếu như “lon” cần phải thêm nón, thêm dấu thì mới “chệch hướng” thuần phong mỹ tục thì bản thân “lu” đã gợi lên một hình ảnh thân thuộc trong khắp các miền quê đất nước. Đó là hình ảnh khum khum, bầu bĩnh, màu nâu, bằng vật liệu sành với một cái gáo dừa đặt trên nóc để chứa nước cho mỗi ngôi nhà lá đơn sơ.
Cái lu không chỉ đẹp và nên thơ mà theo PGSTS Phan Thị Hồng Xuân, Đại biểu HĐND TP, Chủ nhiệm khoa Đô thị của ĐH Nhân văn tại Sài Gòn, nó còn có thể dùng vào việc tránh lũ lụt cho thành phố Sài Gòn mỗi khi có cơn mưa kéo về.
Đời thực khác với văn thơ, muốn biết cái lu trở nên có ích như vậy hay không thì chúng ta phải xem xét cụ thể trên căn bản đầu óc khoa học.
Điều đầu tiên, muốn cho cái lu thực hiện chức năng đựng nước thì làm thế nào để đưa nước vào trong lu? Có thể tính đến ba cách, bao gồm dùng ống máng dẫn nước mưa, dùng máy bơm và dùng phương pháp múc nước thủ công.
Muốn lắp đặt thế thống ống máng khá phức tạp về kỹ thuật vì mỗi nhà một khác, làm sao an toàn, bền chắc và được các chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp ít nhiều chủ nhà không ủng hộ thì liệu có thể cưỡng chế hay không, đó là chuyện không đơn giản về mặt pháp lý và tốn nhiều thời gian.
Dùng máy bơm để bơm nước vào lu là một việc làm tốn kém và đội chi phí lên rất cao. Hiệu quả của một phương án không thể không tính đến khía cạnh tài chính vì không có cái gì bắt buộc phải mua bằng mọi giá.
Đưa nước vào lu bằng phương pháp múc nước thủ công là việc làm khó khăn gian khổ, đòi hỏi sự đồng thuận đồng lòng và quyết tâm rất lớn của các tầng lớp nhân dân. Điều này thực tế xem ra còn khó khăn hơn cả vấn đề kỹ thuật và tiền bạc.
Vấn đề nữa, đặt lu ở đâu? Chỉ một cái lu nhỏ cũng chiếm diện tích khoảng 1m2, choán 1/3 mặt tiền của hầu hết các căn nhà chỉ có 3 mét. Giả sử lu không dùng đúng mục đích mà lại dùng vào việc khác hoặc bị làm vỡ, hư hại thì sao? Ngoài vấn đề thẩm mỹ thì nó cũng ảnh hưởng bất tiện trong sinh hoạt, hơn nữa khó có thể rạch ròi, thỏa đáng được chuyện lu được đặt trong phạm vi của đất công hay đất cá nhân.
Chứa nước rồi, phải có lúc đổ ra. Nếu nước bị chứa quá lâu thì sẽ phát sinh mất vệ sinh, ô nhiễm, bệnh dịch. Liệu có thể có quy định và thực thi chuyện này một cách nghiêm chỉnh không?
Giả sử tất cả những điều trên đều giải quyết được thì vấn đề mấu chốt là tính xem có lu rồi thì có hết lụt lội không. Giả định một cơn mưa có lưu lượng 200mm/ giờ trong diện tích của một phường sẽ rơi xuống 3,060m3/phút. Với 9,000 cái lu trong phường thì chỉ chứa được 7.7% lượng nước.
Con số này đã đưa ra kết luận rằng, ích lợi mang lại từ cái lu chẳng bõ bèn gì để đưa vào cuộc sống.
Thực ra, cũng không cần tính toán phân tích tỉ mỉ, nhìn vào trực quan khi so sánh “sông ngòi” sau những cơn mưa với những cái lu cũng đủ để phán đoán. Cũng có thể mường tượng khối lượng công việc khổng lồ cần làm với cái lu, và không khó để thấy điều này hết sức bất khả thi.
Đại biểu Xuân cho rằng, các nước Nhật Bản, Philippin đã dùng phương pháp này để chống lụt rất tốt. Nhưng mọi người cần những bằng chứng rõ ràng, thuyết phục chứ không phải nói khơi khơi như vậy.

