Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Lương Văn Quang


Triển vọng thoát Trung của nền kinh tế Úc

Sự phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc về kinh tế và thương mại nhiều năm qua đã đẩy nền kinh tế Úc vào tình thế đầy rủi ro.
Ngược dòng thời gian, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 tàn phá nền kinh tế thế giới, nhưng Úc đã tránh được cuộc suy thoái kinh tế nhờ vào việc xuất khẩu bùng nổ sang Trung Quốc. Từ thời điểm đó, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Dần già, thị trường Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng hơn với tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu lên đến 35%, trong đó các mặt hàng lớn nhất là quặng sắt, than đá và khí đốt.
Jeffrey Wilson, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia, nhận xét quan hệ với Trung Quốc là điều rất khó khăn khi vấn đề kinh tế rất dễ liên quan đến chính trị.
"Khả năng tách bạch quan hệ kinh tế và quan hệ chính trị với Trung Quốc - nền tảng trong chính sách Trung Quốc của Úc kể từ giữa những năm 1990 - là không thể duy trì, như đã thấy trong những tuần gần đây",
Trong một động thái được coi là trả đũa chính trị, Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu sản phẩm từ các 4 công ty giết mổ của Úc  và áp thuế 80% đối với lúa mạch Úc.
Trong năm 2018-2019, Trung Quốc đã mua hơn 1/3 ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Úc, trị giá 153 AUD (99 tỷ USD), tỷ lệ đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ.
Chỉ riêng xuất khẩu thịt bò và lúa mạch lần lượt mang về khoảng 2,6 tỷ AUD (1,6 tỷ USD) và 1,5 tỷ AUD (960 triệu USD) cho các nhà sản xuất Úc mỗi năm.
Cuộc chiến chưa dừng lại khi phía Trung Quốc tiếp tục tấn công vào mặt hàng chủ lực của Úc, quặng sắt Úc sẽ phải chịu “quy trình” mới khi làm thủ tục thông quan.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế để trừng phạt các đối tác thương mại.
Năm 2017, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tẩy chay không chính thức đối với ngành du lịch Hàn Quốc, sau khi nước này cho phép Mỹ triển khai hệ thống tên lửa trên đất của họ. Cuộc tẩy chay gây thiệt hại ước tính 7.500 tỷ won (6,7 tỷ USD), trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm đó. Các cửa hàng Lotte Mart cũng bị buộc phải đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo như đe dọa của Đại sứ Trung quốc tại Canberra, Bắc Kinh còn có thể gây sức ép vào cả các lĩnh vực du học và du lịch của Úc.
Bob Carr, cựu ngoại trưởng, chất vấn: "Tại sao chúng ta không chọn cách tốt hơn là thúc ép Trung Quốc bằng ngoại giao và bằng đối thoại với các đồng minh quốc tế khác về cuộc điều tra quốc tế, từ tốn và có lẽ đợi đến khi đại dịch đi qua?"
Vẫn theo theo ông Wilson "Nói chung, việc tách khỏi Trung Quốc là không thực tế” ?!
Rõ ràng nền kinh tế Úc đang gặp những thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Người ta cho rằng, một khi Chương trình cứu trợ doanh nghiệp và người thất nghiệp trị giá hàng trăm tỉ Úc kim kết thúc vào tháng 9 tới đây thì sẽ có một loạt doanh nghiệp không thể tự đứng vững và phá sản.
Tuy nhiên, bất chấp những nguy cơ, Úc vẫn có thể sẵn sàng chấp nhận một số tổn thất kinh tế khi cho rằng cần phải thách thức Trung Quốc và đó chính là “thoát Trung” trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
Những đòn đánh của Trung Quốc có thể hiểu được khi nước này đang thực hiện Thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ, trong đó có việc phải mua thêm nông sản và do đó họ phải tìm cách cắt giảm nguồn cung khác.
Trong bối cảnh đại dịch, các nước Châu Phi không có tiền trả nợ thì Trung Quốc đành phải “thu” bớt khoáng sản, nguyên nhiên liệu để trừ nợ, và do đó nguồn khoáng sản từ Úc dù thuận tiện hơn cho việc vận tải cũng chịu sức ép phải giảm thiểu, chưa kể nhu cầu cho sản xuất cũng thấp đi.
Để giải quyết việc trường Đại học và cao đẳng đang thất thu, Chính phủ Úc đang tính đến giải pháp “ngoại lệ” cho phép các sinh viên quốc tế được nhập cảnh. Ngay cả trong trường hợp này, sinh viên Trung Quốc không phải là đối tượng được ưu tiên bởi người Tàu đang có tỉ lệ quá lớn trong các trường.
Trong một bài tiểu luận được xuất bản bởi Hiệp hội Châu Á vào tuần trước, Richard Maude, một nhà ngoại giao cấp cao về hưu, cho biết chính phủ Úc trong những năm gần đây nhận ra rằng các mối quan hệ "sẽ được định hình bởi những điểm khác biệt một cách mạnh mẽ hơn trước đây".
Với nguồn tài nguyên dồi dào và nông nghiệp phát triển, hy vọng nền kinh tế Úc không sụp đổ, dù có phải chịu đau đớn của việc cắt bớt nguồn lợi từ mối quan hệ với Trung Quốc.
Ngọc Quang

Trai hư làng quần vợt Kyrgios khoe ngủ với gái lạ hàng tuần

Không có gì lạ, các ngôi sao thể thao có sức hút mạnh mẽ đối với người khác giới, nhưng hiếm khi họ nói công khai chuyện này.
Nick Kyrgios là một tài năng quần vợt lớn, tuy nhiên về thứ hạng, anh mới chỉ ở mức một ngôi sao thể thao trung bình.
Trai hư tennis đã tiết lộ rằng anh ta ngủ với người hâm mộ hàng tuần khi anh không có mối quan hệ nào.
Kyrgios đã tỏ ra trung thực và tiết lộ nhiều điều trong một cuộc trò chuyện với người hâm mộ trên Twitch, sau khi chia tay với tay vợt nữ người Nga Anna Kalinskaya hồi tháng ba vừa qua.
Khi được hỏi liệu anh ta đã từng ngủ với một fan nữ chưa thì anh đáp đó là "một thứ hàng tuần".
Nhưng đối với những gì đã xảy ra với Kalinskaya, anh chàng người Úc nói rằng chuyện tình đã kết thúc một cách thân thiện.
“Thật không may, mọi thứ đã không thành công. Chúng tôi đã có một số kỷ niệm vui vẻ”, Kyrgios cho hay.
Nhưng cũng chưa chắc mọi việc đã như vậy. Trên mạng Instagram, Kalinskaya viết “chúng tôi không còn là bạn” và “tôi sẽ không nói chuyện về anh ta nữa”.
Như vậy, dường như Kalinskaya và kể cả Kyrgios có gì chưa thoải mái. Phải chăng khi “tự nhận” ngủ với gái lạ, anh chàng muốn trả thù người yêu cũ ?
Ngọc Quang

Tổng Giám đốc WHO Tedros đang có dấu hiệu “tự chuyển hóa”?

Ngày19/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một bức thư dài 4 trang gửi đích danh ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám Đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu WHO cần phải có những cải tổ sâu rộng trong vòng 30 ngày. Bức thư đưa ra sau bối cảnh “tự diễn biến” đầy kịch tính liên quan đến việc điều tra nguồn gốc Covid 19 của WHO và của cá nhân ông Tedros.
Bức thư đã liệt kê quá trình WHO, dưới sự lãnh đạo của Tedros đã đưa ra những thông tin “lừa dối” về dịch bệnh, hơn nữa WHO cũng ngăn cản một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Corona.
Trước tình hình đó, ngày 14/4, ông Trump đã tuyên bố đình chỉ tài trợ của Mỹ, khoản tiền lên đến 15% ngân sách cho WHO. Sự việc này xảy ra cùng lúc với các về “sáng kiến” của Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập và thông tin đáng ngờ về hệ thống email của WHO bị “tin tặc”.
Phản ứng của ông Tedros vào lúc đó khá bất ngờ, thay vì chỉ trích Mỹ thì ông lại “nhẹ nhàng” đề nghị Mỹ hãy xem xét lại. Vì sao Tedros lại phải “sợ” Mỹ như vậy?
Cách đây 5 năm, Mỹ đã ra lệnh bắt một loạt quan chức cấp cao của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), từ Phó Chủ tịch trở xuống, tổng cộng hơn 10 người để truy tố về tội tham nhũng. Riêng ông Chủ tịch Sepp Blatter, lúc đó đã 80 tuổi không bị bắt nhưng bị buộc phải từ chức!
FIFA là một tổ chức hùng mạnh hơn WHO xét về ảnh hưởng chính trị xã hội và tiềm lực tài chính. Nếu Tedros và đồng sự có gì khuất tất thì ông ta hiểu rằng Mỹ là nước duy nhất dám làm và có thể làm được chuyện đó.
Trong bức thư kể trên, có một chi tiết làm Trung Quốc hẳn phải tức giận, đó là sự việc liên quan đến Đài Loan.
Khi trở thành Tổng Giám đốc WHO, Tedros đã xóa bỏ tư cách thành viên của Đài Loan theo yêu cầu của Bắc Kinh. Đài Loan nói việc họ bị "ra rìa" đe dọa tới nền y tế công cộng, ảnh hưởng đến 25 triệu nhân sinh.
Nay thì chính Đài Loan lại là nước đưa ra “bằng chứng” về việc WHO đã lừa dối thế giới ra sao.
6h30 ngày 31/12/2019, La Nhất Quân, phó tổng giám đốc CDC Đài Loan, tỉnh giấc khi nhận được thông báo có tin nhắn trên điện thoại.
Các đồng nghiệp của ông trong đơn vị giám sát mạng xã hội thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) phát hiện một số bài đăng về bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán. Bài đăng gốc ở Trung Quốc đại lục đã nhanh chóng bị xóa, nhưng ảnh chụp màn hình được đăng lại trên PTT, một diễn đàn trực tuyến phổ biến ở Đài Loan.
Hồi tháng ba, quan chức số hai Đài Loan Trần Kiến Nhân, vốn là nhà dịch tễ học, nói với Financial Times rằng WHO đã phớt lờ cảnh báo sớm của hòn đảo về việc nCoV có thể lây từ người sang người.
Từ tuyên bố này Bộ Ngoại giao Mỹ đã tố cáo WHO đã "đặt chính trị lên trên y tế công cộng" khi không chuyển thông tin quan trọng này cho các quốc gia thành viên.
Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho rằng việc họ sử dụng cụm từ "cách ly để điều trị" trong email là bằng chứng "cho thấy rõ ràng có nguy cơ virus lây từ người sang người, vì nếu không lây nhiễm thì biện pháp cách ly đó không cần thiết", điều này hoàn toàn khác biệt với thông tin chính thức của WHO vào thời điểm đó.
Mặc dù Tedros đã tỏ thái độ nhân nhượng là đồng ý một cuộc điều tra về nguồn gốc Covid nhưng xem ra thái độ của Mỹ vẫn muốn tiếp tục gây sức ép.
Bức thư của Tổng thống Mỹ kết luận:
“Nếu Tổ chức Y tế Thế giới không cam kết sẽ có những cải thiện đáng kể trong vòng 30 ngày tới, tôi sẽ thực hiện việc đóng băng vĩnh viễn đối với các khoản tài trợ của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ dành cho WHO và cân nhắc về tư cách thành viên của quốc gia chúng tôi trong tổ chức này”.
Ngọc Quang

Thành công kỳ diệu của các đảo quốc Thái Bình Dương trong việc ngăn chặn coronavirus

Thật kỳ diệu, trong khi cả thế giới đang chao đảo với 5 triệu ca bệnh thì 10 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trên Thái Bình dương vẫn hoàn toàn “âm tính” với “Cô Vy”.
Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu đều đã ghi nhận không có trường hợp coronavirus chính thức nào kể từ khi đại dịch toàn cầu bắt đầu.
Nhiều quốc gia trên đảo Thái Bình Dương bắt đầu đóng cửa biên giới sớm và đã cấm du khách quốc tế trong nhiều tháng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Quần đảo Marshall, chẳng hạn, đã cấm du khách đến Trung Quốc đại lục sớm nhất thế giới ngay từ cuối tháng Giêng.
Điều đáng chú ý là ngay cả những quốc gia vừa cắt đứt quan hệ với Đài Loan để quay sang với Trung Quốc như Kiribati  hay Solomon thì cũng coi Corona như một cái cớ để tạm thời tuyệt giao với quốc gia khổng lồ này.
Phó giáo sư phụ trách tại Viện Griffith Châu Á, Tess Newton Cain, cho biết đó là lý do chính khiến khu vực này rất thành công trong việc kiềm chế virus.
“Rõ ràng là họ tương đối biệt lập nên đối với một số quốc gia họ không có nhiều khách, nhưng ngay cả những nước chúng tôi liên kết với việc có khá nhiều du khách từ nước ngoài, họ đã di chuyển rất nhanh để đóng cửa biên giới”, cô nói với SBS News.
Một số đảo rất nhỏ chỉ có một cảng nhập cảnh quốc tế, điều này rõ ràng khiến việc đóng cửa biên giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, cô nói thêm.
Nhưng Cain nói rằng việc đóng cửa biên giới đã có tác động kinh tế tàn khốc đối với nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương, nơi phụ thuộc rất nhiều vào du lịch quốc tế. Nhiều người hiện đang xem xét mở lại biên giới cho một số khách du lịch để khởi động lại nền kinh tế.
Một trong những hành động cân bằng khó khăn, không ai muốn trở thành người đi đầu cho việc một loại virus tàn phá vào đất nước. Đồng thời, tác động kinh tế là rất lớn, nền kinh tế đã chững lại, mọi người mất việc và có thể không đủ nuôi sống bản thân.
Các quốc gia khác ghi nhận các trường hợp không có coronavirus, như Turkmenistan và Bắc Triều Tiên, nhưng không loại trừ khả năng vẫn có các trường hợp dương tính, vì thông tin đang bị chính phủ kiểm duyệt.
“Vương quốc bí ẩn” của Triều Tiên giáp Trung Quốc và Hàn Quốc, hai trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus, nhưng vẫn tiếp tục báo cáo không có trường hợp nào được xác nhận.
Turkmenistan nằm ở khu vực Trung Á đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp và quốc gia này đã cấm các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới đến thăm.
Úc đang xem xét đến việc mở cửa biên giới và những nước đầu tiên thuộc diện “ưu tiên: để nhập cảnh Úc là New Zealand và các quốc đảo Thái Bình dương.
Ngọc Quang

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Tại sao nước Úc giàu mạnh


Đó là một câu hỏi của một du học sinh.

