Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

A couple of lizards

 


Mùa Ramadan: thuở sổ lồng mần ăn

 

Global Village là tên Hội chợ bán lẻ nổi tiếng của Dubai từ năm 1999. Việt Nam bắt đầu tham gia từ năm 2001, nằm trong số khoảng 40 nước có gian hàng quốc gia. Mình hân hạnh đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tổ chức hội chợ cho khu gian hàng rộng 1000m2 của người Việt, phần chính do công ty trong nước làm.
Bắt đầu từ năm 2004, mặt bằng dàn dựng không còn được miễn phí mà phải đóng trước tiền thuê đất khoảng 30,000 USD. Hồi đó còn ưa dùng tiền mặt, khi mình đưa tiền thì thằng thu tiền đếm xong, bỏ vào ngăn kéo rồi nói: ngày mai mày đến lấy recept nhé.
- Nếu ngày mai mày bào tao chưa đưa tiền cho mày thì sao?
Mình kìm lại không nói, nhưng không lẽ lại đòi lại tiền. Thôi thì nhập gia tùy tục, đành đi về, nghĩ bụng cùng lắm thì mất 30,000, nhưng may hôm sau lấy được biên lai đàng hoàng.
Trong 10 năm (2001-2011) mình ở Trung Đông cũng là thời gian bung lụa, các “doanh nghiệP” (đúng ra phải gọi là doanh nhân) đi ra nước ngoài làm việc rất nhiều. Dubai là thị trường mới nên được bà con chiếu cố rôm rả.
“Anh làm giám đốc 20 năm, làm sao bọn Ả Rập lừa được anh”.
Không lẽ mình lại vả vào mặt: xin lỗi, làm giám đốc quốc doanh thì ai chả làm được. Thực sự anh đéo biết cái gì cả. Mấy ông giám đốc này cũng giống như các cô gái mới lớn, thích nghe nịnh, thích lời nói dối mà không bao giờ tin lời thật.
Mình cũng là giám đốc quốc doanh một thời gian ngắn khi kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm thương mại Việt Nam tại Dubai. Hồi đó mình “liều lĩnh” xin tự chủ hạch toán thu chi mà không được, vì vướng “cơ chế”.
Phong tục tập quán mần ăn của dân Ả rất khác với dân ta. Cụ thể, trình của chúng nó cao hơn nên nhiều người của ta bị lừa.
- Không được thả gà ra đuổi. Nhất quyết không cho nợ một đồng nào hết.
Nói đi nói lại rồi mà cuối cùng vẫn đưa hết hàng họ cho nó.
Bởi vì thằng Syria đó nó bảo: hàng của mày để mấy năm rồi có bán được đâu, để thêm mấy năm nữa cũng thế, mất tiền thuê kho làm chi cho uổng, gửi về Việt Nam thì còn đắt hơn. Tao là người duy nhất ở Dubai tiêu thụ được hàng này, bây giờ cứ đưa tạm về chỗ tao, tao có kho, không bị mất phí. Coi như tao giữ hộ, nếu không bán được thì cũng phải trả lại cho mày thôi. Nghe quá hợp lý nên anh mới đồng ý.
Khi giao hàng, nó dấn thêm: Nhân tiện sẵn xe tải, tao lấy thêm mấy món nữa, tao giúp mày rồi mày cũng phải giúp tao chút, ngày mai tao trả tiền luôn. Không cho lấy thêm thì nó sẽ trả lại hàng đã chất lên xe, lúc đó sẽ nát hết bao bì.
Ngày mai làm sao gọi điện được cho nó, mặc dù nó dùng đến 4 mobile. Cả Dubai có biết nó là thằng nào mà dám xưng là duy nhất, là số 1.
Cục nợ chỉ có to ra chứ không bao giờ nhỏ đi. Mà không chỉ người Việt, anh em Tầu cũng dính chưởng liên lục. Một đôi vợ chồng người Tàu Việt làm ăn bên ấy đã lâu nói: chúng nó nợ anh 2 triệu đô, đêm anh không ngủ được.
Với nhiều trường hợp, có thể đòi nợ, nhưng người chủ nợ sẽ bị chèn ép và phải chịu mất mát kha khá. Đừng nói chuyện kiện tụng nha, nếu bạn không đủ thông thạo pháp luật và các mối quan hệ cần thiết.
Trong buôn bán, nợ lẫn nhau là chuyện bình thường, không nợ không thể phát triển các thương vụ. Tuy nhiên, mối quan hệ phải đủ “chín” thì mới có thể nợ.
Trên không chằng, dưới không rễ, đầu óc lúc nào cũng chiêm bao trên cung trăng, ngu gì mà không lừa. Nếu bạn vào địa vị của doanh nhân Ả Rập, bạn cũng rất muốn có các đối tác chuyên nghiệp, có nguồn hàng hóa ổn định, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Khi doanh nhân ta chưa chứng minh được những phẩm chất đó bằng thực tế thì chúng nó chưa coi ta là đối tác hay bạn hàng.
Người Ả cũng tình cảm như người Việt, không cần nguyên lý nguyên tắc như Tây. Muốn làm ăn nhất thiết phải là bạn bè, phải chân thành chứ đừng bao giờ nghĩ bụng rằng chúng nó là Rệp, là mọi.

Bầu cử Úc 2022: Thời thế và thế thời

 

Mọi người đều có thể thắc mắc, tại sao Clinton và Obama trúng cử tổng thống ở tuổi 40+ trong khi Trump và Biden lại ở tuổi 70+. Phải chẳng Trump hay Biden chưa muốn làm tổng thống khi còn trẻ?
Không phải, nếu xem lại sách và trả lời phỏng vấn cũ thì Trump đã có tham vọng chính trị từ rất lâu, còn Biden đã từng nhiều lần ứng cử tổng thống trong quá khứ. Chưa lên tổng thống, đơn giản vì chưa gặp thời.
Mỗi kỳ bầu cử, truyền thông thường đưa ra các tình huống gay cấn hồi hộp để câu views, thật ra những người có nhiều thông tin đã đoán được ai trúng cử. Kết quả không hề ngẫu nhiên, cũng không phải sắp đặt, mà nó “phù hợp” với thời thế.
Khi quý bạn theo dõi các cuộc tranh luận sẽ thấy rõ một điều, mỗi ứng viên có một hay vài đề tài ưa thích, ví dụ người đã kinh qua dậy học thì mạnh về chủ đề giáo dục, người đã từng sống ở nước ngoài thì thích chém về đối ngoại...
Trên bình diện quốc gia, mỗi giai đoạn có những yêu cầu khác nhau để giải quyết những vấn đề gay cấn của đất nước. Nhìn chung có hai nhóm vấn đề: nhóm ưu tiên phát kinh tế là những người theo cánh hữu, nhóm nhấn mạnh về xã hội (như y tế, giáo dục, môi trường...) là phái tả.
Hay khuynh hướng này sẽ luân phiên nhau cầm quyền. Như ở Úc, phe Lao động (tả) cầm quyền 13 năm 1883-1996 với hai đời Thủ tướng (Hawke và Keating), rồi đến kỷ nguyên Howard của Liên đảng (hữu) với 11 năm 1996-2007, tiếp theo là cặp nam nữ thủ tướng Lao động Rudd và Gillard 2007-2013, và chín năm qua lại là thời thế của Tự do – Quốc gia với 3 ông Thủ Abbott, Turnbull và Morrison.
Cách đây mấy hôm, thủ lãnh Lao động Albanese đã có một “mistake” làm mọi người phen cười nghiêng ngả khi ông đã nói rằng tỉ lệ thất nghiệp của Úc là 5.4%, trong khi con số thực là 4%. Chính xác hơn, số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Úc đã giảm từ 4.04% xuống còn 3.954%, thấp nhất trong 48 năm qua.
Như đã nói, mỗi thời điểm có một hay vài chủ đề gay cấn nhất, được cử tri quan tâm nhất. Cuộc bầu cử mà mình được chứng kiến đầu tiên sau khi qua Úc là cuộc đối đầu Keating - Howard vào tháng 3/1996. Lúc đó tỉ lệ thất nghiệp tại Úc lên đến 2 con số (trên dưới 10%), nó giảm chút ít khi đảng lao động “thay ngựa” Hawke bằng Keating. Tỉ lệ thất nghiệp cao là một nguyên nhân quan trọng khiến phe Lao động mất chính quyền.
Một sự trùng hợp thú vị, lúc đó Keating cũng là thủ tướng đương nhiệm và cùng 53 tuổi như Morrison bây giờ, còn Howard bằng tuổi 59 của Albanese hiện nay.
Sau khi đắc cử, chính phủ Howard đã thành công trong việc hạ giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp tại Úc và từ lâu việc làm không còn là nỗi ám ảnh và chủ đề “ưa thích” trong các cuộc bầu cử nữa.
Hồi còn ở Việt Nam, có lần mình nghe một phó thủ tướng nói vanh vách huyện nào tỉnh nào có bao nhiều đầu gà, bao nhiêu thủ lợn, làm anh em bên dưới hội trường tấm tắc “cụ nắm vững thật”. Để thuộc mấy con số kiểu như thế thì chưa bằng con gái mình đâu!
Mình không phải fan của Albanese, nhưng cũng cho rằng chỉ số thất nghiệp không quan trọng vào thời điểm hiện nay. Hơn nữa, lãnh tụ một đảng lớn nên tập trung tâm trí vào những chuyện lớn hơn là nhớ mấy con số kia.
Vậy cái gì mới là cái lớn? Báo chí gần đây nói nhiều đến phí tổn cuộc sống (cost of living) đã bị đẩy lên quá cao, gây nhiều áp lực cho người dân. So sánh với thập niên 1990x, giá nhà ở (thuê hoặc mua) cao gấp mười lần, giá thực phẩm gấp 5 lần. Hồi đó một tô phở An chỉ có $4-5, bây giờ là $20!
Tất nhiên sự khác biệt khủng khiếp này còn do yếu tố lạm phát. Sau hai đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và Covid 19, tiền đã bị phát hành quá nhiều, dẫn đến việc tiền nhiều như vỏ hến, mất hết giá trị.
Vào thập niên 1990s, mọi người thường nói chúng ta may mắn sống ở Úc, giá cả dễ chịu, chứ ở Âu Mỹ không có rẻ rề vậy đâu. Giờ thì ngược lại, cuộc sống tại Úc đắt đỏ hơn Âu Mỹ rất nhiều.
Trong khi về tiền lương, mức tối thiểu theo quy định cũng chỉ tăng gấp đôi, từ khoảng $10 lên xấp xỉ $20. Vậy thì ai sẽ cho tôi một cuộc sống đỡ ngột ngạt hơn?
Để phục vụ bầu cử, phe chính phủ đã giảm 50% thuế xăng dầu, làm các bác tài được hưởng 22 cent cho một lít xăng. Giảm thuế sẽ làm ngân sách thất thu, rồi lấy gì bù vào? Lại phát hành tiền, lại lạm phát hay sao?
Muốn tránh lạm phát vẫn còn cách tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng dự trữ. Tăng lãi suất sẽ làm các doanh nghiệp thiếu vốn, phải giảm tuyển dụng nhân công, một chu kỳ mới sẽ ra đời khi tỉ lệ thất nghiệp gia tăng.
Để trợ giúp cho người thất nghiệp sẽ dùng đến các chính sách xã hội, như vậy phe tả lại có đất dụng võ, phù hợp với "tình hình" mới. Đó chính là quy luật quả lắc, hết tả lại hữu, hết hữu sẽ đến tả.
Một vấn đề nữa, đâu sẽ là turning point, lúc nào sẽ thay đổi, tháng 5/2022

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Đi cà phê

 


Ramadan Kareem

 

Đó là câu chúc cho ngày đầu tiên trong tháng chay tịnh Ramadan hồi giáo.
Là người đã từng sống cùng với mười mùa Ramadan, mình muốn tìm một câu chuyện cũ để kể.
Sực đọc một cái tút của cậu bạn Facebook có thắc mắc rằng về vụ Pct thành Hồ qua đời vì tai nạn giao thông. Báo chí đưa tin xe bị bể vỏ bánh sau, làm xe bị lật, nhưng qua hình ảnh thì thấy cả 4 bánh vẫn nguyên vẹn!?
Mình từng bị nổ lốp xe nhiều lần, nhất là hồi bên Trung Đông. Mùa hè bên đó nóng trên 50 độ ngoài nắng, hơn nữa lại chạy tốc độ cao.
Đường sá bển phẳng lì, không gập ghềnh như ở Sydney, hai bên đường không có cây, chỉ có cát trắng mênh mông, lái bị ngủ gật cũng chỉ đâm vào cát. Cánh tài xế chơi 170-180km/ giờ là chuyện thường.
Một lần mình chạy trên đường cao tốc mà bị bể vỏ, cũng đúng bánh sau. Ai lái xe thì biết nổ bánh trước mới nguy hiểm, chứ bánh sau thì không đến nỗi, chỉ cần ghì tay lái, tấp vào lề đường.
Trời nóng mà vật lộn với cái vỏ thì quá cực. Nhưng đừng lo, dù bạn lóng ngóng, trói gà không chặt cũng không sao, có cách chuẩn không cần chỉnh!
Mình xuống xe vẫy taxi và hỏi: mầy có thể giúp tao thay vỏ xe được không?
Tất nhiên là được, taxi bên Dubai thường "giúp" với giá một cuốc ngắn rất rẻ, chừng 5 Úc kim.
Mình chui vào ngồi trong xe và bật máy lạnh cho mát. Cậu taxi làm xong, vất vỏ cũ vào trong xe rồi gõ cửa kiếng. Mình trả tiền rồi lái đi.
(sẽ tiếp tục kể chuyện xứ Ả Rập, nhân mùa Ramadan)

Kỳ 2: Xây lâu đài trên cát
Khoảng đầu năm 2009, Đại sứ tại Ai Cập rủ mình đi “công tác” từ Cairo đến Sharm El Kheikh bằng xe hơi. Chuyến đi mất 3-4 ngày, mình thì rảnh rỗi nên nhận lời đi luôn, mặc gì chẳng có việc gì ngoài chuyện hầu chuyện cụ dọc đường đi, dù trên xe còn cậu tài xế nữa.
Mình đi đường trường nhiều rồi nhưng đây là chuyến đi dài nhất, 550km, tính hai lượt đi về là 1100km. Mình bảo cậu lái xe, để hai anh em thay nhau lái cho đỡ mệt nhưng cậu ấy không chịu, kêu “sếp” cứ nghỉ ngơi đi.
Được một đoạn, trận cuồng phong bão táp sa mạc nổi lên, cát bụi bay mù mịt không nhìn thấy gì. Xe buộc phải đi chậm lại. Được cái đường thẳng tắp nên chỉ cần giữ ngang tay lái cứ thế là đi được.
Con đường độc đạo chỉ có một chiếc xe đi, xe cùng chiều hay ngược chiều cũng không có luôn. Thỉnh thoảng lắm mới bắt gặp một cái cây cằn cỗi từ đằng xa.
Cụ ĐS đề nghị dừng xe để đi tiểu, cậu lái xe cũng đi luôn. Thường thì nam giới tương vào gốc cây, nhưng đây không có cây nên cứ đứng giữa bãi cát mà phun thôi.
Cậu lái xe nhanh chân chạy về xe trước, mình hỏi đùa: chim Tài xế với chim Đại sứ thì của ai to hơn? Cậu bảo, tất nhiên là Tài xế to hơn.
Sau chuyến đi, mình nghĩ rằng đất đai mênh mông thế sao Ai Cập không biết phân lô xay nhà bán nhỉ. Vì dân số nước này cũng đông chẳng kém gì Việt Nam.
Hỏi rồi lại tự trả lời, xây lên thì dễ nhưng bán cho ai. Vấn đề làm sao phải bán được giá cao thì nhà đầu tư mới có lãi. Nếu lỗ thì dính vào hay tranh cướp làm chi.
Bên Dubai, người ta cũng chỉ có cát, nhưng trên đó đã xây được những lâu đài nguy nga, lộng lẫy nhất thế giới. Cái này đòi hỏi một kỹ thuật rất khó trong kinh doanh, gọi là marketing, ở Việt Nam nói nôm na là “thổi giá”.
Giữa Ai Cập và Sudan có một mảnh đất vô thừa nhận từ hàng trăm năm qua, đó là Bir Tawil, rộng 2,060km2. Đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan cũng như biên giới tất cả các nước châu Phi do các đế quốc thực dân vẽ, trường hợp này là Anh Quốc.
Gọi là vẽ trên giấy thôi, còn trên thực địa thì không hề có cột mốc hay một dấu hiệu phân chia nào cả. Riêng Bir Tawil, đó là một vùng đất cát không biển, không tài nguyên và hiện cũng không có người sống, vì thế Ai Cập và Sudan đùn đẩy nhau không ai nhận.
Năm 2014, một người Mỹ tên là Heaton đã đến đây và tuyên bố thành lập Vương quốc Bắc Sudan (vì nước Nam Sudan mới thành lập trước đó năm 2011). Ông đưa ra một dự án quyên góp 250,000 USD để xây dựng nhà ở, ít nhất cũng hữu ích cho dân tỵ nạn Bắc Phi đang làm điêu đứng Châu Âu lúc đó.
Điều nực cười là dự án chỉ thu được khoảng 10,000 USD nên kế hoạch bị hủy bỏ. Sau đó năm 2015, một người Nga tên là Zhikharev cũng đến đây để tuyên bố chủ quyền.
Nhưng rồi cả hai chỉ đấu võ miệng trên mạng chứ không ai dám quay lại mảnh đất “sở hữu” của họ. Lý do ở đây là vấn đề an ninh. Bir Tawil nằm trong khu vực của phiến quân và bọn trộm cướp cát cứ và ẩn náu, vì thế ồn ào quá dễ bị bọn chúng hỏi thăm như chơi.
Cái câu “tấc đất, tấc vàng” chỉ đúng trong một số hoàn cảnh. Nếu nó sinh income, sinh lợi thì đất là vàng, bằng không là của nợ, còn là cái cớ để bọn ngu xuẩn và mất nhân tính đi giết người.

Cánh chim đầu đàn là chú Ưng xanh lá Saudi

 

Saudi Arabia không chỉ có dầu lửa mà còn có bóng đá.
Sáng sớm hôm nay (giờ Úc), chú chim ưng màu xanh lá Saudi đã mổ được chú kangaroo vàng Úc một nhát duy nhất (thắng 1-0) để chính thức đứng đầu bảng tổng sắp, bảng B Châu Á.
Khi Saudi bị xếp chung bảng đấu với Nhật và Úc thì giới mộ điệu cho rằng nhiều khả năng Saudi sẽ phải lỡ hẹn với World Cup 2022 như đã từng lỡ World Cup 2014 và 2010.
Nhưng không, đội bóng xứ Ả Rập với biểu tượng là con chim ưng màu xanh lá mới là đội chơi tốt nhất và oanh liệt chiếm ngôi đầu để lần thứ 6 đến với World Cup.
Cùng bảng, chúng ta còn có "hai anh em cờ đỏ" thắng lẫn nhau để nhường cho nhau vị trí chót và áp chót.
Có lẽ bây giờ khi nhắc đến Saudi, ngoài dầu lửa thì đó còn là bóng đá.
Về dầu lửa, Saudi là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Vào đầu thập niên 1970s, Saudi có bất đồng với Mỹ nên đã làm giá dầu lên cao, khiến cho nền kinh tế Mỹ bị suy thoái và đó là một nguyên nhân khiến tổng thống Nixon mất uy tín và từ chức.
Hiện tại, điều Putin sợ nhất là bị cấm vận xuất khẩu dầu khí nhưng điều này chưa thể xảy ra, ít nhất trong 12 tháng tới. Chìa khóa lại là Saudi, nước duy nhất còn "room" lớn để bù đắp vào dầu khí Nga, nếu thiếu hụt.
Vua Saudi là Salman, 87 tuổi đã già yếu và người điều hành thực tế là thái tử Mohammed 37 tuổi. Mohammed là con trưởng của vợ út Salman.
Có tin Saudi đang ngấm ngầm tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Mới đây nước này cho hành quyết 81 tử tù. Dù lý do gì chăng nữa, việc giết người vô tội vạ thế này cũng là điều ghê tởm.
Sau vài thập niên nồng ấm, từ khi Biden lên quan hệ Mỹ - Saudi trở nên khó khăn vì chính quyền mới của Mỹ hạch tội Mohammed đã giết hại nhà báo Khashoggi.
Thôi thì tạm quên những chuyện mức đầu đi để tận hưởng thành quả mới nhất của đội bóng chim ưng xanh.

Bí mật khó nói nên lời của Napoleon

 

Sinh thời, Napoleon là một kẻ cực kỳ hiếu chiến, từng reo rắc chiến tranh tang thương khắp Châu Âu. Động cơ nào thúc đầy hắn điên rồ như vậy? Với sự phát triển của khoa học tâm lý thì đã có lý giải về vấn đề này.
Napoleon cao khoảng 1.65m, vào loại trung bình ở thế kỷ 18 nhưng không hiểu sao lại có tiếng là “lùn”. Người làm sao của chiêm bao làm vậy. Khi khám nghiệm tử thi và phát hiện ra nguyên nhân cái chết do bị đầu độc ở tuổi 52, bác sĩ Antommarchi đã tiện tay...xẻo luôn. Cái của nợ đó được truyền tay nhiều người qua hình thức đấu giá, được nhiều người bình phẩm vì kích thước cái giống đực từ đầu đến cuối chỉ có 3.7cm!
“Trym” bé là một vấn đề tâm lý động chạm tự ái của Napoleon và để chứng tỏ bản lãnh đàn ông, hắn phải lấy chiến tranh điên cuồng để bù vào.
Napoleon từng có nhiều người tình. Sau khi thua trận và bị đày và sống 6 năm cho đến khi chết ở đảo Saint Helena, nam Đại Tây dương, Napoleon đã có một mối tình cuối cùng. Đó là một cô bé mà khi Napoleon đến đảo thì cô mới 12 tuổi.
Tình cảm của cô bé thổ dân đảo làm Napoleon hết sức cảm động. Khi còn đương thời, ông không thiếu gì gái xin chết. Nhưng cô bé đảo hoang không hề biết Napoleon là một cựu hoàng đế lừng danh mà vẫn yêu ông một cách chân thành, mộc mạc.
Theo mô tả, hai người một già một trẻ lúc nào cũng quấn quít bên nhau như một đôi chim, họ cưỡi ngựa chu du vòng quanh, ngược xuôi hòn đảo nhỏ. Đáng chú ý, đây là một mối tình chay, không có tình dục. Có lẽ vì quá trân trọng tình yêu mà Napoleon không muốn làm cô bé thất vọng mà cái của tí hon của mình có thể mang lại.
Liên hệ chuyện thời sự, Putin cũng có một nỗi đau riêng. Là tổng thống, ông không thiếu phụ nữ, trong đó một người tình bị phát giác là Alina, cựu ngôi sao thể dục dụng cụ. Nhưng Putin hiện đang độc thân vì người vợ chính thức Lyudmila đã bỏ ông vào năm 2013, lúc bà 55 tuổi.
Ngay sau khi ly dị, máy bay bà già đã kết hôn với một “phi công trẻ” kém tới 20 tuổi. Anh “phi công” chỉ là người bình thường, không có quyền lực vô biên như anh chồng cũ nhưng chắc phải có khoản khác bù vào. Cặp đôi mua một biệt thự trị giá 7.5 triệu USD tại miền Nam nước Pháp để chung sống.
Khi nào Putin bị tùng xẻo thì người ta mới biết “của quý” to hay bé hơn Napoleon. Nhưng giới khoa học đã đi đến kết luận rằng, ức chế về tình dục là nguyên nhân của tính hiếu thắng và hiếu chiến của con người.
Ảnh: hiện vật từng được triển lãm của Napoleon

Dòng nhạc huyền thoại Lê Uyên Phương

 