Quan hệ của Trung quốc với Châu Âu sẽ gặp khó bởi Tân chủ tịch EU

Sau ba ngày họp bàn cẳng thẳng, cuộc họp thượng đỉnh giữa 27 nhà lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đi đến việc đề cử bà Ursula von der Leyen, 60 tuổi, hiện giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức làm Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC). Việc này đã gây ra một luồng ý kiến hoài nghi về mối  quan hệ giữa EU và Trung Quốc vì bà Leyen được coi là một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Chức vụ này sẽ được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu mới được bầu trong những ngày tới đây. Hơn 400 triệu cử tri được kêu gọi tham gia cuộc bầu Nghị viện châu Âu lần thứ 9 cho nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra từ ngày 23 đến 26.5. 2019 tại 28 quốc gia thành viên EU.
Ủy ban châu Âu (EC) là “động cơ của EU” cơ quan hành pháp hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
Về đối ngoại, EC thương thảo các Hiệp định và thỏa ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới.
Ủy ban châu Âu bao gồm 28 uỷ viên đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ cử và chỉ bị bãi miễn bởi Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm: Jean- Claude Junke, cựu Thủ tướng Luxemborurg.
Bà Leyen là mẹ của 7 người con, đã từng chạy đua vào chiếc ghế Thủ lĩnh Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền, một vị trí cho phép bà kế vị đương kim Thủ tướng Đức Merken, nhưng không thành công.
Điều mà bà đã bộc lộ gây chú ý là những quan điểm chống Trung Quốc mà tờ báo Die Zeit của Đức đã đăng tải. Bà đã chỉ trích cách Bắc Kinh đối xử với người dân của họ, đặc biệt là cách theo dõi và “hệ thống tính điểm”. Bà cho rằng: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng bản năng theo đuổi tự do làm nên con người. Bên dưới bề mặt, khát vọng tự do và sự tự quyết sẽ không ngừng tỏa sáng”.
Trong bối cảnh khá nhạy cảm của cuộc chiến Thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc đang cần sự ủng hộ của Châu Âu hơn bao giờ hết. Đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải sang Châu Âu để lôi kéo, tìm kiếm sự ủng hộ. Với việc Tân Chủ tịch Liên Âu mà có lập trường như vậy, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đương đầu với cuộc chiến Thương mại.
Nghị viện Châu Âu sẽ phê chuẩn các  thành phần lãnh đạo khác  của các định chế EU, ngoại trừ Thủ tướng Bỉ Charles Michel sẽ giữ chức chủ tịch Hội đồng châu Âu theo chế độ luân phiên.
Dự kiến, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde sẽ giữ chức chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell làm đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại.
Nhiệm kỳ này của EU còn gặp thách thức của Các lực lượng chính trị dân túy, cực hữu chống EU trỗi dậy và đặc biệt là việc Anh rút khỏi EU (Brexit).
Anh rời EU sẽ khiến những chương trình mở rộng và hội nhập các quốc gia thành viên trong EU trì trệ và đặc biệt làm vị thế của EU trên thế giới bị suy giảm. Vì thiếu đi một thành viên có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và một cường quốc về quân sự, EU trong tương lai khó có thể đối phó trước những thách thức quốc tế, như cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố hay cuộc xung đột với Nga.

Brexit là một hình mẫu đi trước, thúc đẩy chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Euroskeptics) ở các nước khác trong khu vực và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho châu Âu. Hai đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của Marine Le Pen và đảng Tự do của Geert Wilders đang gây ồn ào xáo trộn ở hai nước Pháp và Hoà Lan. Cả hai chính trị gia dân tộc chủ nghĩa này nhiều lần lên tiếng đòi tiến hành trưng cầu dân ý trong các quốc gia thành viên EU và cảnh báo hội chứng Brexit sẽ tạo ra “một mùa xuân ái quốc” mở đầu cho tiến trình giải thể EU.
EU có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với GDP 19.100 USD, là thị trường toàn cầu lớn với dân số trên 512 triệu người (thu nhập bình quân 37.305 USD/ người/ năm và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Liên minh châu Âu hiện vẫn bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hoà Lan, Anh, Luxembourg, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Tiệp, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Cyprus, Bungaria, Romania, Croats.
Mới đây, EU đã ký Hiệp định tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên Hiệp định cần được phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu và chỉ có thể có hiệu lực vào năm 2020 trở đi.

Người “lạm dụng tồi tệ nhất” sẽ phải làm gì

Chỉ mấy giờ trước khi lên máy bay đi dự Hội nghị Cường quốc kinh tế G20 ở Osaka, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chiếu cố nhắc đến Việt Nam khi trả lời phỏng vấn. Ông nói, Việt Nam là kẻ “lạm dụng tồi tệ nhất” (the single worst abuser) vì đã xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu với hầu hết các nước, trong đó có Mỹ.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ chỉ có xấp xỉ 40 tỉ USD năm 2018 (số liệu của Mỹ), trong khi con số này của Trung Quốc xấp xỉ 600 tỉ USD. Trump là người nói năng bộc trực, nhưng không phải không có suy nghĩ.
Trong quan hệ giữa hai loài hoa (Hoa Kỳ và Trung Hoa), không phải chỉ có một bên hưởng lợi mà chắc chắc phải cả hai bên. Nhớ lại thuở ban đầu, khi Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ vào cuối năm 1978, đánh dấu thời kỳ hai nước làm bạn với nhau, kinh tế Mỹ cũng đang trong cơn khủng hoảng.
Năm 1973, Tổng thống Mỹ khi đó là Nixon đã buộc phải tuyên bố bãi bỏ chế độ “bản vị vàng” với Mỹ kim. Vào lúc nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, chính sách này đã giúp hàng hóa Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Cũng trong thập niên 70, cuộc khủng hoảng giá dầu lửa cũng đã từng làm nền kinh tế Mỹ điêu đứng.
Chưa hết, vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 xuất phát từ lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nếu không có sự vững vàng và đóng góp thiết thực của kinh tế Trung Quốc thì kinh tế tài chính thế giới nói chung, với nước Mỹ nói riêng, không dễ gì gượng lại ngoạn mục như vậy được. Rõ ràng, sự hợp tác với Trung Quốc là hai bên cùng có lợi chứ không hẳn Trung Quốc lợi dụng Mỹ.
Vì thế, cho dù Trung Quốc xuất siêu kỷ lục vào Mỹ thì họ vẫn chưa đoạt danh hiệu “tồi tệ nhất” được. Vậy mà, trong gần một năm qua, Mỹ đã liên tiếp ra đòn “xử lý” với những đợt áp thuế, kể cả những biện pháp cấm đoán đối với Tập đoàn viễn thông Hoa Vi của nước này.
Một điều đáng chú ý, trong gần ba năm, kể từ khi trúng cử tổng thống, ông Trump luôn giành những lời lẽ tốt đẹp để nói về Việt Nam, mặc dù Việt Nam chưa hề có những “công lao” như Trung Quốc. Có thể dự đoán, sẽ có lúc Trump “cà khịa” nhưng không ngờ nó đến sớm như vậy.
Cách đây ba hôm, ngày 23/6, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông (gọi tắt là 4T), cựu thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã lên tiếng nhắm vào các công ty Mỹ như Google và Facebook rằng: “Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam”!
Binh pháp Tôn tử có câu: “biết mình biết ta, trăm trận cũng đều không thua”. Trong hai mươi năm qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ luôn chiếm khoảng ¼ tổng trị giá và đó là một nguồn lợi và ưu ái trong mơ đối với bất kỳ nước nào. Điều cấp bách hiện nay là phải làm gì để tránh việc Mỹ áp dụng những rào cản và hạn chế đối với hàng hóa Việt Nam.
Cơ cấu chính phủ Việt Nam hiện nay không có một cơ quan điều khiển vĩ mô về kinh tế đối ngoại. Theo nguyên lý, Bộ Công Thương phụ trách về ngoại thương nhưng cho dù có nhiều ban bệ thì trong bộ cũng không có một bộ phận hay cá nhân chuyên trách về lĩnh vực này.
Ở Mỹ, Đại diện Thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm về “thương mại” theo nghĩa rộng, trong đó người đứng đầu cơ quan có hàm Bộ trưởng. Tại Úc, đó là Austrade, cơ quan trực thuộc chính phủ và có phạm vi bao quát không chỉ mậu dịch hàng hóa mà còn là đầu tư, du lịch, giáo dục, sở hữu trí tuệ...
Một điều mà những người hoạch định chính sách cần chú ý là, gian lận thương mại là điều hết sức nghiêm trọng và cũng là cách Trung Quốc né tránh thuế Mỹ. Đơn cử, Mỹ chỉ áp thuế 25% đối với thép Trung Quốc, nhưng nếu nó “tái xuất” sang Việt Nam thì mức thuế sẽ gấp 10 lần.
Vừa rồi, ông chủ của Asanzo đã “chơi chữ” khi giải thích về hiện tượng hàng Tầu đội lốt Việt Nam khi nói rằng đó không phải “make dzê in Vietnam” mà là “xuất xứ Việt Nam” đã làm mọi người phì cười. Tuy nhiên, hành vi của Asanzo chủ yếu để lừa khách hàng nội địa, chứ nếu đây là hàng xuất khẩu thì thì vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều.
Thực tế cho thấy, rất khó có thể tự nguyện rũ bỏ mối lợi đang được hưởng trong nhiều năm qua. Khi nếu có xảy ra “mệnh hệ” gì thì rất có thể, lỗi sẽ thuộc về “các ban ngành”.
Nghị trình của cuộc gặp G20 năm nay, như ý kiến của Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản là Abe, sẽ là lúc rà soát lại các cơ chế thương mại thế giới. Chắc chắn, sẽ không còn có chuyện hàng hóa xuất khẩu ồ ạt từ nước này sang nước khác mà không cần đến cán cân và công bằng thương mại.

Thương mại thế giới đang có những thay đổi căn bản.