Ngộ thiệt, người ở đây lâu không hỏi lại để cháu trai mới sang thắc mắc.

Về "ní nuận", giàu vì năng suất lao động cao. Như cháu làm cho chú hiệu quả, chú trả $15/ giờ, chứ ở Việt Nam thì làm gì có giá đấy.

Nhưng vì sao năng suất cao lại là câu chuyện dài.

Cháu hỏi rồi, bây giờ đến lượt chú. Cháu mới lấy bằng lái xe thì thấy đỗ bằng khó hay lái xe mới khó?

- Cháu có bằng mà chưa dám ra đường, vậy lái xe khó hơn.

Nhiều câu hỏi tương tự: tìm việc khó hơn hay giữ được việc làm? Lấy vợ khó hay làm chồng, làm cha khó? Làm thủ tướng khó hay giành được ghế khó?

Ở Việt Nam, làm sao lên được thủ tướng thì cực kỳ khó, nhưng ngồi ghế rồi thì đơn giản. Văn bản có người làm chỉ việc ký, ký sai do lỗi đánh máy hay người đề xuất.

Không đổ được cho người thì đổ cho cơ chế. Tiếp khách thì có phiên dịch...

Ở Úc, không thể chấp nhận ông thủ tướng lôi phao ra đọc Lờ Cờ Mờ. Suốt ngày bị quốc hội, báo chí phản biện.

Nhưng đường lên thủ tướng thì dễ hơn. Mấy năm trước, mỗi năm Úc có một Thủ tướng mới. Mỗi ông thủ lại có một loạt bộ trưởng mới.

Như vậy các phe nhóm đều được đưa người vào gánh vác việc nước, được thi thố tài năng.

- Thế thì loạn hả chú?

Không. Úc là quốc gia đa sắc tộc, nơi những người "khác máu tanh lòng" sinh sống với nhau. Nhưng nước Úc là của chung, không phải của riêng ai, mọi người đều được tham gia vào các vấn đề của đất nước.

Bởi vì đây là quốc gia khoan dung (tolerance), chấp nhận các khác biệt.

Đó phải chăng là nguồn gốc của sức mạnh, của động lực phát triển và làm nên năng suất, hiệu quả?

Ảnh: giấc mơ Úc

Nhớ Dubai: Ramadan, chiến tranh, dịch bệnh


Mình sang Dubai tháng 2/2001. Mới đầu ở Jumeirah khoảng tháng rưỡi rồi chuyển đi Bur Dubai.
Đến 11/9 cùng năm, xảy ra vụ khủng bố. Lúc đó tình hình rất căng thẳng, ra sân bay, vào building bị khám xét rất kỹ.
Kinh tế down khủng khiếp. Bác Kishin, người Ấn nhưng từng sống ở Việt Nam hồi nhỏ nên nói tiếng Việt rất sõi. Bác bảo bà xã tôi bán hàng chỉ còn "phân nửa". Giờ còn sống bác ấy khoảng tám chục.
Người Việt ban đầu có 2 nhóm, hơn 100 ở Jabel Ali, hơn 20 chục làm cho Al Bustan hotel. Đến tháng 11 thì đã rất đông, vài trăm năm người không việc làm. Năm chục người ở trong căn hộ hai phòng. Phải thay phiên nhau ngủ, ban đêm có bạn phải ra đường để nhường chỗ cho bạn khác.
Vậy mà còn không có chỗ, phải "mắc màn" trước cửa Tlsq. Nước uống còn thiếu chứ nói chi đến ăn. Sau Vietnam Airlines phải cho mấy chuyến bay đưa mọi người về.
Đến cuối 2002, chiến tranh tại Afghanistan tạm ngưng thì nổ lại bệnh dịch sars, kinh tế vẫn tiếp tục tệ hại. Chiến tranh Iraq khá nhanh, từ 10/3 đến 20/5/2003.
Hết chiến tranh cũng là lúc bệnh sars đỡ, mọi người thở phào. Giá nhà đất tăng như diều gặp gió.
Bây giờ đang mùa Ramadan, làm mình không thể không nhớ đến tiếng loa ông ổng từ các nhà thờ khắp nơi. Lúc đó rất ghét, nay không có lại thèm.
Mình được đi nhiều nơi đảo Kish, Saudi, Oman, Qatar, Bahrain... nhiều lần. Hai cháu nhà mình đều sinh tại Dubai vào 2005 và 2007.
Sau sáu năm rưỡi cho đến khi rời Dubai sang Ai Cập , mọi thứ đã khác hẳn kim ngạch xuất nhập khẩu vài tỉ, hàng chục ngàn bà con sống ở các nước vùng Vịnh.
Dubai quá nhiều kỷ niệm đối với mình.

Mùa thu Úc


62 nước ủng hộ điều tra Covid 19 do Úc và EU đề xuất

Nước Úc hoàn toàn có thể hãnh diện với vai trò lãnh đạo lần đầu tiên của mình khi mà điều nước này khởi xướng đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả những cường quốc hàng đầu.
Bộ trưởng Y tế Greg Hunt nói rằng một động thái cho một cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát của coronavirus - được hỗ trợ bởi hơn 60 quốc gia - dự kiến ​​sẽ được Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) chứng thực.
Kể từ tối chủ nhật 17/5 theo giờ Đông bộ Úc ( AEST), các cường quốc như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nam Phi và Vương quốc Anh đã ủng hộ dự thảo của Úc và EU.
Ngôn ngữ trong dự thảo khá thận trọng và không đề cập cụ thể đến Trung Quốc cũng như thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh được cho là đã bắt đầu.
Nhưng nó viết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên làm việc với Tổ chức Thú y Thế giới để thực hiện "các nhiệm vụ khoa học và hợp tác" và "xác định nguồn gốc của virus và con đường dẫn đến quần thể người, bao gồm cả vai trò có thể của vật chủ trung gian. "
Tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cho biết có "sự hỗ trợ tích cực cho một đánh giá độc lập về đại dịch".
"Đây là về việc hợp tác để trang bị cho cộng đồng quốc tế để ngăn chặn hoặc chống lại đại dịch tiếp theo và giữ an toàn cho công dân của chúng tôi", cô Payne cho hay.

Vào cuối tuần, phát ngôn viên của EU về các vấn đề đối ngoại, Virginie Battu-Henriksson, cho biết các nhà ngoại giao châu Âu vẫn đang làm việc để tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh.
Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không được liệt kê là nhà đồng tài trợ cho động thái của bản dự thảo.
"Tất nhiên, chúng tôi cần có sự hỗ trợ của tất cả các tay chơi lớn và Trung Quốc là một trong số họ," cô nói với đài ABC.
Một nhà ngoại giao châu Âu khác nói với ABC Trung Quốc có thể chấp nhận thực tế ngay cả khi họ không tham gia với tư cách là nhà đồng tài trợ của dự thảo.
Ông nói rằng Bắc Kinh đã mở cửa để hỗ trợ cho chuyển động của EU vào tuần trước khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian nói “lấp lửng”: "không giống như vậy" khi Úc thúc đẩy một cuộc thăm dò.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã bức xúc với ngôn ngữ cứng rắn hơn đòi hỏi phải thăm dò về cách thức virus bắt đầu ở Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che đậy sự bùng phát và làm cho coronavirus lây lan khắp thế giới.
Người đứng đầu Chuyên ngành An ninh Quốc gia Úc, Giáo sư Rory Medcalf cho biết Chính phủ Liên bang đã thoát khỏi sự "khởi đầu rách rưới" và xứng đáng nhận được vai trò quan trọng trên trường thế giới.
Giáo sư Medcalf cũng cho biết thật đáng khích lệ khi thấy một liên minh bất thường của các cường quốc hợp tác với nhau để thúc đẩy sự minh bạch sau sự bùng nổ của coronavirus.
"Tôi nghĩ rằng nó sẽ là mô hình cho khá nhiều hoạt động ngoại giao toàn cầu trong tương lai và đó là một dấu hiệu rất hấp dẫn."
Trung quốc coi đề xuất của Úc là hành động mang động cơ chính trị. Để trả đũa, tuần qua nước này cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ của Úc, khiến cho lượng thịt bò Úc nhập vào Trung Quốc có thể giảm 1/3, tức 800 triệu AUD (500 triệu USD). Ngày 19/5 tới, Trung Quốc cũng có thể nâng thuế gần 80% đối với lúa mạch của Australia, mặt hàng trị giá 1,5 tỉ AUD và còn đe dọa không nhập khoáng sản của Úc, ngành kỹ nghệ lên đến 60 tỉ AUD.
Mặc dù bị Trung Quốc gây sức ép và có thể phải gánh chịu thiệt hại kinh tế song chính phủ Úc vẫn kiên định với đề xuất của mình. Thủ tướng Scott Morrison khẳng định mong muốn các đối tác tôn trọng giá trị của Úc và các vấn đề quan trọng này không bị "thỏa hiệp" hoặc mang ra "trao đổi".
Dự kiến trong cuộc họp Đại hội đồng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18 và 19/5, đề xuất này sẽ chính thức được đưa ra xem xét.
Trước giờ khai mạc Đại hội đồng, Úc và Liên minh Châu Âu đang vận động các quốc gia châu Phi nhằm đảm bảo đề xuất này nhận được sự ủng hộ của hơn 80 quốc gia trong tổng số 194 thành viên của Tổ chức Y tế thế giới.
Ngọc Quang

Chuyến bay hồi hương đẫm nước mắt của Người Việt tại Nga

Sáng 13/5, chuyến máy bay của Hàng không Quốc gia Việt Nam từ thủ đô Moscow của Nga chở người Việt hồi hương đã hạ cánh xuống Vân Đồn, Quảng Ninh. Sau khác thủ tục về khám nghiệm, toàn bộ 343 hành khách được đưa về khu cách ly.
Hiện nay, nước Nga đang trở thành tâm điểm của bệnh dịch Covid với mỗi ngày có hơn 10,000 ca bệnh mới, chỉ thấp hơn Mỹ trong khi dân số Nga chỉ bằng già 1/3 của Mỹ.
Theo trang tin của Đại sứ quán Liên Bang Nga tại Việt Nam, cơ quan này đã “đàm phán” để hạ mức giá cho chiều bay HN-MOS vào 7h35 ngày 12.05 của Công ty hàng không “Vietnam Airlines” xuống còn 790 USD, giảm 40% so với giá nguyên thủy.
Việc chi trả có thể bằng đô la Mỹ hoặc tiền Việt qua hình thức tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng.
Đây là điều đồng bào ta bức xúc vì hành khách người Việt vẫn phải trả đúng giá 1300 USD cho chiều về nước. Thực sự đây là điều không thể hiểu nổi của việc “nhất bên trọng, nhất bên khinh” của Vietnam Airlines, trong bối cảnh hoạn nạn của bệnh dịch?!


Một facebooker khá nổi tiếng trong cộng đồng là Si Bang Ho viết:
“Đây là chuyến bay mang nhiều tâm trạng và nỗi buồn của nhiều người, nhiều gia đình khi mà trên chuyến bay mang theo hơn 10 bộ tro cốt của đồng bào ta để hồi hương và trở về với lòng đất mẹ. Một lịch sử buồn của đồng bào Việt Nam hại ngoại nói chung và người Việt Nam tại Nga nói riêng.
Một chuyến bay mà nhiều người vui mừng, háo hức nhưng bên cạnh đó,có nhiều người trên chuyến bay, dưới mặt đất cả hai đầu Nga-Việt đang đau buồn về sự ra đi của người thân.
Chuyến bay chở 343 hành khách vé ngồi và cả chục hành khách không cần mua vé !”

“Trong gian khó mới nhìn thấu con người".
Trong khi đó, group “Người Việt tại Nga” đã mô tả thêm về một chuyến bay đẫm nước mắt:
Khi nhóm tương trợ vừa đăng tin muốn nhờ những hành khách có tiêu chuẩn bay trong chuyến bay 12/5 nếu có thể, mang giúp tro cốt của người vừa thiệt mạng trong dịch Covid về nước.
Ngay sau đó đã có người tình nguyện xin mang giúp.
Đó là người sinh viên bay từ nước khác về qua Mos bị kẹt lại, được cộng đồng bố trí ăn ở suốt thời gian qua nên muốn tri ân.
Đó là những người phụ nữ có con nhỏ nhưng vẫn muốn giúp đưa người về. Đó là những người lớn tuổi trong tiêu chuẩn về nước, bỏ lại đồ đạc để có chỗ mang thêm vài người!
Một chị người Hải phòng vừa mất ngày 9/5 cũng được đưa tro cốt về cùng trong chuyến bay này”.
Trong chuyến bay về nước của bà con từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã có 17 ca dương tính với Corona virus. Nhưng nếu so với nước Nga, con số đó còn nhỏ khi số ca nhiễm của người Việt tại Nga đã lên đến con số hàng trăm người.
Đây không chỉ là một bay hồi hương thông thường mà thực sự là một cuộc di tản trốn dịch của đồng bào từ Nga.
Ngọc Quang

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Sẽ đến một ngày lụi tàn của Corona virus

Ngày ấy chắc chắn sẽ đến, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm.
Nhớ lại ba tháng trước, lúc đầu dịch, người ta cho rằng nhiệt độ khoảng hơn 25 độ C là “nó” chết. Tin này khi đó làm thế giới chủ quan cho rằng tháng 4 nóng lên là sạch bóng “Cô Vy”. Đùng một cái, lại có tin là phải 56 độ C, nó mới chết nên đừng hy vọng mùa hè yên ổn!
Mới đây, nước Nga đưa ra khuyến nghị 30° C là nó khó lây lan, 70 độ C thì chết đứ đừ! “Coronavirus không thích nhiệt độ cao và không bị lây nhiễm ở nhiệt độ chỉ + 30° C”, Cơ quan giám sát sức khỏe của Nga cho hay.
Cơ quan nói trên đã trả lời các câu hỏi trên một trang web của chính phủ dành riêng cho cuộc chiến chống lại đại dịch của Nga.“Ánh sáng mặt trời trực tiếp và độ ẩm thấp cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh yếu hơn, trong khi cộng với 70 độ C (158 độ F) là nhiệt độ mà coronavirus hoàn toàn bị vô hiệu hóa”, họ nói thêm.
Vào thời điểm này, ngoài trừ chính nước Nga, Covid 19 không còn tung hoành như trước ở hầu hết các nước. Lý do quan trọng là thời tiết đã ấm lên như nói ở trên.
Cũng như các loại virus cúm khác, cúm Corona làm loại bệnh theo mùa, nó hoạt động mạnh vào mùa đông.
Sáu tháng nữa, mùa đông sẽ trở lại trên Bắc bán cầu, lúc đó nhiều khả năng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh.
Nếu coi đây là loại virus có diễn biến khó lường thì con người sẽ bị thêm một mùa “tra tấn” nữa. Khi mùa đông tới đi qua thì có lẽ không sợ nữa, vì mùa đông kế tiếp chắc sẽ có vaccine rồi.
Trong một kịch bản tốt nhất, Covid 19 sẽ không quay lại, kể vào thời tiết lạnh giá của mùa đông tới. Và như thế thì có hay không có vaccine cũng chẳng còn quan trọng nữa.
Kể cả có như vậy thì vẫn không thể tránh được tâm lý e ngại, dè chừng. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ, học tập, giải trí, đặc biệt là các chuyến bay quốc tế  vẫn chưa thể trở lại bình thường cho đến hết mùa đông, tức tháng 3/2021.
Riêng đối với các nước thuộc Nam bán cầu như Úc hay New Zealand, mùa đông đến sớm hơn và sẽ kết thúc vào tháng 9 năm nay. Có lẽ đó là một điều may mắn, hy vọng các nước này sẽ những nước đầu tiên thoát ra khỏi đại dịch.
Ngọc Quang

Người Việt ở Singapore kêu cứu

Đảo quốc Singapore có dân số nhỏ nhưng lại nổi lên là một điểm nóng của Covid 19 với 21,000 ca dương tính, cao hơn Indonesia, nước đứng thứ hai trong vùng Đông Nam Á với 13,000 ca.
Đây là một địa bàn có đông những người nước ngoài đến sinh sống và làm việc trong đó có người Việt chúng ta.
Ngày 24/4, một chuyến bay cứu hộ đầu tiên trong loạt 13 chuyến đã đưa 215 người Việt Nam từ Singapore về nước. Tuy nhiên vẫn còn hàng ngàn người khác có nguyện vọng hồi hương mà đang bị ách tắc. Họ đang gặp những khó khăn vì không có việc làm, giá cả sinh hoạt cao và những lo sợ về lây nhiễm bệnh dịch.
Hôm nay 8/5, một lá thư ngỏ kêu cứu của cộng đồng người Việt đã được phát ra, với tiêu đề gửi Thủ tướng Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore như sau”:
“Tình hình diễn biến đại dịch Covid19 ngày càng phức tạp và kéo dài. Chúng tôi bao gồm hơn 1000 công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc và du lịch và chữa bệnh tại SINGAPORE đang bị mắc kẹt ở đây và không biết đến bao giờ mới được về.

Hàng ngày chúng tôi không một giây phút nào được ăn ngon ngủ yên vì nỗi lo kinh tế, công việc không có do chủ sử dụng lao động cho chúng tôi nghỉ việc trước thời hạn hoặc cho nghỉ long vacation, những người khách du lịch cũng không còn khả năng cầm cự ở đây được lâu hơn vì chi phí sinh hoạt ăn uống nhà ở rất đắt đỏ. Bên cạnh đó vấn đề lớn nhất là nỗi lo bị lây nhiễm bệnh dịch.

Mỗi khi có xe cứu thương tới gần chỗ ở là chúng tôi lại run sợ .Số lượng người bị nhiễm bệnh tăng đột biến mỗi ngày, như những gì chúng tôi chứng kiến thì ở đây chính phủ không cho người bị nghi nhiễm F1, F2 đi cách ly, do vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao. Chúng tôi đang mong chờ chính phủ Việt Nam và Đại Sứ Quán sớm đưa ra phương án giải quyết giúp đỡ chúng tôi, để giúp chúng tôi sớm được trở về Việt Nam trước khi tính mạng, sức khỏe của chúng tôi bị để dọa.

Xin đại sứ quán hãy liên hệ với hãng hàng không Singapore để bàn cách phối hợp với họ thực hiện chuyến bay hồi hương về Việt Nam và đưa công dân của họ ở Việt Nam về Singapore hoặc kính xin thủ tướng cho chúng tôi một chuyến bay nhân đạo từ hãng hàng không của Việt Nam. Chúng tôi xin được trả tiền vé như những chuyến bay thông thường và sẽ thực hiện nghiêm túc việc cách ly.

Chúng tôi đã ở lại đây một thời gian khá lâu và chúng tôi đã làm theo sự chỉ đạo của Chính Phủ và Đại Sứ Quán giảm áp lực người Việt Nam về nước.
Xin hãy giúp đỡ chúng tôi và cứu lấy chúng tôi và cũng như giúp đỡ chúng tôi sớm được đoàn tụ cùng gia đình, sớm được về chăm sóc cho cha mẹ già yếu đau, con nhỏ. Chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ quy định cách ly và tự cách ly để đảm bảo an toàn cho bản thân mình, gia đình và xã hội”.
Chỉ vài giờ sau khi lá thư được phổ biến trên các group của Người Việt ở Sungapore, hàng trăm lời bình luận đã bổ sung thêm nhưng hoàn cảnh éo le của mình.
Bạn Thanh Sunny viết: “Mong chính phủ mở cửa đường bay cho người Việt Nam về nước hết hạn visa rồi, ở hoài đâu có được, chúng tôi sẽ cách ly nghiêm túc”.
Facebook Oanh Kim cho biết: Tôi đã 4 lần bị hủy chuyến bay, có trong danh sách ngày 24 tháng 4 nhưng lại không mua được vé. Giờ không biết đến bao giờ mới trở về Việt Nam, mong ĐSQ và chính phủ tạo điều kiện cho chúng tôi được sớm trở về.
Một người mẹ, chị Lan Tran lại có hoàn cảnh riêng: Mình đưa con sang chơi với chồng cũng tưởng đâu mọi chuyện sẽ bình thường, ai ngờ trong tháng 3 dịch bệnh tăng chóng mặt, hai mẹ không biết khi nào với được về.
Còn với bạn Lê Dương: Mình cũng thất nghiệp 1 tháng rồi mà không được hỗ trợ gì, tự lo hết, sắp không chịu nổi rồi.
Mặc dù có số ca nhiễm cao, nhưng Singapore lại là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong thấp nhất 0,01%. Lý giải cho việc này,các nhà chuyên môn cho rằng mặc dù Singapore có tỉ lệ người già cao nhưng nhưng người dương tính lại chủ yếu là người lao động nước ngoài, trẻ tuổi và sức khỏe tốt vì đã được khám sức khỏe trước khi lấy visa làm việc.
“Cứu bệnh như cứu hỏa”, với tình hình lây nhiễm nhanh chóng tại đảo quốc Sư tử, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho cộng đồng Việt Nam ở đây là có thật, điều đang xảy ra đối với người Việt ở Nga và UAE. Và đây là điều các cơ quan hữu trách cần xem xét giải cứu cho đồng bào ta.
Ngọc Quang

Bất động sản Úc: Các nhà đầu tư Trung Quốc tháo chạy, được thay bởi các nhà đầu tư Mỹ

Đầu tư của Mỹ vào bất động sản Úc đã tăng vọt lên 19,5 tỷ AUD (13 tỉ USD)  trong năm tài chính 2018-19, gấp hơn ba lần so với năm trước, trong khi một bước nhảy vọt của Canada còn ấn tượng hơn, từ 2,1 tỷ AUD lên 13,3 tỷ AUD.
Khi đầu tư từ Bắc Mỹ đã tăng mạnh thì mức đầu tư từ Trung Quốc giảm một nửa từ 12,6 tỷ đô la xuống còn 6 tỷ đô la trong năm tài chính năm ngoái, rớt xuống hạng năm, thậm chí còn sau Singapore và Hồng Kông.
Theo ông David Irvine, Chủ tịch Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài, cho biết, việc đầu tư theo giá trị, từ Trung Quốc phản ánh xu hướng giảm liên tục của của Trung Quốc từ mức cao nhất trong năm 2015-16.
Điều này có thể được quy cho một loạt các yếu tố như chính sách nội địa của Trung Quốc, bao gồm cả sự giám sát chặt chẽ về đầu tư ra nước ngoài và kiểm soát vốn chặt chẽ hơn.
Số liệu cho thấy lĩnh vực bất động sản nhà ở đã chứng kiến sự gia tăng khiêm tốn về số lượng mua được phê duyệt cho ngườ nước ngoài trong năm tài chính năm ngoái lên 14,8 tỷ AUD, tăng từ 12,5 tỷ AUD, so với 72,4 tỷ AUD trong năm bùng nổ 2016.
Sự sụt giảm trong đầu tư bất động sản dân cư không chỉ dừng lại ở các thiết lập chính sách nội bộ của Trung Quốc, mà cả các yếu tố địa phương của Úc như áp dụng phí nộp đơn đầu tư nước ngoài, tăng gấp đôi thuế chuyển nhượng ở hai tiểu bang Victoria và NSW, và điều kiện cho vay chặt chẽ hơn từ các ngân hàng.
Sự chấp thuận đơn mua nhà của những người tạm trú cũng giảm từ 5876 trong năm tài chính 2015-16 xuống chỉ còn 1312 cho bốn năm sau đó.
Trong năm tài chính vừa qua, tổng cộng có giá trị bất động sản trị giá 88,5 tỷ đô la, trong đó 19,5 tỷ đô la đến từ Mỹ và 13,3 tỷ đô la từ Canada. Singapore chiếm 9,8 tỷ đô la đầu tư, theo sau là Hồng Kông 9,3 tỷ đô la, và Trung Quốc bị tụt hậu là 6 tỷ đô la và New Zealand 4,7 tỷ đô la.
Chủ tịch điều hành của cổng thông tin bất động sản Trung Quốc Juwai-IQI Georg Chmiel cho biết ông dự đoán xu hướng hồi phục của Trung Quốc sẽ quay trở lại sau khi bị siết chặt vì Covid 19.
Vào tháng Tư, người mua Trung Quốc đã thực hiện gấp đôi số câu hỏi về bất động sản Úc so với các tháng trước đó của năm tài chính 2019-2020 và gấp rưỡi so với bất kỳ tháng nào trong nửa cuối năm 2019, ông Chmiel nói.
Sự quan tâm của Hồng Kông đối với nhà đất của Úc đã bắt đầu tăng vọt khi các cuộc biểu tình lan rộng vào tháng 6 năm ngoái. Hồng Kông là nhà đầu tư bất động sản lớn thứ tư trong hai năm qua, nhưng quy mô đầu tư đã tăng hơn gấp ba lần từ 2,8 tỷ đô la lên 9,3 tỷ đô la.
Ngọc Quang (theo Domain)

Ý tưởng du lịch kỳ lạ giữa Úc và New Zealand

Du lịch quốc tế sẽ là ngành công nghiệp cuối cùng trở lại bình thường - hoặc là một điều bình thường mới - sau đại dịch coronavirus. Người dân ở Úc và New Zealand có thể đóng gói hành lý của họ cho chuyến đi xuyên qua biển Tasman trước khi mở biên giới ra phần còn lại của thế giới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sẽ tham dự cuộc họp nội các quốc gia vào hôm nay thứ ba 5/5, nơi có thể thảo luận về khả năng “bong bong” xuyên Tasmania, sẽ cho phép đi lại giữa hai nước mà thôi, trong khi các biện pháp du lịch nghiêm ngặt vẫn được áp dụng với các quốc gia khác.
"Bong bóng (bubble) xuyên Tasman" là một ý tưởng đã nổi xung quanh trong vài tuần nay, lần đầu tiên được phát biểu bởi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao New Zealnd, ông Winston Peters vào ngày 15 tháng 4.
"Giữa chúng tôi với Úc, gần như chúng ta có một “bubble” (thuật ngữ của người chơi games chỉ vấn đề nội bộ) xuyên Tasman giữa hai quốc gia của chúng ta, và đây là một khả năng nghiêm túc", ông nói.
Lúc đầu, Thủ tướng Úc Scott Morrison có vẻ không thuyết phục, nói rằng "hiện tại chưa dự tính bất kỳ thay đổi nào".
Sự quan tâm của chính phủ Úc dường như đã nhanh chóng thay đổi, khi Morrison nói vào tuần sau "nếu có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà chúng ta có thể kết nối lại với người đầu tiên, chắc chắn đó là New Zealand".
Vào ngày 27 tháng 4, Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton cũng đã đề cập về ý tưởng này. Ông nói "một thỏa thuận với New Zealand" sẽ là một trong những điều đầu tiên cần xem xét, liên quan đến "các bước để đảm bảo rằng mọi người có thể đi du lịch an toàn".
Khi nào nó có thể xảy ra?
Thủ tướng Zew Zealand Ardern hôm qua thứ Hai xác nhận cô và các quan chức Úc sẽ nói về “bubble” trong cuộc họp nội các hôm thứ Ba, nhưng khuyên nên thận trọng cho những người có hy vọng về du lịch quốc tế trong tương lai trước mắt. Cô nói:
“Đó là một kế hoạch đầy tham vọng được thực hiện bởi lý do địa lý của chúng tôi, cách xa các quốc gia khác và không có biên giới trên bộ, và thành công của chúng tôi trong việc kiểm soát COVID-19.
“Mùa trượt tuyết ở New Zealand là một nơi yêu thích du lịch của người Úc, và người Kiwis  (người New Zealnd) luôn thích một chút ánh nắng mặt trời ở Queensland - vậy chúng ta có nên phủi bụi vali không?”
Hạn chế biên giới hiện nay
Vào ngày 14 tháng 3, Ardern tuyên bố tất cả khách du lịch vào New Zealand được yêu cầu cách ly trong 14 ngày. Thời điểm cô nói là quy định khó khăn nhất của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tuy nhiên ngay sau đó, nhiều quốc gia khác tuyên bố các biện pháp nghiêm ngặt tương tự.
Ngày hôm sau, Morrison tuyên bố điều tương tự sẽ áp dụng cho khách du lịch vào Úc.
Úc đã thắt chặt các quy tắc biên giới của mình để chỉ cho phép thương trú nhân, công dân và gia đình của họ nhập cảnh nhưng phải cách ly ở khách sạn bắt buộc trong 14 ngày, điều tương tự giống như ở New Zealand.
Ý tưởng “bong bóng”
Việc đi lại giữa hai nước là vấn đề hàng tuần, nếu không phải là vài tháng nữa.
"Từ những cuộc thảo luận, chúng tôi có một quan điểm rất giống nhau. Trong tâm trí của chúng tôi, sức khỏe của mọi người là vô cùng quan trọng. New Zealand chúng tôi không muốn mất đi những lợi ích mà chúng ta đã có và Úc cũng không muốn có bất kỳ rủi ro nào ", Thủ tướng New Zealand  nói.
"Đừng hy vọng điều này sẽ xảy ra trong một vài tuần nữa cho đến khi đảm bảo rằng chúng ta có biện pháp phòng ngừa sức khỏe chắc chắn, chúng ta có thể làm điều này một cách an toàn và tốt nhất".
COVID-19 ở hai nước.
Cả Úc và New Zealand đã “làm phẳng thành công đường cong” và làm chậm sự lây lan của coronavirus trong biên giới bờ biển của họ, và cả hai đều bắt đầu giảm bớt các hạn chế về cách ly xã hội.
Sau năm tuần bị “khóa” hoàn toàn, New Zealand hiện đang xuống ở 'cấp độ 3', với hầu hết ‘người Kiwis” vẫn làm việc tại nhà. Một quyết định về việc có nên chuyển sang 'cấp độ 2' hay không, trong đó phần lớn nền kinh tế có thể mở cửa trở lại bằng các biện pháp phân tán xã hội, được dự kiến ​​trong tuần.
Tính đến chiều thứ Hai, Úc có 6825 trường hợp và 96 trường hợp tử vong, trong khi New Zealand đã báo cáo 1487 trường hợp và 20 trường hợp tử vong. Thứ hai đánh dấu không có trường hợp coronavirus mới ở New Zealand lần đầu tiên sau 49 ngày.
Một "bong bóng" sẽ trông như thế nào?
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Ardern xác nhận một “thỏa thuận bong bóng” sẽ cho phép người Úc và người New Zealand đi du lịch mà không cần các biện pháp kiểm dịch bắt buộc.
Theo các dữ liệu của Du lịch Úc, việc mở ra các tuyến du lịch sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả hai nền kinh tế: Người New Zealand là du khách lớn thứ hai đến Úc sau Trung Quốc: 1,43 triệu người Kiwis đã thực hiện chuyến đi và bơm tổng cộng 2,6 tỷ đô la vào nền kinh tế vào năm 2019, theo dữ liệu của Du lịch Úc, và New Zealand là điểm đến nước ngoài số một cho du khách Úc.
Du lịch giữa cả hai quốc gia cũng là một tuyến đường chính cho du lịch kinh doanh, thăm bạn bè và người thân, vì vậy các tuyến sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu cao sẽ bị dồn nén trong đại dịch.
Triển khai thực hiện?
Hầu hết các chi tiết chưa được biết, nhưng cả hai quốc gia sẽ cần phối hợp các quyết định xung quanh các hạn chế biên giới với các quốc gia khác để “bong bóng” hoạt động.
Ý tưởng bao gồm luôn cả các đảo quốc Thái Bình Dương trong “bong bóng” đã được các cơ quan truyền thông đề xuất, nhưng cho đến nay hai chính phủ chưa thảo luận cụ thể về chuyện này.
Ardern nói với các phóng viên vào thứ Hai rằng cô sẽ chia sẻ chi tiết về cuộc họp diễn ra vào thứ Ba và Morrison có thể sẽ làm điều tương tự.
Một hành trình xuyên Tasman đã diễn ra sau khi chính phủ Úc đã đặc cách cho phép các đấu thủ New Zealand được đi tới New South Wales, nơi họ sẽ đặt cơ sở tập luyện khi mùa bóng rubby NRL 2020 có thể trở lại từ 28 tháng 5.
Ngọc Quang

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Cây đời tốt tươi


Chuyện thợ lặn tên Ủn

Ngày xưa Chu Du thợ lặn hơi lâu, Khổng Minh đến bắt bệnh, hiến kế cầu gió Đông. Chu Du nhẩy ra hỏi giường, khỏe khoắn như bình thường. Vì quân Tào rất đông, chỉ có thể dùng hỏa công mới phá được. Nhưng lại cần có gió Đông để thổi lửa về phía quân địch.

Kim Ủn Ỉn làm phẫu thuật đặt stent ở tim. Đây là loại phẫu thuật thường đơn giản, nhưng lại vô cùng phức tạp đối với một bệnh nhân béo phì. Ủn cao 1m70 mà nặng 140kg là quá béo.

Vì sao Ủn béo? Trường hợp này giống với James Packer, tỉ phú Úc. Khi bố Kerry Packer qua đời đột ngột ở tuổi 68, James đã phải cáng đáng một gia tài đồ sộ và một nhiệm vụ hết sức nặng nề, quá khả năng dẫn đến chứng trầm cảm và béo phì.

Ủn du học ở Thụy Sỹ khoảng 10 năm. Theo bạn bè kể lại, cậu yêu thích và giỏi thể thao, học lực thì bình thường. Đại khái thể chất vào loại khá, còn trí tuệ trung bình.

Khi ông anh Jong Nam bị dính scandal về hộ chiếu giả, Ủn được gọi về nước và lên ngôi khi còn quá trẻ.

Trọng trách lớn hơn so với năng lực, Ủn đã xử tử nhiều cán bộ cao cấp và cả ông anh, nhưng rồi rơi vào chứng trầm cảm và béo phì, nguồn gốc của bệnh tim mạch.

James Packer sau khi bị trầm cảm và béo phì đã từ chức Chủ tịch của cả ba tập đoàn kinh tế, trở về cuộc sống đời thường đỡ áp lực.

Ủn cũng có một phương án xuống lưng hổ. Đó là Nam Bắc Hàn thống nhất. Nam Hàn đông dân hơn nên Tổng thống Miền Nam sẽ là tổng thống liên bang, Ủn xuống làm phó, ngồi chơi xơi nước cho lành.

Đảm bảo bệnh béo phì sẽ mất, Ủn sẽ không ủn ỉn nữa.
Ảnh: đến hải cẩu cũng phải cười

Buôn dưa lê: Chiến thắng dành cho người dũng cảm

Rảnh quá coi báo trong nước thì thấy bác chủ tịt Hà Nội đưa ra ba kịch bản cách ly Cô Vy
1. Kéo dài 3 tháng rồi thôi, mọi thứ trở về như chưa có chuyện gì xảy ra
2. Kéo dài 1-3 năm cho đến khi có vaccine
3. Chưa biết khi nào kết thúc, chỉ biết rất lâu, kinh tế toang, thất nghiệp, tội phạm.

Công nhận bói toán từ chết thảm hại cho đến không việc gì thì làm sao sai được. "số cô không giàu thì nghèo, mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông".

Chú Morrison thì chỉ khăng khăng gói cứu trợ 6 tháng cho doanh nghiệp và người thất nghiệp trị giá $300 tỉ. Khi được hỏi nếu 6 tháng Cô Vy chưa đi thì sao, đã làm ảnh lúng túng ra mặt.

Mình bói rằng ảnh có câu trả lời rồi nhưng không biết có nên nói ra hay không.

Chính phủ Úc ra lệnh lockdown. Doanh nghiệp sẽ nói rằng: ông bảo tui đóng cửa, tui đồng ý tuân lệnh thì ông phải đền tiền.

Sáu tháng là thời gian hoãn binh, để lo làm máy thở và các phương tiện y tế. Hết 6 tháng, nếu in thêm tiền nữa thì lạm phát, không in để cứu doanh nghiệp phá sản sẽ dẫn đến thất nghiệp. Cách tốt nhất là không giới nghiêm nữa. Ai dính bệnh thì điều trị, có vậy thôi.

Không cấm đoán nữa thì ngân sách không phải đền bù gì cả, hoặc chỉ chút ít nếu giữ lockdown ở level 1, nghĩa là không tụ tập quá 500 người ngoài trời và 100 người trong nhà.

Du lịch quốc tế cũng không cần cấm vì đã có rào cản kỹ thuật. Lúc đó vé máy bay sẽ tăng gấp ba vì giá thành cao. Trước đây một máy bay bay 100 chuyến/ tháng, giờ còn 20-30 chuyến thì giá vé phải đội lên thôi.

Báo chí trong nước cũng "lạ" thật khi gọi nước lạ là Trung Quốc. Cũng không còn "quan ngại" mà thẳng thừng gửi công hàm phản đối đến Liên Hợp quốc.

Thế giới sẽ tẩy chay hàng Tàu và đây là cơ hội cho hàng Việt Nam. Việc tách ra khỏi nước láng giềng như kể trên là một sự dũng cảm.

Nhưng vẫn chưa đủ, để "hứng" những đơn đặt hàng thay thế cho hàng Tàu thì Việt Nam phải mạnh dạn bỏ "cách ly" (đúng ra phải gọi là giới nghiêm).

Đã chết ai đâu mà phải sợ!

Tiểu bang Victoria bất đồng với Chính phủ liên bang về vấn đề tái mở trường học

Vào thứ hai 4/5, Trường tiểu học Warragamba nằm ở phía Tây Sydney sẽ bị đóng cửa vì một em học sinh dương tính với virus Corona.
Trước đó hôm qua cũng công bố kết quả xét nghiệm nhiễm bệnh cúm Corona đối với một giáo viên tại Trường tiểu học Meadowglen phía thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria.
Trường học này  sẽ được đóng cửa từ thứ Hai đến thứ Tư để bảo đảm bảo nó được tẩy trùng kỹ lưỡng. Học sinh không thể học trực tuyến sẽ được dạy tại các trường học lân cận trong ba ngày trường học Meadowglen đóng cửa.
Tin tức về vị giáo viên bị nhiễm bệnh được loan ra đúng một giờ sau vụ “tấn công” của Tổng trưởng Y tế liên bang, ông Dan Tehan nhắm vào Thủ hiến Victoria, ông Daniel Andrews. Ông Tehan đã nói ông Andrews đã “thất bại” trong vai trò lãnh đạo tiểu bang.
Andrews, 47 tuổi, một ngôi sao đang lên sau khi hai lần liên tiếp dẫn dắt đảng Lao động chiến thắng trước hai cuộc bầu cử tiểu bang vào các năm 2014 và 2018.
Ông Andrews muốn trường học không mở cửa bình thường và tiếp tục tình trạng như hiện nay, tức là học sinh có quyền lựa chọn đến trường hoặc không, và ai không đến trường thì có thể học trực tuyến. Ông Andrews cho đó là nguyện vọng của các phụ huynh, nhưng thực ra đây còn là “nguyện vọng” của những học sinh lười biếng đến trường.
Quan điểm của Thủ hiến Victoria như vậy ngược lại với ý đồ của Chính phủ liên bang. Theo Tổng trưởng Giáo dục Tehan, học sinh Úc sẽ từng bước được tới trường từ 11/5 tới đúng như khuyến cáo của “các nhà khoa học”.
Theo sự phân cấp tổ chức của xã hội Úc, Giáo dục là vấn đề do của tiểu bang phụ trách. Tuy nhiên việc học sinh đến trường hay không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng vì nó không đơn thuần là vấn đề Giáo dục mà liên quan đến sức khỏe, an ninh, thuế vụ và các vấn đề khẩn cấp. Đây là những lĩnh vực thuộc đặc quyền của liên bang.
Thủ hiến mà chống lại lệnh của Thủ tướng sẽ bị xem là vi hiến. Thủ tướng Morrison chưa có phản ứng về việc “cứng đầu” của ông Andrews.
Trong khi đó tại NSW, toàn tiểu bang sẽ bãi bỏ việc học online trong ngày 11/5 để đến trường, nhưng chỉ dừng ở mức một ngày/tuần, trước khi sẽ từng bước gia tăng. Thủ hiến NSW Berejiklian cho biết cô đang “xem xét” để học sinh lớp 12 sẽ đến trường đủ 5 buổi/tuần ngay từ 11/5.
Hiện nay Úc có 6,800 trường hợp nhiễm virus Corona, trong đó số tử vong là 95. Ngày hôm qua, Victoria bất ngờ ghi nhận thêm 13 ca sau nhiều ngày chững lại. Một đợt không khí lạnh và tuyết rơi vừa tràn vào tiểu bang này có lẽ là một nguyên nhân chủ yếu.
Ngọc Quang

Biểu đồ cho thấy vị trí tình dục yêu thích của người Úc là kiểu truyền thống

Trong thời đại của cách ly xã hội, tính dục đang lên ngôi bởi sự nhàn rỗi và con virus Corona mang lại cả cả tin tốt và tin xấu.
Tin tốt là coronavirus không lây lan qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo, điều đó có nghĩa là COVID-19 không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Còn tin xấu là COVID-19 được lan truyền thông qua mọi thứ khác theo nghĩa đen. Ngay cả khi bạn không giao hợp thì từ khoảng cách 1,5 mét, bạn có thể nhiễm virus chỉ bằng cách hít thở vào hướng người yêu của bạn.
Vì vậy, điều này có nghĩa gì cho vợ chồng không chung thủy?
Ngoại tình luôn bị nghi ngờ về mặt đạo đức, những kẻ làm điều đó luôn có nguy cơ mắc bệnh xã hội thì nay sẽ nguy hiểm hơn ở khả năng gây tử vong bởi Covid.
Theo một nghiên cứu mới nhất, người Úc chúng tôi khá nhàm chán trên giường.
Một cuộc khảo sát của nhà sản xuất đồ chơi tình dục We-Vibe đã tiết lộ kiểu giao hợp truyền thống cổ điển (trai trên gái dưới) vị trí yêu thích của họ, với gần một nửa trong số chúng ta sử dụng nó.
Cụ thể, 41% số người được hỏi nói rằng đó là vị trí yêu thích của họ, đi trước phong cách chó con (doggy) ở mức 30% và girlcow (bò cái) ở mức 28%, một phát ngôn viên cho biết.
Nhà giáo dục giới tính và hướng dẫn viên Georgia Grace cho biết, vị trí cổ điển có thể được ưa chuộng vì sự thân mật giữa hai bên.
Quan hệ tình dục tốt nhất bạn có thể có là khi bạn cảm thấy được kết nối và giáp mặt, một cách ngay lập tức, Georgia nói với news.com.au.
Nhiều người trong số các vị trí vui nhộn mà chúng ta thấy như người đảo ngược chó và bò, rất vui khi thử nhưng phải có một sức chịu đựng lớn, đòi hỏi sức mạnh trong việc giữ cơ thể và có thể khó đánh đúng chỗ.
Thói quen phòng ngủ của chúng ta đã được thảo luận rộng rãi gần đây, với nhiều cuộc sống tình dục của cặp vợ chồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus.
Trong khi nhiều cặp vợ chồng đang vật lộn để thậm chí chịu đựng sự hiện diện của nhau trong thời gian xa cách xã hội, thì những người khác lại tận dụng việc có thêm thời gian riêng tư quý báu.
Cuộc khảo sát, mang tính toàn cầu và xem xét các hoạt động phòng ngủ từ nhiều quốc gia trên thế giới, cho thấy Úc không đơn độc.
Dữ liệu của Global Global cho thấy kiểu truyền thống cổ điển là kiểu yêu thích vững chắc trên toàn cầu, người phát ngôn của We-Vibe nói thêm.
Tại Mỹ, nó đã được tiết lộ 13% người lớn thừa nhận có nhiều giao hợp hơn trong thời gian cách ly xã hội, NY Post đưa tin.
Trong khi ở Anh, đời sống tình dục dường như đi theo hướng ngược lại khi nhà sản xuất bao cao su Durex cho biết người Anh đã quan hệ tình dục ít hơn trong thời gian khóa.
Giám đốc điều hành của Laxman Narasimhan nói với BBC, giải thích về sự suy giảm sự thân mật đang tạo ra một biểu hiện của sự lo lắng.
Những cảnh sex ướt át mach bảo rằng tình dục mạnh mẽ và nhanh chóng, là sức chịu đựng tốt nhất mà chúng ta từng có. Nó có vẻ nóng trên phương tiện điện tử, nhưng không chuyển hóa sang trải nghiệm thực tế, cô nói.
“Quan hệ tình dục thực sự có thể là vụng về, vụng về và mất thời gian để có được vị trí phù hợp, và cuộc khảo sát này cho thấy chúng tôi có những ý tưởng khác nhau về những gì làm cho tình dục thực sự tốt”, Georgia bổ sung.
Ngọc Quang

Chuyến bay hồi hương từ Dubai hạ cánh an toàn trong khi chuyến bay từ Mỹ gặp trở ngại

Theo lịch trình, trong ngày 2/5 sẽ có hai chuyến bay cứu hộ hồi hương cho đồng bào còn mắc kẹt tại Mỹ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Trong khi chuyến bay từ Dubai (UAE) đã “thuận buồm xuôi gió” thì đường về từ San Francisco đã bị đình hoãn bất ngờ.
Chuyến bay VN88 của Vietnam airlnes chờ 297 hành khách, phần lớn là người lao động xuất khẩu đã đáp xuống sân bay quốc tế Cần Thơ rạng sáng nay 3/5.
Sau khi kiểm tra y tế, tất cả được Quân khu 9 bố trí lên 26 ôtô đưa đến cách ly tập trung tại ký túc xá của Đại học Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, hậu cần, y tế cho các khu tập trung với sức chứa 2.100 người.
Trong khi đó, hàng trăm du học sinh tại Mỹ được thông báo là các em sẽ được phi cơ của Việt Nam Airline đón về đất mẹ bằng chuyến bay “nhân đạo”.
Hiện nay Mỹ không cấp phép cho các chuyến bay thương mại và chuyến bay của Vietnam airlines không được cấp phép vì không đáp ứng được điều kiện của một chuyến bay “phi thương mại”.
Không có thông báo chính thức về lý do Mỹ không cấp giấy phép những có một điều bất thường khi nhìn vào giá vé máy bay lên tới 2000 USD/ một chiều. Thứ hai, Vietnam airlines đã “tranh thủ” bán vé với mức giá này cho các công dân Mỹ muốn bay từ Việt Nam về.
“Phi thương mại” nghĩa là chính phủ phải bù lỗ cho chuyến bay “rỗng” một chiều sang Mỹ và không được tính đủ chi phí giá thành và đổ trên đầu những hành khách và cũng chính là những công dân đang gặp hoạn nạn.
Việc chuyến bay bị nhỡ vào phút chót đã khiến hàng trăm du học sinh gặp khổ ở sân bay. Nhiều em trong số này đã học xong và hết visa, đã trả nhà thuê, có những em mới 13, 14 tuổi...
Chưa rõ một chuyến bay hồi hương khác từ Mỹ vào 8/5 và chuyến bay kế tiếp từ Paris (Pháp) vào 5/5 cũng của Vietnam airlines, có gặp trở ngại gì hay không?
Ngọc Quang

Chuyện tình thời Covid: “Anh không thể sống thiếu em”

Vào thời chiến, những chuyện tình cảm động rớt nước mắt đã được ghi nhận qua thời gian. Nhưng vào thời dịch bệnh, câu nói “Anh không thể sống thiếu em” đã trở thành một câu chuyện có thật của một cặp vợ chồng già.
Một người chồng và người vợ đã chết vào cùng một ngày sau hơn 60 năm bên nhau là "những người đặc biệt", gia đình họ cho biết.
Ông Bill Dartnall, 90 tuổi, đã chỉ “đi” vài giờ sau người vợ Mary, 81 tuổi, tại Bệnh viện Đa khoa Southampton, Anh Quốc  vào dịp Lễ Phục sinh tuần trước. Cả hai đều đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Rosemary, con gái của họ nói rằng cha cô đã từ chối ống thở ô xy sau khi biết về cái chết của vợ mình.
Cô nói thêm ông "không muốn ở lại mà không có mẹ".
Cặp vợ chồng đã kết hôn được 63 năm, đang sống trong một nhà chăm sóc tạm thời tại khách sạn Holiday Inn ở Southampton khi bà Dartnall bị ốm và đưa vào bệnh viện vào cuối tháng 3.
Ông Dartnall bị đột quỵ và được đưa vào bệnh viện những ngày sau đó, nơi ông cũng cho kết quả dương tính với coronavirus.
"Họ là một cặp đôi - bố tôi chắc chắn ông sẽ không muốn về nhà nữa nếu không có mẹ", cô Dartnall nói.
"Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một bông hồng nhưng họ đã cùng nhau vượt qua và rồi họ bỏ chúng tôi lại với nhau. Thật kinh khủng khi mất cả cha lẫn mẹ, nhưng sự chia cách và không thể nắm tay nhau đến cuối đời thật khó khăn đối với các cụ."
"Bố mẹ tôi là những người khá đặc biệt. Ông bà đã làm việc cực kỳ chăm chỉ trong suốt cuộc đời và đã được Chúa ban phước lành", cô nói thêm.
Cô Ann, một người con gái khác  cho biết cha mẹ cô đã thành lập một doanh nghiệp sửa chữa ống khói sau khi ông Dartnall ngừng làm việc trên những chiếc Tàu đến Nam Phi.
Cô mô tả cha mình là một "tài năng".
"Nếu bạn có một ống khói mà không ai khác có thể thông quét,thì ông là người làm được điều đó."
Hai vợ chồng sau đó đã phát triển niềm đam mê nuôi ong với bà Dartnall sẽ trở thành chủ tịch Hiệp hội nuôi ong Anh, vận động cho nông dân hạn chế phun hóa chất để bảo vệ ong.
Hai chị em đang lên kế hoạch tưởng niệm cho cha mẹ sau khi các hạn chế về cách ly xã hội được dỡ bỏ ở Anh Quốc.
Ngọc Quang

Thấy gì từ chuyến bay cứu hộ đầu tiên từ Canada ?

Chuyến bay cứu hộ của Vietnam airlines từ Toronto, Canada đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Vân Đồn vào 17:30 ngày 1/5.  Tuy nhiên, đến 2:00 sáng 2/5 mới hoàn tất thủ tục lấy dịch xét nghiệm, nhận phòng, được “thẳng lưng trên giường”.
Xuất phát từ miền Đông Canada, máy bay đã dừng tại Vancouver, một thành phố miền Tây để phục vụ kỹ thuật cho việc nạp nhiên liệu.
Hành khách trên chuyến bay gồm 276 người, trong đó có một số thành phần ưu tiên như trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau và cùng phần lớn là du học sinh.
Phía Vietnam Airlines cho hay, chi phí để tổ chức chuyến bay này đều lớn hơn so với thường lệ do những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn bay.

Đồng thời quy trình phòng chống dịch bệnh, cũng như đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị từ mặt đất đến trên không cả ở trong và ngoài nước.
Số lượng thành viên phi hành đoàn lên tới hơn 30 người gồm 8 phi công, 20 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, 2 nhân viên mặt đất để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe của tổ bay trong hành trình khứ hồi kéo dài gần 42 tiếng đồng hồ.

