Nói đến cây tre, người ta có thể hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là sự cứng cáp, ngay thẳng vững vàng. Thứ hai là gió chiều nào theo chiều nấy, lươn lẹo, đòn sóc hai đầu.
Mình không biết cây tre Việt Nam thuộc loại nào nhưng tin rằng tre của người Ấn theo nghĩa nghiêng ngả thứ hai. Khi người Anh rút đi và trao độc lập cho Ấn Độ năm 1947, thế giới bắt đầu đi vào tình trạng lưỡng cực với hai phe do Liên Xô và Mỹ đứng đầu. Thủ tướng Ấn lúc đó là Neru chắc hẳn đã nung nấu một ý tưởng đi giữa hai hàng.
Sau một thời gian vận động, đến năm 1955, Phong trào không liên kết đã chính thức trình làng. Ngoài Ấn Độ, một số thành viên cộm cán có thể kể đến Ai Cập, Nam Tư, Indonesia với các thành viên chính từ các nước Á Phi và Mỹ Latin. Hồ Chí Minh của Việt Nam có thiện cảm với phong trào, ông kết thân với Neru và Sukarto (tổng thống Indonesia) nhưng vì chiến tranh và lệ thuộc vào vũ khí của Liên Xô nên không thể đi quá xa.
Cuối thập niên 1950s, quan hệ Xô Trung rạn nứt nghiêm trọng, Trung Quốc tìm ảnh hưởng ở “thế giới thứ ba”, tức các nước trung dung không theo phe nào. Có lẽ xung đột về lợi ích địa chính trị đó là một nguyên nhân quan trọng đã dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Giống như Việt Nam chao đảo giữa Liên Xô và Trung Quốc, Ấn Độ đã khéo léo đu dây giữa Mỹ và Liên Xô với mục đích kiếm chác vụ lợi. Phải nói đế quốc Liên Xô “sộp” hơn đế quốc Mỹ rất nhiều nên cho dù Ấn Độ “đứng giữa” hai phe vẫn có thể “chén” khá nhiều vũ khí quân dụng từ ông anh cộng sản, trong đó có những loại vũ khí tối tân hơn cả vũ khí Liên Xô cung cấp cho Việt Nam.
Người Việt thường có xu hướng đội người Tàu lên đầu, coi họ như người thầy mà mình là một học trò nhỏ. Theo mình, người Ấn giỏi hơn hẳn người Tầu. Người Ấn có đặc điểm là phân biệt đẳng cấp, với một phần ba dân số mù chữ nhưng đồng thời dân tộc này lại có nhiều tài năng kiệt xuất.
Mình từng sống bên Du bai, nơi 70% dân số là người Ấn. Dần già, người Việt sang bên đó làm việc cũng kha khá. Trong công việc không tránh khỏi va chạm, xích mích giữa các sắc dân. Mỗi khi có chuyện, tụi Ấn có đồng hương làm sếp bênh, người mình rất tội nghiệp, lúc nào cũng chịu lép vế, thiệt thòi, làm công việc gian khó nhất với đồng lương thấp nhất.
Mọi người đều biết một loạt Tổng giám đốc của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Adobe, Máter Card, Novartis, IBM,v.v... đều là người Ấn. Người Ấn làm việc trong các tổ chức quốc tế, lương cao ngất ngưởng cũng đông nhất, hơn cả người Tây, tất nhiên hơn hẳn người Tầu.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, dù bên nào lên thì người Ấn cũng thắng cuộc. Phía Dân chủ, Harris có 50% dòng máu Ấn trong người, trong khi ứng viên phó bên cộng hòa JD Vance có vợ là người Ấn 100%.
Usha Vanve vốn học rất giỏi, trở thành luật sư, thành hôn với JD vào năm 2014 và có với nhau 3 mặt con. Năm 2021 bà có một phát ngôn gớm ghê và cá tính rằng “các trường đại học là kẻ thù”. Mọi người cho rằng Usha có vai trò lớn trong con đường công danh của chồng.
Đây là một điều thú vị có thể sẽ làm cây tre Ấn Độ xích lại gần hơn với Mỹ, góp phần thay đổi thế giới. Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những tin tức rất xấu về phát triển thì Ấn Độ, một quốc gia theo thể chế dân chủ đa đảng, đông dân nhất thế giới lại vẫn đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét