Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Tầm vóc Nguyễn Gia Kiểng

 

Nguyễn Gia Kiểng sinh tại Thái Bình, di cư cùng gia đình vào Nam từ nhỏ. Ông học giỏi, lấy học bổng du học Pháp, tốt nghiệp kỹ sư rồi về nước, giữ chức Phụ tá Tổng trưởng Kinh tế, chức vụ tương đương với Thứ trưởng.
Năm 1982 đến nay, Nguyễn Gia Kiểng sống lưu vong tại Pháp. Ông được coi là người sáng lập và thủ lĩnh nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên. Ban đầu chủ trương “hòa giải” của nhóm đã gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, các tranh biện của Tập hợp ngày càng được thừa nhận và phổ biến rộng rãi hơn.
Nguyễn Gia Kiểng là một cây bút có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở hải ngoại cũng như trong nước. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là “Tổ quốc ăn năn”. Có lẽ đây là quyển sách làm nên tên tuổi Nguyễn Gia Kiểng.
Nếu chúng ta đốt đuốc đi tìm một người Việt được coi là nhà tư tưởng thì có lẽ chỉ có Nguyễn Gia Kiểng xứng đáng với danh hiệu này. Mọi người đều biết, các “nhà lý luận” Việt Nam đều thuộc loài “nhai lại”, nghĩa là chỉ làm được cái việc ca tụng và minh họa những điều các nhà tư tưởng ngoại bang đã nói.
Với Nguyễn Gia Kiểng thì khác, các tác phẩm của ông đều có tư duy đột phá, sáng tạo với lượng kiến thức và thông tin khổng lồ, làm người đọc sửng sốt và kinh ngạc.
Cách đây hơn một tháng, mình hân hạnh được làm quen với ông Kiểng trên facebook. Mình bảo: cháu đã được gặp và nghe chú nói chuyện một lần tại Bankstown năm 1999. Ông bảo: gọi bằng anh thôi cho thân mật! Thật bất ngờ với cách xã giao gần gũi của một trí thức lớn!
“Tổ quốc ăn năn” là tác phẩm chiếm kỷ lục về số lượng bình luận phản biện. Mình không nhắc lại các lời khen chê ở đây. Với mình, Tổ quốc ăn năn là sách nghị luận chính trị dài tới 600 trang nhưng vẫn có thể đọc hết dễ dàng, thậm chí có thể đọc vài lần vì nó không khô khan, khuôn sáo mà rất hấp dẫn. Bên cạnh những phát kiến về tư duy lý luận, nó cũng không thiếu đi sự lãng mạn:
“Tiếng chim làm cho cuộc đời vui, tâm hồn sạch ra và dịu lại. Cánh chim bay là hình ảnh thôi thúc của tự do, của sự vượt thoát. Chim khiến con người trở thành hiền hòa và cao thượng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét