Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

ĐAU ĐẺ CHỜ SÁNG GIĂNG








Hồi còn nhỏ, nghe câu “Đau đẻ chờ sáng Giăng”, mình chẳng hiểu gì cả. Lớn lên đi học, coi sách ông Mạc Râu “Chủ nghĩa tư bản đang trong cơn đau đẻ, là đêm trước của Cách mạng”, mình chỉ hiểu lơ mơ láng máng. Đến khi được làm chồng, làm cha thì mới hiểu đẻ đái là thế nào ! 

Thế giới đang ở trong giai đoạn chờ đợi một sự bùng phát, một sự thay đổi “sâu sắc, triệt để và toàn diện”. Có ai tin như thế không ? Mình thì thấy đúng là con tạo xoay vần, mọi thứ thay đổi nhanh chóng mặt. Thế hệ mình chuyện bị bố đánh là bình thường. Bố từng kể bị ông nội đánh, ngược lên các đời trước nữa chắc cũng như vậy…Chỉ có đời mình “thiệt” quá, không được đánh con vì đánh theo Luật có thể phải đi tù. 

Bù lại, trước đây mình không hiểu gì về chữ nghĩa thì hỏi ông bà, cha mẹ; mình từ lâu đã không đủ khả năng dạy tiếng Anh cho con mình. “Cá không ăn muối cá ươn”, câu này đúng trước đây mà đúng cả bây giờ, nhưng theo nghĩa khác. Một lần, mình vứt rác ra đường, cháu nhà mình ngăn lại, mình “ní nuận” rằng mảnh này bé quá nên không sao. Cháu bảo, rác bé cũng không được, nghĩ lại mình thấy đúng và phải chịu. Sang bên Úc mà không biết học hỏi từ con cái thì tụt hậu thật chứ không phải là nguy cơ nữa.

Thế giới bây giờ thay đổi quá nhanh. Vừa rồi được đọc một bài báo đại ý, tại sao giới trẻ không mua nhà mua xe như trước đây. Đúng là tụi trẻ nghĩ cao thật, còn mình thì không thoát ra được tư duy cổ lỗ sĩ, chỉ chạy theo bản năng và cảm tính.

Thời đại bây giờ là thời đại sharing economy, tức thời đại của Uber và AirBNB và các loại phần mềm ứng dụng khác (app), không bị ràng buộc bởi sở hữu nhà cửa, xe cộ là phải rồi. Bạn có thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực xe khách mà không cần đầu tư mua thêm xe mới, chỉ cần đăng ký xe cá nhân của bạn với Uber và vẫn kiếm được tiền. Uber ngày càng lấn sân so với taxi theo kiểu truyền thống là lý do tại sao một cái biển đăng ký taxi đã rớt giá từ $400 000 xống chỉ còn $70 000. 

Mình ước mơ được sống ở một nơi nào đó thật xa xôi hoang vu,dù chỉ 1-2 ngày đêm,  nơi chỉ có chim chóc và muông thú, không có khách sạn và các phương tiện hiện đại. Trước đây đó là một điều khó thực hiện thì nay có thể trở thành sự thực với AirBNB. Bạn không cần có tiền mua khách sạn để làm một ông chủ, cứ lên AirBNB báo phòng dư trong nhà bạn là có đồng ra đồng vào.. Rồi nữa, amazon là siêu thị lớn nhất thế giới,  BlueRay là đĩa nhạc có tất cả các thể loại… mà chỉ cần trên online. 

Sự bùng nổ về app đã phần nào thay đổi diện mạo và lối sống của một phần nhân loại. Mình tin rằng, một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã, đang và sẽ chọn lối sống du cư như tổ tiên cổ đại của chúng ta đã từng. Họ là những international workers, công dân toàn cầu, sống, làm việc ở nhiều quốc gia và châu lục khác nhau. Tài sản của họ không phải là cái nhà, cái xe…mà là những thứ không nhìn thấy được: trải nghiệm, kỹ năng, xúc cảm, tình thương. 

Rất nhiều người các nước văn minh đã từ bỏ cuộc sống tiện nghi đi đến các nước lạc hậu để làm từ thiện và coi đó là mục đích cuộc sống, là hạnh phúc. Vật chất hữu hình là những cái hao mòn và tàn phai theo thời gian, nhưng những giá trị vô hình thì không mất đi, trái lại còn được bồi đắp cho lớn lên. 

Mình có cháu ruột ở Vietnam đang muốn qua Úc du học, mẹ cháu cứ thắc mắc nên học ngành gì. Không lẽ mình nói thế này: sang đây không nên vì tấm bằng, mà nên được sống, quan sát, học hỏi. Nếu bỏ trăm ngàn đô để lấy cái bằng thì đó là cái giá quá đắt, vì thông thường bằng cấp bây giờ không đảm bảo kiếm được việc làm và thu lại được tiền vốn đã bỏ ra; nhưng để cảm nhận, có tầm nhìn, kỹ năng sống thì lại quá rẻ. 

Thực tế, để có một cuộc sống bay nhảy là điều không thể thực hiện với đa số mọi người. Quanh ta còn bao nhiêu điều trăn trở: đói ăn, thực phẩm độc hại, không khí và nguồn nước ô nhiễm, môi trường rừng biển bị tàn phá, những bất cập về y tế, giáo dục, tội phạm, giao thông đi lại hỗn loạn… là lý do đang rất cần một cuộc bùng nổ, bứt phá.

Một cách giải quyết: bớt chạy đua theo vật chất và hiểu rõ sức mạnh và động lực của những giá trị vô hình.
Tháng 10/2016
Lương Văn Quang

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

20 năm Khát khao và Dại khờ




Cuộc hôn nhân giữa Arsene Wenger và Arsenal FC đã vừa tròn “hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Nhân dịp này, một điều tra được đăng tải trên trang chủ của đội bóng Arsenal, 95% cổ động viên đã bầu chọn Arsene là Huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử. Một người nữa cũng vĩ đại không kém, đó là Sir Alex (Sir, là tước hiệu Hiệp sĩ do Hoàng gia phong tặng cho những nhân vật nổi tiếng), nhưng Sir Alex về hưu rồi. Đối với những HLV bóng đá đương đại, Pep Guardiola, Mourinho và Arsene là ba người được trả mức lương cao nhất thế giới từ trước nay, trong khoảng 8-10 triệu bảng.
Vừa rồi, Big Sam đột ngột từ chức HLV đội tuyển Anh, Liên đoàn bóng đá Anh đã liên lạc với Arsene, thực sự  FA cũng rất muốn mời ông. Được hỏi về triển vọng trở thành HLV đội tuyển Anh, Arsene đã trả lời “why not ?”. Đối với Pep hay Mourinho, câu trả lời có thể xã giao đôi chút nhưng chắc hẳn là “Không”. Lương HLV đội tuyển Anh chỉ có 3 triệu bảng, nên làm gì có chuyện đại hạ giá như vậy.
Những ai theo dõi môn bóng tròn đều hiểu rằng, bóng đá đội tuyển quốc gia không còn là nơi thi thố tài năng đỉnh cao. Thế mới có chuyện đội lớn đội nhỏ thua thắng nhau loạn tùng bậy. Trong EURO 2016, đội Anh của Hodgson thua cả chú lùn Wales. Với ngân sách eo hẹp, các Liên đoàn bóng đá không thể thuê được các HLV hàng đầu. Cứ xem hai HLV gần đây nhất của đội tuyển Anh thì biết. Với Hodson, đã từng tha phương cầu thực ở cả những quốc gia nhược tiểu về bóng đá như UAE (bởi vậy mình đã từng gặp và trò chuyện với ông ở ngoài đời vào năm 2003 tại Dubai), Trung Quốc và …Úc. Với bóng đá Anh, Hodgson có công đưa đội Fulham lên hạng (bậy giờ đã xuống lại). Vì thành công với Fulham, Hodgson được Liverpool mời, làm HLV một thời gian ngắn hơn 1 năm, rồi Hodgson nhảy sang đội tuyển Anh. Nghĩa là phần lớn thời gian trong sự nghiệp, Hodson gắn bó với những đội bóng nhỏ. Trường hợp Sam Allardyce cũng tương tự, trong sự nghiệp cầm quân trên 30 năm, ông cũng chỉ làm cho các đội bóng hạng dưới, hoặc ở hạng cao nhất thì lại là các đội bóng nằm nửa dưới bảng xếp hạng là luôn vật lộn để trụ hạng mà thôi. Đến nông nỗi 400000 đồng bạc bảng mà Sam phải ra đi một cách xấu hổ.
Lý do nào để Arsene Wenger lại chỉ cùng hội cùng thuyền với Hodgson và Big Sam ? Đó là “stay hungry, stay foolish” (hãy khát khao, cứ dại khờ) của Arsene.
Không khát khao sao được, ông là một việc liên tục trong 20 năm mà không thấy chán. Với thời gian đó, các HLV khác đã sang tay mươi đội, đồng thời mỗi đội bóng cũng thường thay đổi HLV, trung bình trên dưới 2 năm/lần. Mỗi lẫn thay HLV là một cú hích tinh thần, nó cho phép một luồng gió ý tưởng mới, bởi vậy các đội CLB rất ưa đổi người.
Vì thế cũng không có gì lạ, Arsenal trắng tay trong 12 năm qua, mặc dù vẫn thừa nhận tài năng và ngưỡng mộ, nhiều fan của Arsenal đã lên tiếng đòi Arsene phải từ chức. Mọi người cho rằng ông lão 66 tuổi đã trở nên bảo thủ trì trệ, là vật cản của đội tiến lên phía trước.
Mùa chuyển nhượng hè 2016, Arsene dường như đã tự biến thành một con người khác khi đã vung 98 triệu bẳng mua về 5 cầu thủ đẳng cấp. Trừ phí bán và cho mượn Gnaby và Wilshere được 8 triệu thì Arsenal vẫn chi 90 triệu, mặc dù còn kém nhiều so với Man city và Man Utd nhưng rõ ràng đây là một điều rất không bình thường.
Arsene không đến nỗi quá cứng đầu và biết lắng nghe những lời phàn nàn keo kiệt, không chịu mua sắm? Không phải, khi chiếc ghế của ông bị đe dọa ông mới làm như vậy chứ kỳ thực không phải điều ông muốn. Ông từng tâm sự là rất sợ mất jobs và về hưu.
Arsene vốn là một nhà cải cách táo bạo vào thời điểm mới nhận chức tại Arsenal. Phong cách quản trị mới, trong đó có việc chăm lo thực đơn và cuộc sống riêng tư của cầu thủ là một sự đột phá vào thời điểm đó. Arsene có biệt tài phát hiện các tài năng trẻ và đã phù phép để nhiều cầu thủ vô danh trở thành những ngôi sao kiệt suất, có thể kể đến Anelka, Vieira, Henry, Van Pessie…ở tầm mức thấp hơn là Ramsey, Wilshere, Bellerin, Iwobi.. . Arsenal đã từng gặt hái những vinh quang, thành tích chói lọi. Nhưng rồi những danh hiệu càng ngày càng rời xa Arsenal.
Là fan của Arsenal, mình mê mẩn lối đá tấn công tốc độ, dệt gấm thuê hoa, với những cầu thủ thật khéo léo. Các đối thủ của Arsenal chắc cũng thích của Arsenal, nhưng theo nghĩa khác, vì đó là lối đá sáo mòn và dễ bắt bài. Tấn công dồn dập nhưng thiên vào trung lộ nên nếu phòng ngữ số đông thì sẽ hóa giải được phần nào; Arsenal lại có tật mải tấn công mà quên phòng ngự và chống phản công rất yếu. Các cầu thủ Arsenal thường nhỏ con nên sẽ gặp khó nếu đối phương sử dụng lối đá rắn, không ngại va chạm.
Hai mươi năm là quá đủ để Arsene chia tay Arsenal. Vấn đề ở chỗ Arsene không muốn ra đi, trong khi những ông chủ chiếm phần lớn cổ phần của Arsenal không nỡ sa thải ông. Mối lối thoát ở đây là Arsenal sẽ nắm đội tuyển Anh, để tiếp tục cơn khát khao và sự dại khờ.

TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH CỦA OZIL




Tổng kết mùa giải 2015-2016, chàng mắt trố Ozil đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của Arsenal, tiếp sau là Sanchez và ngôi sao đang lên Bellerin. Điều này không có gì bất ngờ, nhưng cái đáng nói là ngày sau khi được bầu chọn Ozil đã vẫn từ chối tăng lương và gia hạn hợp đồng. Đồng thời Xhaka, cầu thủ đá ở vị trí gần giống với Ozil đã gia nhập Arsenal với mức giá
 khủng 35 triệu bảng, chỉ xếp sau mức giá của chính Ozil và ngang bằng với Sanchez.

Trong một đội hình, vị trí nhạc trưởng (orchestrator) hay còn gọi là cầu thủ sáng tạo (creative player) được coi là quan trọng nhất. Những bậc tiền bối xuất sắc ở vị trí này có thể kể đến Zico, Platini, Maradona, Zidane… thường đeo áo số 10 và chiếc băng đội trưởng. Họ không phải là những cầu thủ khỏe nhất hay chạy nhanh nhất nhưng chắc chắn là người chơi đầu óc nhất và có kỹ thuật siêu việt để chuyển hóa ý tưởng vào thực tế sân bóng.

Ở Arsenal trước kia, Bergkamp (áo số 10) là một cầu thủ như vậy. Cặp bài trùng Bergkamp và Henry là mối kinh hoàng cho các đối thủ. Khi Bergkam giải nghệ, Fabregas (mang băng đội trưởng) đã tỏ ra là sự thay thế xứng đáng. Bởi vậy các fan của Arsenal đã vô cùng giận dữ khi bán Fabregas đi. Sau 2 mùa bóng, Arsenal mới tậu được Ozil với một tầm vóc còn hơn cả Fabregas. Cứ quy ra thóc thì biết, Fabregas được Barca và Chelsie lần lượt mua về với cùng giá 25 triệu bảng, còn giá của Ozil là 42 triệu. Bây giờ rất nhiều đội sẵn sàng trả mức giá đó để có Ozil nhưng Arsenal không bán. Tuy nhiên, nếu được trả cao hơn thì…có thể (nothing is impossible).

Ozil gia nhập Arsenal từ Real Madrit bởi lý do thà làm đầu gà con hơn đuôi voi. Ở Real thân phận Ozil là nấp sau cái bóng của Ronaldo. Ronaldo là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cùng với Messi chia nhau các danh hiệu cá nhân trong 10 năm qua thì phải chịu thôi. Nhưng mùa hè 2013, Real rước về Bale, đó là điều Ozil không chấp nhận được khi mình lại phải xếp sau cả anh chàng có khuôn mặt Tôn Ngộ Không này.

Bây giờ thì làm đầu gà mãi có lẽ cũng chán vì 3 năm liền Arsenal chẳng có danh hiệu, ngoại trừ cái cup nhỏ FA. Ozil công khai bày tỏ sự bực bội vì những đường chuyền “perfect timing” đã bị các đồng đội phung phí. Trung bình mỗi trận anh tạo ra được 4.2 cơ hội thành bàn, chỉ số rất cao, nhưng số bàn thắng của đội lại quá ít. Arsenal chắc cũng biết điều này nên đã chuẩn bị phương án dự phòng với Xhaka. Thật ra trong đội hình Arsenal còn có 2 cầu thủ có đủ phẩm chất để làm nhạc trưởng, đó là Rosicky và Wilshere. Ông bầu Arsene nhận xét, Rosicky mới là cầu thủ hoàn hảo nhất của Arsenal. Đành rằng con cá mất là con cá to, ông nói vào lúc Rosicky tuyên bố giải nghệ, nhưng điều đó cũng ám chỉ rằng Ozil chưa phải là “to”. Cũng giống Rosicky, chấn thương dai dẳng đã ngăn cản Wilshere (số 10) đóng vai trò lớn hơn trong đội.

Sau giải EURO là thời gian Ozil hẹn sẽ trả lời về vấn đề hợp đồng mới. Phương án mà người hâm mộ mong muốn nhất là Ozil hãy nhận lấy chiếc băng đội trưởng mà Arteta để lại và tiếp tục với Arsenal.

VÌ SAO COQUELIN BỊ RUỒNG BỎ




Mùa giải năm ngoái Coquelin nổi lên như là một hiện tượng kỳ lạ, anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc thứ nhì của Arsenal, chỉ sau Sanchez (trong khi Ozil bị chấn thương).
Tưởng cũng nên nhắc lại, Coquelin chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngư của “tương đài” Vieira. Vieira là bản hợp đồng đầu tiên khi Arsene về nắm đội và đã trở thành trụ cột và đội trưởng của Arsenal trong 9 mùa bóng. Vieira nghỉ, được lần lượt thay thế bởi Giberto, Flamini (tập 1) và Song. Nếu cho Vieira 10 điểm thì các cầu thủ này chỉ đạt không quá điểm 7. Nhưng rồi Song lại ra đi, Arsenal rơi vào một khoảng trống kinh hoàng ở vị trí tiền vệ trụ. Arteta hay Whilsher được trám vào, họ thừa kỹ thuật nhưng thiếu chất thép. Flamini được gọi trở lại (tập 2) nhưng không còn giữ được phong độ. Đến lúc đó, sự xuất hiện của Coquelin như nắng hạn gặp mưa rào với sức mạnh, quyết liệt và nhanh nhẹn. Lại lấy Vieira làm cột mốc 10 thì Coquelin phải đạt điểm 8.
Nhưng chỉ được một mùa giải, sang năm nay, Coquelin đã bị gạt ra ngoài, thường xuyên làm bạn với ghế dự bị trong những trận đấu gần đây.
1. Chấn thương không đúng lúc.
Mùa giải năm này, Arsenal vươn lên dẫn đầu sau lượt đi, tràn trề hy vọng về một chức vô địch. Vào lúc đó, Coquelin bị chấn thương nghỉ luôn 2 tháng. Lý do chấn thương cũng vớ vẩn, trong một trận đấu, Coquelin làm mất bóng, anh lao vào cướp lại một cách quá máu lửa và tự gây chấn thương cho mình. Thiếu Coquelin, Arsenal mất nhiều điểm.
2. Bị thẻ đỏ.
Sau khi giành chiến thắng quan trọng trước Leicester, Arsenal thua liền 2 trận. Bởi vậy trận gặp Tottenham, một đối thủ mạnh khác, trở nên đầy ý nghĩa. Arsenal vượt lên dẫn trước 1-0 ở hiệp 1 nhưng vì chiếc thẻ đỏ của Coquelin ở đầu hiệp 2 mà Arsenal bị hòa 2-2 ở trận này.
3. Mất điểm trong trận chốt hạ.
Ở vòng đấu 32, Arsenal buộc phải thắng Crystal Palace, nếu hòa hoặc thua thì hết hy vọng cạnh tranh chức vô địch. Arsenal cũng đã vượt lên 1-0. Đến phút 82, từ một đường bóng từ biên trái vô hại, nhưng vì Coquelin đeo bám không sát để cầu thủ đội bạn rảnh chân sút, san bằng tỉ số.
4. Sự xuất sắc của Elneny
Mới gia nhập Arsenal nhưng Elneny đã có những bước tiến thần kỳ và đã đánh bật Coquelin ra khỏi đội hình. Nhưng cũng phải nói Coquelin đã sa sút so với mùa giải năm ngoái. Elneny không mạnh mẽ bằng Coquelin nhưng lại có quả sút xa lợi hại. Cả hai đều còn trẻ, chắc chắn mùa giải tới sẽ là sự cạnh tranh quyết liệt cho một vị trí. Điều đó sẽ có lợi cho Arsenal.