Trước khi đi Úc năm 1994, mình ít nghe nhạc hải ngoại. Khi lần đầu nghe nhạc Lê Uyên Phương, quả thật là sửng sốt vì nó quá hay. Rồi đến lúc Lê Uyên Phương qua đời ở tuổi 58, đài Việt ngữ SBS đã phát một chương trình đậm nét về dòng nhạc tuyệt vời này. Từ đó, mình chỉ đắm say nhạc vàng, bây giờ gọi là bolero, loại nhạc Việt khác vẫn nghe nhưng chút chút thôi, không còn thích nữa.
Lê Uyên Phương là tác giả, được ca bởi đôi tình nhân đồng thời là cặp vợ chồng Lê Uyên & Phương. Chuyện tình của họ đắm đuối và li kỳ như chuyện tình Romeo và Juliet.
Chàng trai tên thật là Lập sinh ra tại Đà Lạt. Anh vốn họ Phan, quê Quảng Nam nhưng sau vụ đàn áp phong trào của cụ Phan Bội Châu thì cha anh phải đổi họ. Mẹ anh là con gái vua Thành Thái, tức Lập là cháu ngoại Vua.
Sau khi bôn ba ở nhiều nơi, Lê Uyên Phương (bút danh sáng tác) trở về Đà Lạt, làm giáo viên triết học. Tại đây chàng 26 tuổi gặp cô hàng xóm Lê Uyên, tên thật là Lâm Phúc Anh xinh đẹp, con nhà giàu và mới 15 tuổi. Tình yêu của họ bị gia đình ngăn cấm, có tự tử, bỏ nhà ra đi, năn nỉ rồi cuối cùng họ đã chính thức thành hôn.
Nhạc của Lê Uyên Phương không giống các loại nhạc vàng khác, mà rất đặc biệt, đó là thứ nhạc của chủ nghĩa hiện sinh.
Công việc chính của “Phương” là sáng tác nên giọng hát của anh bình thường, nếu so sánh với danh ca Tuấn Ngọc thì kém xa. Nhưng khi Tuấn Ngọc và Thái Hiền, cũng là một cặp vợ chồng hát nhạc Lê Uyên Phương thì mọi người dễ dàng nhận ra khoảng cách đối với sự trình diễn rung động của cặp Lê Uyên & Phương.
Hãy xem các lời nhận xét:
“Nhạc của Lê Uyên Phương gập ghềnh, các câu nhạc có độ dài khác nhau, cách phát triển câu nhạc cũng thay đổi theo từng bài chứ không theo một khuôn mẫu nhất định”.
“Chẳng ai có thể hát về cái chết và sự chia ly với nỗi buồn tuyệt đẹp như Lê Uyên và Phương, vì cách họ hát, cách họ nhìn nhau đã như thể họ đang đếm ngược giây phút bị chia lìa nhau bởi cái chết”.
“Họ gửi gắm tình yêu đồng loại, tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên và dù là gì đi nữa thì tâm hồn họ cũng đã bay bổng theo từng con chữ và nốt nhạc, có khi sắc nhọn, có khi êm dịu như tâm hồn họ vậy”.
“Âm nhạc của Lê Uyên Phương, âm nhạc của đồi thông xanh, của sao trời lấp lánh trong những Đêm chợ phiên mùa đông, của căn phòng nhỏ nồng hơi ấm tình nhân, của gối chăn nhàu nhĩ khi còn vương vấn da thịt người tình”.
“Âm nhạc Lê Uyên Phương trở thành những lời trối trăn của một cuộc tình trong thời chiến, không có cơ may nổi loạn, chỉ làm sao có thể sống sót cho qua những cơn thảm sát ngu xuẩn của chiến tranh”.
Còn đây là tâm sự của tác giả: Suốt trong thời kỳ chúng tôi yêu nhau, chúng tôi đã sống trong một không khí đầy chiến tranh. Chiến tranh ở khắp mọi nơi và mỗi người nếu có nhau họ đã sống rất vội vã và sống trọn vẹn bên nhau. Bởi vì có thể ngày mai hay là sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa, chúng ta không còn nhau.
Sau năm 1975, Lê Uyên Phương mới bước qua tuổi 34, nhưng anh không còn nhiều sáng tác nữa mà bắt đầu thử sức trong lĩnh vực văn học. Tuy nhiên không có sự thành công như âm nhạc.
Lê Uyên bắt đầu hát các bài của các tác giả khác, cũng xuất sắc nhưng chưa thể coi là ấn tượng hơn các ca sĩ lừng danhkhác.
Hai người chia tay nhau một thời gian khoảng vài năm, nhưng như Lê Uyên đã xác nhận “không thể có chuyện kẻ thứ ba xen vào”, trước khi họ lại cùng nhau tái hợp và bước lên sân khấu Asia và Thuy Nga Paris. Tuy nhiên, giọng của “Phương” đã yếu đi nhiều, còn Lê Uyên hát không còn đam mê bất tận như trước. Dường như đỉnh cao của họ đã phát tiết ra từ trước hết rồi.
Nhạc Lê Uyên Phương thuộc đẳng cấp hàng đầu trong tân nhạc Việt Nam nhưng có vẻ không quá phổ biến. Có lẽ vì số lượng bài hát không thật nhiều, đồng thời các sáng tác chỉ dành cho hai người, các ca sĩ khác rất khó thành công.
Trước đây, mình đã vinh danh Đại sảnh danh vọng của nhạc sĩ Việt Nam, bao gồm Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Phạm Duy, Văn Cao, Lam Phương và Trịnh Công Sơn. Quả là thiếu sót nếu thiếu tên Lê Uyên Phương!