Trên chiều bay đến Canada, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đưa một số công dân Canada hồi hương.

Cả chuyến bay này mang số hiệu VN08, được Vietnam Airlines khai thác bằng máy bay thân rộng Airbus A350. Tổng chiều dài hành trình bay thẳng giữa Việt Nam và Canada trên cả hai chiều hơn 28.000 km.

Sân bay Vân Đồn vẫn áp dụng quy trình đặc biệt đón các chuyến bay quốc tế đến từ vùng dịch. Máy bay sẽ đậu ở bãi đỗ xa. Mọi thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch... được làm bên ngoài nhà ga, đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động chung của sân bay. Sau đó hành khách được đưa về các khu vực cách ly trong doanh trại quân đội, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Trên mạng xã hội facebook đã lưu truyền một bức thư nhắn nhủ các bạn du học sinh trong “Trại hè Corona” như sau:
“Các bạn du học sinh hãy coi khu cách ly như một trại hè quân đội. Ở đó không được hiện đại, sạch sẽ như nơi các bạn đang ở tại xứ sở mà Justin Trudeau đẹp trai đang trị vì đâu nhé. Nhà tắm sẽ dùng chung, bồn rửa mặt ố vàng, bồn cầu có khi không sạch lắm. Chăn màn cũng sẽ được cung cấp, nhưng giường thì không có đệm và ngủ thì hơi muỗi. Có wifi cho các bạn học bài nhưng nhiều khi mạng cũng là rất bực mình… vân vân và mây mây nhưng hơn tất cả là các bạn được về nhà, các bạn được chăm sóc y tế, được xét nghiệm, nếu rủi ai có bệnh thì được chữa bệnh".
Các bạn hãy hợp tác, chỉ 14 ngày thôi một người vì mọi người nhé. Vì giờ đây các bạn được về nhà, như thế là tạm ổn nhưng hàng vạn y bác sỹ trong nước vẫn mạo hiểm với cuộc sống hàng ngày với coronavirus trong các khu cách ly phục vụ các bạn. Khi các bạn tạm ổn, thì ngoài kia biên ải bao người lính vẫn chịu cảnh gió lạnh, rừng hoang, sương muối. Khi các bạn tạm ổn, thì cộng đồng ngoài kia đang líu lã chân tay vì công việc ngừng trệ, vì cơm áo gạo tiền trong mùa dịch bệnh...họ giận dữ...nếu như...nếu như các bạn vô tình buông lời chê bai dù không cố ý...”
Đây là chuyến bay thứ 39 kể từ khi sân bay Vân Đồn được Chính phủ giao nhiệm vụ là một trong số ít sân bay trên cả nước chịu trách nhiệm đón chuyến bay về từ các vùng dịch. Từ ngày 4/5, sân bay Vân Đồn sẽ khai thác trở lại các chuyến bay thương mại.
Thời gian tới, trên cơ sở nguyện vọng của công dân và diễn biến của dịch bệnh, cơ quan chức năng và các hãng hàng không sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân Việt Nam về nước. Hôm nay 2/5, chuyến bay cứu hộ xuất phát từ thành phố Dubai, thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Ngọc Quang

Bệnh dịch Covid 19 có thể kéo dài hàng thập kỷ

David Miliband, cựu Ngoại trưởng Anh và CEO của Ủy ban cứu hộ quốc tế (IRC), cho rằng thời gian để thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19 có thể lên tới một thập kỷ. Điều kiện để cuộc sống trở lại bình thường là vaccine phòng bệnh phải được sản xuất.
Nếu muốn rút ngắn thời gian thoát khỏi đại dịch Covid-19, cộng đồng quốc tế phải cùng hành động để đưa vaccine phòng dịch (khi sản xuất được) tới các khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Nhận định của ông Miliband được đưa trùng lặp với ý kiến của một số nhà khoa học tuyên bố Covid-19 dường như không thể bị tiêu diệt và nó sẽ bùng phát trở lại hàng năm giống như cúm mùa.
Tuần trước, giáo sư Chris Whitty, Trưởng văn phòng y tế Anh, cho biết Anh khó có thể trở lại bình thường như trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát cho tới khi một loại vaccine phòng bệnh được sản xuất.
Các nhà nghiên cứu về virus và y học Trung Quốc chia sẻ với phóng viên ở Bắc Kinh rằng virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 sẽ không tự biến mất như virus gây ra dịch SARS năm 2003 vì nhiều người nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng và vô tình lây lan cho người khác mà không hay biết. Theo các nhà khoa học, Trung Quốc vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm không biểu hiện triệu chứng mỗi ngày.
Hôm 28/4, IRC đưa ra một phân tích mới ước tính tác động của dịch Covid-19 ở 34 quốc gia dễ bị tổn thương nhất, bao gồm Afghanistan, Syria, Yemen...Như tại Nigeria, chỉ có 0,8 máy thở cho mỗi triệu dân, trong khi ở Italia, con số này là 80 cho mỗi triệu, vậy mà vẫn có đến gần 30,000 người thiệt mạng.
Phân tích mới của IRC cho thấy nếu không hành động nhanh chóng trong vài tuần tới, 500 triệu tới 1 tỷ người ở 34 quốc gia nói trên có thể bị nhiễm Covid-19, trong đó 1,5 đến 3,2 triệu người sẽ tử vong.
Ông Miliband cảnh báo thế giới "chỉ còn vài tuần để chuẩn bị trước khi dịch bệnh càn quét sang các nước nghèo đói".
Trong một lời kêu gọi các quốc gia giàu mạnh trên thế giới cùng tham gia hỗ trợ các nước khó khăn, cựu Ngoại trưởng Anh nói thêm: "Khi các nước đang mải tranh luận về việc phong tỏa và cách thức để kết thúc nó, chúng ta cần nhận ra rằng đại dịch Covid-19 là một dịch bệnh toàn cầu và thế giới chỉ thoát khỏi khi đánh bại nó ở mọi nơi".
Nhiều khả năng, Covid 19 là một căn bệnh làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của loài người.

Nỗi oan khuất của cụ Phan Thanh Giản

Câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, Triều đình thí dân" không rõ nguồn gốc, mức độ phổ cập và khả tín nhưng lại được một số người mặc nhiên thừa nhận để coi Phan Thanh Giản là kẻ bán nước. Năm nay là năm kỷ niệm 150 ngày mất của cụ Phan, nguyên Thượng Thư bộ Lại, nguyên Kinh lược xứ Nam kỳ. Đây là một cái chết đau đớn, sau 17 ngày nhịn ăn không chết, cụ đã kết liễu cuộc đời ở tuổi 72 bằng chén thuốc độc. Nghe tin, vua Tự Đức đã xuống chiếu quy trách nhiệm về việc mất 3 tỉnh miền Đông cho cụ Phan, lột bỏ các chức vụ, đục bỏ tên trong bia Tiến sĩ. Sau đó 19 năm, tức năm 1886, vua Đồng Khánh đã khôi phục lại các chức tước và danh dự cho cụ.
Nhưng không hiểu sao sau năm 1975, Phan Thanh Giản là tên từng được đặt tại hầu hết các thành phố lớn và trường học ở miền Nam lại bị xóa bỏ. Năm 2008, Viện sử học VN đã đánh giá lại nhân vật Phan Thanh Giản, như một người tài đức vẹn toàn, có cuộc sống thanh liêm và tầm nhìn xa, nhưng các địa danh mang tên ông vẫn chưa được khôi phục.
Phan Thanh Giản sinh năm 1796 tại Bến Tre. Năm 1825 ông đỗ Cử nhân, năm 1826, đỗ Tiến sĩ và ra làm quan. Bắt đầu từ những chức quan nhỏ, do thành tích và tài năng, lần lượt các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thăng chức cho ông, lên đến Thượng Thư. Vào thời Nguyễn, vua trực tiếp điều hành nên không có chức Tể tướng, triều đình gồm 6 bộ, mỗi bộ có Thượng Thư đứng đầu, cả nước chia làm 29 tỉnh. Năm 1866, Tự Đức cử Phan Thanh Giản làm Kinh lược Nam kỳ, một chức vụ cao hơn tỉnh trưởng. Lúc này cụ Phan đã 71 tuổi (tuổi ta) nên viện cớ già yếu xin về hưu nhưng không được.
Đó là giai đoạn hết sức gian nguy khi người Pháp từng bước xâm chiếm đất nước. Trong triều có hai phái chính là chủ chiến và chủ hòa, trong đó cụ Phan thuộc chủ hòa. Cụ được vua cử sang Pháp để thương thuyết vào 4/7/1863 đến 18/3/1864. Nếu trừ thời gian mỗi lượt đi và về khoảng 2 tháng thì cụ Phan lưu lại trên đất Pháp khoảng 5 tháng. Trong thời gian này, cụ Phan đã được yết kiến vua Napoleon đệ tam. Sử sách ghi lại, cụ đã có một bài phát biểu cảm động trước mặt vua và hoàng hậu đã làm hoàng hậu mủi lòng khóc. Ngoài thủ đô Paris, cụ Phan đã thăm một số thành phố của Pháp và tận mắt chứng kiến sự văn minh hiện đại của nước Pháp.
Một số kẻ hủ nho đã chê cười về bản tường trình về chuyến đi của Phan Thanh Giản, còn vua Tự Đức vẫn tiếp tục tin vào tính ưu việt của Khổng Giáo, mặc dù trước đó nhà Thanh đã đại bại trước một đội quân 4000 người của nước Anh. Do hiểu rõ sức mạnh nước Pháp, Phan Thanh Giản đề nghị nên bí mật liên hệ với nước Anh và các cường quốc khác, tạo ra một thế đối trọng lẫn nhau giữa họ. Đây là cách mà sau này vua Thái đã sử dụng để tránh cho Thái Lan bị xâm chiếm. Đáng tiếc đề nghị hợp lý này không được Tự Đức chấp nhận.
Kể cả 80 năm sau, về mặt quân sự, người Việt cũng không dễ gì đánh được người Pháp nếu không có yếu tố ngoại cảnh. Năm 1944, Pháp thua Nhật; hoàn cảnh năm 1954 cũng vậy: Việt minh được Liên Xô, Trung Quốc tiếp viện, trong khi Mỹ lăm le hất cẳng Pháp, do đó Pháp mới thua.
Khi cử Phan Thanh Giản vào Nam kỳ, Tự Đức có một ẩn ý rằng, cụ Phan là người gốc Nam bộ, nếu để mất các tỉnh miền Nam thì triều đình ở miền Trung sẽ tránh được tiếng bỏ rơi miền Nam. Còn cụ Phan cũng hiểu việc giữ Nam bộ là một điều bất khả thi nên muốn từ chối nhiệm vụ mà không được. Với tương quan lực lượng hai bên, việc mất Nam Bộ (chịu làm thuộc địa) nhưng Trung Kỳ và Bắc kỳ vẫn được giữ quy chế tự trị và bảo hộ là một điều không quá tồi đối với Tự Đức. Trong lịch sử, có lúc kinh thành Thăng Long còn bị mất, các vua Lê, Lý, Trần cũng phải chấp nhận để rồi tìm cách khôi phục lại.
Ngọc Quang

Dịch bệnh làm cho cuộc đua kỷ lục giữa Federer, Nadal và Djokovic mất hết ý nghĩa

Nếu nghỉ thi đấu ngay lập tức thì ba cây vợt Federer, Nadal và Djokovic cũng đi vào lịch sử với những bảng thành tích chói lọi.
Dịch bệnh Covid 19 bùng phát đúng vào lúc bộ ba đang đi đến giai đoạn cuối của sự nghiệp cũng như cuộc chạy đua những kỷ lục để xem ai là người vĩ đại nhất?
Có một số tiêu chí để đánh giá để ghi danh sử sách, nổi bật nhất là số lượng Grand Slam và thời gian ngự trị trên vị trí số 1 thế giới.
Trước hết về danh hiệu Grand slam, Federer, Nadal và Djokovic là ba người đoạt nhiều nhất từ trước đến nay với số lượng lần lượt là 20, 19 và 17. Thú vị ở đây, mỗi đối thủ lại sở trường ở một mặt sân nào đó như Federer giữ kỷ lục về số lần vô địch Wimbledon (8 lần). Nadal là vua sân đất nện với 12/19 đại giải từ Roland Garros của Pháp, trong khi Djokovic là người vô địch nhiều nhất ở sân cứng với 11 lần, trong đó có 8 danh hiệu của Úc và 3 của Mỹ.
Với việc Wimbledon 2020 bị hủy bỏ vì đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đua của Federer. Bởi vì anh đã 38 tuổi, độ tuổi vào hầu hết các cây vợt đã về hưu, phong độ đã đi xuống khi vừa mất thứ hạng 3 về tay Thiem của Áo thì có thể coi mùa giải năm nay là cơ hội cuối cùng để Fed có thể nâng thêm thành tích của mình.
Sự bất lợi của Federer là cơ may cho hai đối thủ khi Nadal, 34 tuổi được coi là chưa có đối thủ ở giải Pháp mở rộng còn Djokovic, 33 tuổi thì cơ hội được coi là còn rộng mở hơn.
Ở cuộc đua về số tuần của thứ bậc number 1 thế giới, Federer cũng dẫn đầu với 310 tuần, còn Djokovic bám đuổi với 282 tuần.
Hiện nay, do các giải đều nghỉ thi đấu, Liên đòan quần vợt thế giới (ATP) đã tạm ngưng bảng xếp hạng. Điều này làm cho Djokovic bị thiệt thòi vì anh đang dẫn đầu và không thể ghi nhận thêm thành tích của mình.
Trong 16 năm qua, ba đầu thủ chia nhau mỗi người đoạt 5 lần danh hiệu Cây vợt xuất sắc nhất cả năm (ngoại trừ năm 2016 thuộc về Murray). Năm nay và có thể cả năm tới, chưa chắc sẽ có ngoại lệ dành cho một đối thủ mới mẻ nào khác, nghĩa là một trong số họ sẽ vươn lên 6 lần, san bằng với kỷ lục của Sampras.
Mùa giải quần vợt quần vợt hằng năm kéo dài 10 tháng, nếu năm nay chỉ thi đấu 5 tháng hoặc ít hơn thì có nên giữ danh hiệu này? Hoặc nếu cup vẫn được trao thì có nên hiểu đó là là phần thưởng dành cho nửa năm?
Theo lịch trình, Giải Grand slam gần nhất tới đây sẽ khai mạc vào 25/8 tại New York. Nhiều khả năng vào lúc đó vẫn còn các quy đinh về giãn cách nghĩa là sân đấu không có khán giả hoặc một lượng khán giả nhỏ.
Cảm xúc là phần quan trọng của thể thao nói chung và quần vợt nói riêng. Cầu trường đầy ắp người hâm mộ là động lực cho các đối thủ thi đấu với đầy đủ phẩm chất và thăng hoa nhất; bằng không nó không phản ánh đúng năng lực của họ. Do đó có thể nói, chức vô địch của khán đài trống không giống như chức vô địch trong điều kiện thông thường như trước.
Thật đáng buồn, con virus Corona nhỏ bé đã làm tổn hại quá lớn cho bộ môn quần vợt!
Ngọc Quang

Thủ tướng Úc cảnh báo về “làn sóng thứ ba” của virus Corona

Con Corona bắt đầu chào thua dân Úc nếu nhìn vào số liệu các các nhiếm bệnh mấy tuần gần đây đã giảm mạnh. Hiện nay Úc có có 6675 người dính cúm Vũ Hán trong đó 78 cụ chia tay chúng ta sang bên kia thế giới. Ba tiểu bang đông dân nhất cũng là ba ổ dịch lớn nhất, đó là NSW, Victoria và Queensland.
Như vậy Úc là quốc gia “không khẩu trang” đầu tiên đang chiến thắng trước virus Corona. Tuy nhiên Thủ tướng Morrison lại cảnh báo về “làn sóng thứ ba” của bệnh dịch đang lăm le đe dọa người dân.
"Chúng tôi đã chuyển qua nhiều giai đoạn của virus này", ông Morrison nói.
"Giai đoạn đầu tiên là cái mà tôi gọi là 'giai đoạn xuất khẩu'. Đó là khi virus được xuất khẩu lần đầu tiên, được truyền ra khỏi Trung Quốc vào nhiều quốc gia trên thế giới.
"Và trong giai đoạn đầu tiên đó, Úc đã hành động rất nhanh để đưa ra các hạn chế du lịch vào Úc, và sau đó công việc tuyệt vời được thực hiện bởi cộng đồng người Úc gốc Hoa ở đây có nghĩa là Úc được bảo vệ đáng kể khỏi làn sóng xuất khẩu đầu tiên của virus”.
"Thứ hai, nơi Úc bị ảnh hưởng đáng kể hơn, là cái mà tôi gọi là 'giai đoạn hồi hương'. Sự hồi hương của thường trú nhân và công dân Úc, họ đã trở về từ nhiều nơi trên thế giới nơi họ tiếp xúc và họ đã mang bệnh về nhà.
Vào giai đoạn này, hai phần ba các trường hợp nhiệm bệnhChính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn bệnh dịch phát tán.
"Chúng ta đã thấy đường cong bị san phẳng và số lượng các ca bệnh bổ sung mỗi ngày giảm xuống như bạn đang thấy”.
Morrison cho rằng nước Úc bắt đầu bước vào giai đoạn thứ ba, đó là "giai đoạn cộng đồng ", nơi virus thực sự di chuyển trong cộng đồng của chúng ta”.
"Bây giờ chúng ta phải cảnh giác chống lại sự lây truyền của cộng đồng, và vì vậy chúng tôi đang đối phó với làn sóng thứ ba của virus."
Thủ tướng Scott Morrison đã được hỏi về tweet của Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton, người đã dương tính và lành bệnh với Corona, cáo buộc nữ Thủ hiến Queensland Annastacia Palaszczuk "sợ hãi" trước yêu cầu của  "nghiệp đoàn giáo viên" Queensland nên đã ngăn chặn việc học sinh tới trường.
"Peter, tất nhiên, là một Tổng trưởng trong chính phủ của tôi, nhưng anh ấy cũng là một người Queensland. Và đây là những vấn đề đang được tranh luận và giải quyết ở Queensland," ông Morrison nói.
Tại các trường học, Scott Morrison cho biết quy tắc bốn mét vuông và khoảng cách 1,5 mét giữa các học sinh trong các hoạt động trong lớp, là "không phù hợp và không bắt buộc".
Thủ hiến NSW, cô Berejiklian đã cho hay toàn thể học sinh tiểu bang sẽ tới trường vào ngày 11/5 tới, nhưng chỉ học 1 buổi tuần. Tiếp theo sẽ tăng lên 2 buổi/tuần và sẽ học đủ 5 buổi vào tháng 6.
Ngọc Quang

Con đường để gia tộc họ Kim giữ được quyền bính

Một điều khá ngạc nhiên là ở tuổi 36, lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un lại có vấn đề về sức khỏe. Ông đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật và chưa thể trở lại với công việc. Ở tình huống này, tất yếu phải có một câu hỏi đặt ra rằng nếu Jong Un có mệnh hệ gì thì chính trường Triều tiên sẽ đi đến đâu?
Người hiện được coi là có quyền lực nhiều thứ nhì trong hệ thống là cô em gái Kim Yo Jong, 33 tuổi. Tuy nhiên ở một đất nước mà tư tưởng trọng nam theo kiểu phong kiến thì có thể hiểu Yo Jong có thể đóng một vai trò quan trọng hoặc rất quan trọng nào đó, nhưng không thể là lãnh tụ tối cao được.
Một lựa chọn khác, Choe Ryong Hae, Chủ tịch Quốc hội, về lễ nghi là người chỉ đứng sau Jong Un, đồng thời lại là bố chồng của Yo Jong. Đương nhiên phương án này càng bất khả thi. Với việc bộ máy tuyên truyền của nước này thường xuyên đề cao vai trò của ba đời họ Kim thì việc một người “ngoại đạo” len vào là điều khó xảy ra.
Đặt giả thiết Jong Un có vấn đề sức khỏe là do bị hại thì những kẻ chủ mưu cũng hiểu rằng tình hình Triều tiên sẽ “toang” nếu  gia tộc họ Kim không giữ được quyền bính.
Tại Nhật Bản, Nhật Hoàng không có con trai nên cũng phải dành ngôi Thái tử cho em trai. Cho nên Yo Jong hay một nữ nhi họ Kim khác không thể lên ngôi mà phải tìm một đấng mày râu khác trong gia tộc.
Nhà sáng lập Triều Tiên, ông Kim Nhật Thành có hai vợ và ba con trai, ngoại trừ một người chết đuối khi còn trẻ thì vẫn còn Kim Jong-il và Kim Pyong-il.
Pyong-il có một con trai nhưng sinh trưởng ở nước ngoài trong khi Jong-il được biết đến là có 2 vợ và hai tình nhân chính thức nhưng chỉ có con với 3 phụ nữ và sinh được ba con trai.
Con lớn của ông Kim Jong nam, người bị giết chết tại Malaysia vào năm 2017 là kết quả của mối tình lén lút của Jong-il với một nữ diễn viên tên là Song Hye-rim. Vì Hye-rim hơn tuổi lại đã có chồng con nên Kim Nhật Thành không đồng ý.
Trong tình yêu, càng cấm đoán thì ngọn lửa càng rực cháy, Jong-il vẫn đi lại với Hye-rim trong một thời gian khá dài, làm cô buộc phải ly dị chồng và còn sinh ra một đứa con trai vào năm 1971.
Mẹ Jong-il mất sớm, Nhật Thành đi bước nữa và sinh ra Pyong-il, và trong nhiều trường hợp thời phong kiến, Vua phế bỏ con trưởng để lập con của ái khanh. Có lẽ nhận ra mối đe dọa vị trí kế vị của mình, Jong-in nhân nhượng. Sự đổi chác là, Jong-il được đưa vào cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ Chính trị, đồng thời với việc lấy vợ mới.
Để tránh sự tranh chấp tiềm tàng có thể xảy ra giữa hai con trai, năm 1988, Nhật Thành cho Pyong-il đi Đại sứ "vĩnh viễn" ở các nước châu Âu, đến tận năm ngoái, sau 31 năm mới trở về.
Jong-il được tham gia vào các bộ máy Đảng và quân đội. Người ta thường thấy hình ảnh hai bố con như hình với bóng, lãnh tụ tối cao trong vai "ông nội" đôn hậu với nụ cười thường trực; còn nhà lãnh đạo kính mến thì nghiêm nghị hơn.
Theo nguồn tin chưa được kiểm chứng, Jong-il có những quan điểm riêng về chính sách đối ngoại, đặc biệt là muốn đối thoại với khúc ruột bên kia Bàn Môn Điếm là Nam Hàn, dẫn đến bất đồng nặng nề với Nhật Thành. Ở Bắc Hàn,chỉ có  anh là người duy nhất dám bật lại lãnh tụ vĩ đại. Đáng tiếc điều đó đã xảy ra, Nhật Thành uất ức lên cơn đứt mạch máu não rồi chết vào năm 1994.
Người cũ sau khi ly thân thì sang Nga điều trị bệnh và qua đời vào năm 2002. Người vợ mới sinh được ba người con, hai con trai Jong Chul và Jong Un và gái út Yo Jong. Tuy nhiên bà cũng mất sớm vào năm 2004 vì ung thư.
Jong-il là người rất say mê điện ảnh, có lối sống khá hưởng thụ, nhiều tình nhân và cũng nhiều bệnh tật. Sau khi nối nghiệp cha, Jong-il đã có ngay những bước đi gần gũi với Nam Hàn. Tuy vậy, Trời không chiều lòng người, bệnh tật và vấn đề sức khỏe của Jong-il đã ngăn cản ông phá vỡ sự cô lập để Triều tiên hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
Người con lớn của ông với cựu diễn viên là Jong Nam là người được ông hết sức thương yêu. Khi ba người em đều được đưa đi du học từ khi 7-8 tuổi thị Jong Nam vẫn quanh quẩn với bố, thậm chí người ta còn nói hai bố con ngủ chung với nhau.
Jong Nam rất thông minh, dù không đi du học những thông thạo nhiều ngoại ngữ. Anh hay đi du lịch nước ngoài, kể cả sau khi mẹ ruột mất ở Nga thì anh vẫn dùng hộ chiếu giả để đi các nước khác. Trong một lần như vậy, Jong Nam bị bắt giữ tại Nhật Bản. Đây là một biến cố thay đổi hẳn cuộc đời của Jong Nam, từ địa vị một Thái tử đương nhiên để rồi phải đi lưu vong và mất mạng.
Jong-il qua đời ở tuổi 69 và Jong Un lên thay, sau khi vượt qua người anh trai cùng mẹ Jong Chul  bị chê là tính cách ẻo lả như con gái.
Jang Song-thaek, em rể Jong-il và chú dượng chú Jong Un là người được Jong-il tin cậy. Trước đây, Jang đã tham chính nhưng bị Kim Nhật Thành cách chức thì đến khi Jong-il lên đã phục hồi và còn trao cho ông vai trò lớn hơn.
Để khẳng định quyền lực, Jong Un được cho là đã xử tử một số UV Bộ Chính trị, đại tướng, nhưng chỉ có Jang Song-thaek là xử công khai. Bây giờ đến lượt Jong Un, nếu Trời “không thương” thì gia tộc họ Kim chỉ còn lại Kim Pyong-il, 66 tuổi  và Kim Jong Chul, 39 tuổi là khả dĩ hơn cả để trở thành một người hùng mới của chế độ.
Nếu điều đó xảy ra, quả là ngỡ ngàng không kém việc Jong Un bất ngờ được bổ nhiệm thay cha khi mới 27 tuổi. Biết đâu, những nhân vật dường như ôn hòa và mềm mỏng này lại dễ quy tụ và đoàn kết được giới chức và người dân Triều tiên nhiều hơn.
Ngọc Quang

Người Việt ở nước ngoài trên đường trở về quê hương

Người đi lao động xuất khẩu và du học sinh đã tỏ ra vô cùng hồ hởi đón nhận thông tin  của Cục hàng không dân dụng về việc đưa bà con từ nước ngoài trở về. Cụ thể, các hãng Vietnam airlines, Vietjet và Bamboo sẽ bố trí 13 chuyến bay sẽ đi đón đồng bào từ các quốc gia Nhật, Hoa Kỳ, Canada, UAE, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Thái lan, Singapore, Indonesia và Philipin.
Điều dễ thấy là số lượng người lao động và du học sinh có nguyện vọng về nước rất đông, do đó chỉ với 13 chuyến bay này thì hoàn toàn không đủ. Hơn nữa, trong điều kiện “giãn cách” các máy bay sẽ không được chở hành khách hết theo số ghế mà chỉ vào khoảng một nửa mà thôi.
Trong chuyến bay của Vietnam airlines mới đây vào 18/4 từ Italy về Đà Nẵng chỉ mang về được 57 du học sinh. Dư luận “xì xầm” về những thông tin khác nhau của chuyến bay, ở đây cần nói rõ đây là chuyến thuê bào của Công ty ENI chơ 3 chuyên gia dầu khí của họ và 20 người Italy về nước.
Ngoài ra để thể hiện tình hữu hảo, máy bay đã chở theo khẩu trang và thiết bị y tế tặng cho nhân dân Ý.
Điều cần nói ở đây là những người Việt ở nước ngoài hiện đang rơi vào tình cảnh hết sức gian nan, trông mong hàng giờ hàng ngày để được về nước. Nhất là đối với phần lớn các trường hợp, bà con mất việc làm, không có tiền tiêu và rơi vào tình trạng túng quẫn. Bà con ở Dubai còn tỏ ra số ruột khi những người lao động của Ấn Độ và Pakistan đã và đang lần lượt hồi hương thì chưa rõ số phận của mình ra sao?
Bên cạnh đó là những nỗi lo về dịch bệnh khi nước sở tại cũng là những ổ dịch lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Nga, Đức, Singapore và UAE.
Tại Nga, tình trạng dịch bệnh tăng chóng mặt, lên gần 60,000. Do quy định không tiết lộ danh tính bệnh nhân nên không thể biết số lượng cụ thể, nhưng ước tính số người Việt dương tính lên đến con số hàng trăm.
Trong khi đó Singapore là một điểm nóng trong khu vực Đông Nam Á, với trên 10,000 ca. Bạn Huy Vien Truong đã giải thích lý do nước này bùng phát một cách cụ thể và thực tế.
“Sau đây là những lý do khiến các ca nhiễm tăng lên ở Singapore:
*Gần hơn 50 ngàn người Singapore sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài trở về Singapore trong mùa đại dịch. Đây là làn sóng thứ hai khiến các ca nhiễm tăng lên ở Sing. Mình tự hỏi nếu những nước còn lại làm tốt việc phòng dịch và chống dịch thì làn sống thứ hai sẽ được giảm xuống từ lâu rồi.
*70% lao động những ngành nghề vất vả như xây dựng công trường, sân bay, tàu điện ngầm là người nước ngoài. Họ sống trong 1 không gian chật hẹp khi mọi chi phí ở đất nước này quá đắt đỏ, một phòng ở khoảng 7-8 người thì tỉ lệ nhiễm bệnh sẽ khá là cao.
*Diện tích ở Sing nhỏ đến nỗi chưa bằng diện tích Sài Gòn, dân số thì khoảng 5 triệu người. Ở Sing không có khái niệm nhà phố lan tràn như ở VN, chỉ những người thật sự giàu có thì mới đủ tiền mua nhà phố. Đa phần người dân sẽ sống trong những căn hộ được xây dựng bởi chính phủ (gọi là HDB), hoặc những ai khá giả hơn tí thì sẽ ở Condominium có hồ bơi và phòng gym. Nhìn chung 2 dạng này sẽ có 2 hoặc 3 phòng ngủ, có thể ở được 7-8 người. Thử hỏi với mật độ dân số và diện tích quốc gia cùng hệ thống nhà ở như vậy thì giãn cách xã hội ở đâu ra?!
*Phương tiện di chuyển chính của dân bản xứ là xe buýt và tàu điện ngầm. Đừng mơ tới Grab car hay taxi nhe, đắt cắt cổ á! Mật độ dân số như vậy, khi sử dụng các phương tiện công cộng cũng dễ bị lây nhiễm chéo”.
Từ trong nước, ông Nguyễn Trung Hòa, giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp, xác nhận tin giai đoạn sắp tới TP.HCM đón hàng ngàn người từ nước ngoài trở về. Khác với cách đây hơn một tháng, lần này với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mỗi người từ nước ngoài về sẽ được bố trí cách ly 1 phòng riêng, nghĩa là được "cách ly trong cách ly".
Một chuyên gia dịch tễ ở TP.HCM khẳng định việc chống dịch mới ắt hẳn tồn tại nhiều nguy cơ nhưng cũng là thời cơ để người dân tìm cách thích nghi "sống chung" với tình hình mới.
Trong khi đó, du học sinh tại Úc đã tỏ ra bức xúc khi văn bản nói trên của Cục hàng không dân dụng không nhắc gì đến Úc, hay là trong nước đã bỏ quên họ ? Theo lịch trình, sẽ có khoảng gần 2000 người Việt sẽ được hồi hương từ nay đến đầu tháng 5.
Ngọc Quang

Giá dầu lửa xuống dưới 0 đồng chỉ là một tai nạn

Có mấy ông bà nghe tin xăng dầu có giá dưới 0 đồng thì vội vã mang xe ra cây xăng, đổ đầy bình còn đong cả vào xô chậu. Sau đó họ ra đòi tiền nhân viên bán hàng, sau khi cãi vã nhau một hồi theo kiểu “mày điên à”, họ đã phải trả tiền và ấm ức đi về nhà.
Câu chuyện tưởng tượng trên chỉ để khôi hài. Sự thật là giá dầu lửa WTI (West Texas Intermediate) đã -37 USD/thùng vào ngày 20/4, nhưng đó là giá tương lai có thời hạn giao hàng trong một tháng. Giá WTI futures phụ thuộc vào sức chứa ở Cushing, Oklahoma, một thị trấn nằm ở miền trung nước Mỹ, hiện vào khoảng 76 triệu thùng.
Tuy nhiên giá hợp đồng tương lai loại dầu thô tiêu chuẩn khác là dầu Brent thì vẫn dao động ổn định quanh mức 20USD/ thùng. Thông thường, giá Brent rẻ hơn giá WTI vì Cushing không phải là cảng biển nên để vận chuyển dầu thô từ đó đến các nhà máy lọc dầu buộc phải xây dựng đường ống và phải tính thêm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, vào thời điểm nào đó thì giá WTI có thể sẽ rớt thảm hại, trở nên thấp hơn Brent rất nhiều.
Đối với các nhà buôn dầu lửa thì họ không ngạc nhiên về chuyện giá âm. Hơn nữa giá dầu lửa âm thì đây không phải lần đầu tiên. Các đây không lâu giá WCS của Canada đã rớt xuống dưới không mà chẳng mấy ai để ý.
Từ cuối tháng 3 đã có nhiều thời điểm giá dầu WTI xuống dưới 10 USD. Lý do như mọi người đã biết, Covid-19 làm nhu cầu toàn cầu giảm trong khi OPEC và các nước sản xuất dầu không cắt giảm sản lượng đủ nhanh, dẫn đến lượng tồn kho tăng vọt.
Trong điều kiện bình thường, giá cả sẽ được điều chỉnh (arbitrage) mua bên thấp, bán bên cao để kéo giá tương lai cân bằng theo thị trường. Nhưng vào một số hoàn cảnh đặc biệt nào đó, khả năng arbitrage rất thấp.
Tổng thống Trump đã rất mất công thuyết phục được Saudi và Nga cùng chấp nhận cắt giảm sản lượng xuất khẩu nhưng Mexico "phá bĩnh". Cuối cùng Trump đã phải làm một việc vô tiền khoáng hậu là hứa Mỹ sẽ cắt khoảng 250,000 thùng/ngày thay cho Mexico.
Có thông tin Mexico “cứng đầu” vì họ đã chốt giá đầu cơ từ đầu năm nên không thể thay đổi được. Diễn biến cho thấy thị trường đã phản ứng không kịp, nhưng rất may nó chỉ xảy ra trong một ngày.
Ngay hôm sau (21/4) thì giá dầu tương lai WTI cho hợp đồng giao 20/6/2020 đã vọt tăng lên trên 10 USD, như vậy tăng gần 50 USD/thùng so với ngày hôm trước.
Ngọc Quang

Hệ lụy Coronavirus ở Úc: Kẻ được người mất trong các ngành hàng

Sau khi chi nhiều tiền để dự trữ thực phẩm trong những tuần lễ bắt đầu dịch bệnh, người Úc đã chuyển sang các loại mặt hàng khác. Các cửa hàng bán đồ nội thất gia dụng và đồ điện tử như Bunnings, Harvey Norman và JB Hi-Fi đang đông đúc khách hàng với doanh số tăng vọt.
Ở chiều ngược lại, chi tiêu cho quần áo giảm đến 42%, cũng dễ hiểu vì các buổi tiệc và sự kiện đã bị cấm đoán thì mặc đẹp không còn là điều đáng quan tâm như trước.
Số lượng rượu bia bán ở các cửa tiệm tăng là điều dễ hiểu vì tất cả các quán bar, club, pub đều đóng cửa nhưng tính tổng quát chất cồn thì hơi giảm đi. Cụ thể, số lượng rượu bia tăng 86% vào ba tuần trước, giờ chỉ còn tăng 22%.
Nhưng vì số lượng rượu bia bán ở club, pub, bar giảm đến 72%. Tổng kết lại, mức tiêu dùng chi cho rượu bia ít hơn cùng một thời điểm năm trước 13%.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Commonwealth (CBA) cho thấy người dân chi tiêu từ thẻ tín dụng giảm nhiều so với cùng một thời điểm năm trước. CBA lấy những con số từ 3 tuần qua kể từ khi chính phủ ban hành luật giới hạn để so sánh cùng với một thời điểm của năm trước.
“Nhìn chung số tiền chi tiêu giảm rất nhiều”- Giám đốc ngân hàng CBA, ông Gareth Aird cho biết.
“Đơn giản là người dân không thể chi tiền ở những lãnh vực đã đóng cửa,”
“Đồng thời người ta cũng tránh những dịch vụ bắt buộc phải gần nhau như hớt tóc, khám răng, vật lý trị liệu, massage…”.
Số tiền chi tiêu từ thẻ tín dụng ở tất cả các tiểu bang đều giảm đặc biệt là NSW và Victoria.

Sức mua cho hàng thực phẩm vẫn tăng mạnh mặc dù đã có thuyên giảm so với mấy tuần trước trong toàn quốc, nhưng tệ nhất là Victoria.
Ba tuần trước, vào cuối tháng 3, số lượng bán ở các tiệm thực phẩm tăng 40% so với cùng một thời điểm năm trước, bây giờ chỉ còn tăng 28%.
Trong khi đó, do quy định không được ngồi quan mà chỉ được take away, các loại quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, food court… đã giảm 38% so với cùng kỳ năm trước.
Những lãnh vực tăng nhiều nhất là dụng cụ để sửa chữa/tân trang nhà cửa, bao gồm luôn các bàn tủ ghế và tất cả những gì liên quan đến căn nhà từ TV, nước sơn cho đến cây kiểng – tăng 10% so với cùng một thời điểm năm rồi như một cách để người dân “trám chỗ cho thời giờ rảnh rỗi.”.
Ông Nhà phân tích kinh tế Prashan Karunaratne diễn tả sự gia tăng số hàng bán cho các loại hàng nội thất gia dụng này trên trang Inside Retail rằng một khi người dân không tiêu tiền ở chuyện du lịch, giải trí, thì họ sẽ tìm một chỗ khác để tiêu như sửa chữa/ tân trang nhà cửa, vườn tược.
Mặc dầu người Úc đang chi nhiều hơn cho thực phẩm và vật dụng sửa chữa nhà cửa nhưng không thể nào bù đắp được những lãnh vực khác.
Chi cho tiền mua vé công công và phương tiện cá nhân phục vụ di chuyển giảm 44% so với cùng một thời điểm năm rồi, bởi vì bây giờ phần lớn mọi người ở nhà hoặc làm việc ở nhà.
Chi cho việc giải trí bao gồm cả du lịch và khách sạn, giảm 37%. Con số giảm này sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Hai lãnh vực thiệt hại nặng nhất là quần áo và vật dụng chăm sóc cá nhân (personal care). Lý do dễ hiểu là thời cấm cửa này không ai quan tâm đến chuyện làm đẹp – giảm từ 58 và 61% theo thứ tự.
Cộng thêm luật giữ khoảng cách càng làm cho người tiêu dùng ngần ngại đến cửa hàng, kể cả các thương hiệu các thương hiệu như Myer, H&M, Zara, Country Road... khách hàng chọn mua chọn mua trực tuyến nhiều hơn.
Những cửa hàng của các đại diêu thị siêu thị như David Jones, Target, Kmart và Big W cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Aird của CBA nói rằng ông không nghĩ tình hình sẽ tốt hơn trong những ngày tháng tới. Ông nói: "Mặc dầu chính phủ chi ra nhiều tiền trợ cấp cho doanh nghiệp và người thất nghiệp để khuyến khích người dân tiêu xài nhưng chúng tôi không nghĩ người dân sẽ xài nhiều hơn trong tương lai".