VÌ SAO GIROUD ĐƯỢC TRỌNG DỤNG



Trong trận Arsenal – Norwich 1-0 đêm qua, Giroud vẫn được đá chính ở vị trí trung phong và anh đã tiếp tục “tịt ngòi”. Cả mùa giải, Giroud mới ghi được 12 bàn, ít hơn cả Sanchez, và vì vậy bị quy trách nhiệm cho thành tích không như ý của Arsenal.

Trong kỷ nguyên Arsene Wenger, những người được trao ấn tiên phong lần lượt là Anelka 2 mùa 1997-1999, Henry (8) 1999-20
07, Adebayer (2) 2007-2009, van Persie (3) 2009-2012 và Giroud (4) 2012-2016. So sánh Giroud với Henry thì khác nào đom đóm với mặt trăng bởi Henry là một huyền thoại, với số bàn thắng kỷ lục trong lịch sử 120 năm của CLB và đã được vinh dự đúc tượng. Vậy mà đến tuổi “băm” Henry bị đẩy đi trong khi Giroud đến nay vẫn tiếp tục gắn bó với đội. 

1. Không có người thay thế Giroud
Sau 2 mùa giải Giroud thì đấu không đạt yêu cầu, Webeck được mua về để thay thế. Tuy nhiên chỉ sau 2-3 tháng hòa nhập với đội, Welbeck bị chấn thương dài hạn nên Giroud đã được quay lại đội hình chính. Đến đầu mùa giải năm nay, Arsene đưa Walcott từ cầu thủ chạy cánh vào đá trung phong và đã tỏ ra hơn hẳn Giroud. Walcott là cầu thủ có phong độ thất thường, sau một thời gian ngắn đá rất hay, anh mất phong độ nghiêm trọng nên Giroud đã được gọi lại.
2. Giroud đấnh đầu rất giỏi:
Trở lại trận đấu đêm qua, tỉ lệ cầm bóng của Norwich chỉ bằng nửa Arsenal nhưng vẫn nhiều lần gây sóng gió cho khung thành Cech. Norwich chơi rất đơn giản, chỉ câu bổng vào vòng cấm địa của đối phương, bởi vì các cầu thủ Arsenal chơi đầu rất yếu. Giroud là cầu thủ chơi đầu giỏi nhất của Arsenal, mỗi khi anh về tham gia phòng ngự thì fan mới cảm thấy yên tâm.
3. Giroud rất khỏe
Mùa bóng năm nay thật điên rồ, Arsenal thắng nhiều đội mạnh những hay mất điểm trước các đội chiếu dưới. Các đội bóng nhỏ thường nhè vào điểm yếu nhỏ con của các cầu thủ Arsenal nên họ chơi thiên về sức mạnh. Giroud là người phần nào khắc phục được nhược điểm này vì anh có thể hình cao to, sức bền cũng tốt, đá 90 mà không hề bị xuống sức.
4. Bán không ai mua
Các trung phong kể trên như Anelka, Henry, Adebayer, van Persie đều là những cầu thủ mua về cực rẻ, bán đi cực đắt, giá bán của họ lần lượt là 23, 30, 25 và 20 triệu bảng. So với họ, Giroud được mua về với giá cao nhất, 12 triệu bảng còn giá hiện tại thì có lẽ bằng nửa số đó cũng chẳng ai mua.

Mùa giải sang năm, khó có chuyện Giroud vẫn giữ được vị trí cây ghi bàn chủ lực. Anh cũng chưa đến tuổi hưu, vậy vị trí thich hợp nhất của Giroud chỉ có thể là …hậu vệ.