Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

Thời đại Donald Trump có gì lạ?

 

Sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã gây sửng sốt khi tuyên bố muốn sáp nhập Canada thành một tiểu bang, muốn mua đảo khổng lồ Greenland và thu hồi lại kênh đào Panama. Ổng điên hay đây là một tầm nhìn mới?
Hãy thử bình tâm và xem xét thì những điều này không đi chệch cách tiếp cận “make America great again” mà Trump đã theo đuổi từ nhiệm kỳ 1. Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại vẫn là chủ đề chính của tập 2, thậm chí có thể quyết liệt hơn.
Một bài toán bao giờ cũng có nhiều cách giải khác nhau mà vẫn đưa đến đáp số, dù đúng hay sai. Ưu điểm của thể chế dân chủ là có hai phe và luôn có ít nhất hai giải pháp cho cùng một vấn đề. Không thử thì không thể biết và thử nghiệm nào tốt sẽ được giữ lại.
Còn quá sớm để nói về chủ nghĩa Trump, nhưng rõ ràng ông có một tư duy mới khác rất nhiều so với các chính khách đương thời. Thời đại Trump không phải bắt đầu từ ngày 20/1 tới mà đã có từ 8 năm trước.
Nhiều chính sách khác thường của Trump vẫn được giữ, ví dụ như hủy lệnh cấm khoan dầu. Thực tế các giấy phép khoan dầu của chính quyền Biden nhiều đến mức các doanh nghiệp làm không kịp. Rồi việc đánh thuế phụ trội vào hàng Trung Quốc vẫn tiếp tục được duy trì, mặc dù được điều chỉnh ít nhiều.
Chỉ có chính sách di dân có thể coi là bất khả kháng. Vì đại dịch Covid, hầu hết lao động ngoại quốc về nước dẫn đến việc thiếu nhân công nên Bideen đành chấp nhận nhập cư ồ ạt, kể cả bất hợp pháp, và đây là cách duy nhất để cứu nền kinh tế không bị rơi vào khủng hoảng hậu Covid.
Vấn đề gì cũng có hai mặt. Khi Biden đề cao các giá trị tự do dân chủ thì sẽ giúp đoàn kết hữu nghị với các đồng minh ở Châu Âu, nhưng lại tốn tiền cho NATO và chiến tranh Ukrain, vô hình chung làm hai con gấu xích lại gần nhau, gồm gấu trắng Nga và gấu đen Trung Quốc.
Việc Trump nương nhẹ với Nga không phải vì yêu Putin và đây là vấn đề chiến lược nhằm ly gián Nga và Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình và không còn room để phát triển nhưng vẫn là đối thù tiềm năng của Mỹ.
Mới có tin biểu tình bạo loạn ở Trung Quốc nhưng Mỹ không nên đụng vào chuyện này. Đối với Mỹ, Trung Quốc giữ cộng sản mãi mãi là lý tưởng nhất. Khi còn khoác chiếc áo màu máu, Trung cộng dù không bị cô lập thì ít nhất cũng không thể lôi kéo đồng minh ở Châu Âu, Nhật hay Hàn. Cách tốt nhất là triệt hạ về kinh tế và đây là chủ trương của Trump.
Góc nhìn về địa chính trị toàn cầu của Trump rất khác. Hãy để ý các khái niệm “Friendshoring”, AUKUS, Five eyes allians...Liên minh tình báo ngũ nhãn gồm các nước nói tiếng Anh gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand đã có từ trước năm 1945 đã tái xuất vào cuối trào Trump. Thỏa thuận tay ba AUKUS với điểm cốt lõi là xây dựng tàu ngầm hạt nhân ở Úc được ký kết vào năm đầu của nhiệm kỳ Biden theo ý tưởng từ năm trước.
Thuật ngữ Friendshoring được dùng lần đầu thời Trump nhiệm 1 là cách phân chia bạn thù, theo nghĩa nước nào là bạn hữu thì sẽ được ưu tiên bán hàng vào Mỹ, ít thân thiết hơn thì ít ưu ái hơn, còn những nước đối nghịch thì sẽ ngăn cản.
Chính quyền Trump sẽ dựng lên hàng rào thuế (kể cả rào cản phi thương mại) để trừng phạt những nước không tuân theo cây gậy chỉ huy của Mẽo.
Việt Nam tôi đâu?
Dạo này báo chí ít viết về “cây tre”, hay là nó đã bị đốn gốc? Thật ra chủ trương “đứng giữa” đã có từ thời Hồ Chí Minh khi ông kết thân với Neru của Ấn Độ và Sukarno của Indonesia, hai nhân vật sáng lập ra Phong trào không liên kết đung đưa giữa hai phe của chiến tranh lạnh. Nhưng đến thời Lê Duẩn thì cần vũ khí cho chiến tranh mà Việt Nam phải ngả hẳn về phe Liên Xô. Đến khi Liên Xô sập tiệm thì lại trở về với cây tre.
Cuộc khủng hoảng lưu thông hiện nay cho thấy vấn đề tắc đường không phải chỉ là chuyện vi phạm luật giao thông mà có nguyên nhân sâu xa từ mật độ dân cư và quy hoạch xây dựng. Vì sao một khu vực như Minh Khai trước đây toàn nhà 1 tầng thì bây giờ lại mọc lên như nấm những thòa tháp 30 tầng? Chắc là do “lỗi hệ thống” và vì thế không thể giải quyết chỉ bằng một NĐ 168.
Tân TBT Tô Lâm từng nói Việt Nam phải nằm trong dòng chảy phát triển chung của thế giới văn minh tiến bộ. Nếu phải thay đổi gì đó thì chiến dịch tinh giản bộ máy với việc giảm 30% đầu mối và tối thiểu 20% biên chế chẳng phải long trời lở đất đó sao?
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu sang Mỹ và không thể đứng vững nếu chính quyền mới của Trump không tiếp tục ưu đãi. Một làn sóng mới chuyển dịch đầu tư ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu sau khi ông Trump được dự đoán trúng cử và nước ta đã được hưởng lợi từ quý 4/2024.
Ngay cả khi cánh buồm của con thuyền đã dong đúng hướng thì cũng cần có thời gian để chuyển động. Chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét