Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

Kỷ nguyên mới của Syria và Trung Đông

 

Vào những ngày cuối năm 2024, một biến cố đã bùng nổ tại Syria kết thức 54 năm cầm quyền của cha con Al-Assad, đồng thời có thể coi là xóa bỏ tàn dư cuối cùng của nước Nga trong vùng Trung Đông.
Trung Đông (Middle East) là một thuật ngữ quốc tế chỉ các nước Tây Á và Bắc Phi, một vùng rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân có vị trí địa lý vào chỗ “khúc giữa” của tam giác Âu- Á-Phi. Trong thời kỳ “hai phe, bốn mâu thuẫn”, đây là khu vực tranh giành ảnh hưởng địa chính trị quyết liệt giữa hai phe Tự do và Cộng sản.
Thực ra nước Nga đã có móc nối với Trung Đông trước chiến tranh lạnh. Khi nhà nước Saudi Arabia được thành lập năm 1932 thì Nga là một trong những nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao. Lúc đó Nga chỉ muốn phá thế cô lập vì sau cách mạng tháng 10 nước này chẳng giống ai và cũng chẳng chơi được với ai; trong khi Saudi còn non trẻ muốn tìm một chỗ đứng và cũng muốn tìm một thế lực để đối trọng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào Anh quốc.
Tuy nhiên thời gian mặn nồng không kéo dài lâu mà quan hệ sớm tan tành mây khói, hai bên rút đại sứ về và đoạn tuyệt. Lý do có nhiều, về sâu xa có thể hiểu do những điều mà tôn giáo và lý luận Mác Lê không dung hòa được với nhau.
Sau năm 1945, với việc hệ thống các nước XHCN ra đời, thế và lực của ba dòng thác cách mạng dâng trào, cuốn đến nhiều nước Trung Đông. Điều ít người để ý rằng Liên Xô là nước nhiệt tình nhất trong việc vận động thành lập nhà nước Do Thái với tính toán rằng nước Israel mới với đa số người từ Liên Xô và Đông Âu hồi hương sẽ là một nước thân cộng. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.
Năm 1952, Nasser làm đảo chính lật đổ vua Fabroud. Vì Ai Cập là nước đông dân nhất Trung Đông, có bề dày lịch sử, văn hóa nên Liên Xô đã tìm cách ve vãn bằng viện trợ khủng, kết quả nước này đã trở thành một nước “cảm tình” với phe XHCN.
Những sự kiện tiếp sau cũng rất thuận lợi đối với Liên xô và XHCN. Ở Iraq 1958, vua Faisal và thái tử bị giết trong cuộc đảo chính quân sự, phe thân XHCN lên cầm quyền. Sau Cách mạng 1962, Algeria trở thành một nước có xu hướng XHCN. Rồi 1967 CHDCND Yemen ra đời, chính thức trở thành một nước XHCN. Năm 1969, Gadaffi lên cầm quyền, đưa Lybia trở thành một tiền đồn chống Mỹ trong khu vực. Sau đó, cách mạng hồi giáo tại Iran 1978 đã biến nước này từ chỗ thân Mỹ trở nên kém thân thiện với phương Tây cho tới nay.
Trong thời gian này có một điều thú vị là việc thành lập Liên bang Ai Cập và Syria vào năm 1958 mặc dù hai nước không có chung biên giới, môt nước “châu Phi” và nước kia “châu Á”, nhưng Syria đã nhanh chóng ly khai vào năm 1961. Có thể Ai Cập muốn bắc chước mô hình Liên bang Xô viết để quy tụ các nước Ả Rập nhưng mộng đã không thành.
Ai đã đọc bộ “Ngàn một đêm lẻ” thì biết đây bộ tiểu thuyết vẽ lên cuộc sống và xã hội phồn thịnh ở các nước Iran, Iraq, Syria, Ai Cập trong khoảng thời gian chủ yếu vào thế kỷ 10-11. Đó là những câu chuyện hết sức ly kỳ, vô cùng diễm tình với những phụ nữ “đẹp tuyệt trần”.
Mình từng sống ở Dubai khá lâu, do công việc đã quen biết khá nhiều giới doanh nhân, bao gồm cả Ấn Độ và Ả Rập. Hai nhóm này “kỵ” nhau và nhiều lần mình nghe các bác Ấn nói rằng bọn Ả Rập không tin được, đặc biệt tụi Syria rất lươn lẹo.
Hằng năm Lễ hội bán hàng ở Dubai kéo dài đến 2 tháng. Khoảng năm 2003, có một nữ doanh nhân người Việt từ Nga sang. Chị kể chuyên bán đồng hồ bên Nga, nguồn hàng nhập từ Trong Quốc. Vào thời gian tranh tối tranh sáng, dân Nga đói hàng nên “ăn" đồng hồ kinh khủng, mỗi “công” hàng chục ngàn chiếc đồng hồ mà hết bay. Nhưng rồi cuộc vui cũng đến lúc tàn, chị bị đọng hàng nên mới mang sang Dubai bán.
Trong hội chợ bán lẻ mỗi ngày bán được khoảng 10 cái thì báo giờ mới hết công. Lúc đó có anh Syria đẹp trai đến, nói sẽ mua sỉ và mua hết. Chị tôi đã nhẹ dạ đưa hết cho nó, sau mới thấy chót dại và nói với mình, nhưng chuyện đã rồi, “thả gà ra đuổi” thì khó lắm. Nhưng qua đây mình mới được kiểm chứng về “người Syria” như tụi Ấn nói.
Việc chế độ Al-Assat sụp đổ là một bước ngoặt. Iran không còn trạm trung chuyển để đưa vũ khí, tài chính, huấn luyện cho các nhóm Hamas và Hezbollah. Mà thiếu hai thùng thuốc nổ sát nách Israel, Iran sẽ bị rơi vào thế lộ hàng cho các mục tiêu quân sự của Do Thái.
Nga còn đau hơn khi mất hai căn cứ quân sự trên đất Syria, trên thực tế đã bị vô hiệu hóa, đánh dấu việc xóa sổ sự hiện diện quân sự tại Trung Đông, đồng nghĩa việc nước này không còn ảnh hưởng gì về quân sự, chính trị trong khu vực sau hơn 70 năm. Giang sơn thu về một mối, Trung Đông cũng như khối dầu lửa của nó sẽ trở thành sân sau của Châu Âu và Mẽo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét