Kỷ niệm
Cuộc đời mình có may mắn đã từng được đến thăm miền đất thánh Jerusalem vào đầu năm 2009. Lần đầu mình đến Israel thì chỉ đến Tel Aviv và chưa tới Jerusalem Lần sau đặc biệt hơn, còn có cả bà xã và cháu gái đầu lòng Kelly, riêng Sissy còn qua nhỏ để đi chơi với bố mẹ và chị. Ai Cập và Israel có chung biên giới đường bộ, hai thành phố lớn nhất là Cairo và Tel Aviv chỉ cách nhau 50 phút máy bay nhưng lại là hai thế giới hoàn toàn tương phản. Một bên đông đúc với dân số 90 triệu, trong khi tính chung cả người Do Thái lẫn người Ả Rập ở Israel cũng chỉ có 8 triệu. Một nét đối lập nữa là tướng người Ai Cập "phì nhiêu" to lớn bao nhiêu thì người Do Thái thon, nhỏ, gọn gàng bấy nhiêu.
Nếu bạn đi Jerusalem từ Tel Aviv có 70km, chạy quá thêm chút nữa sẽ đến bờ Tây của "biển chết" (Dead sea), thực chất là hồ do dòng sông Jordan từ trên cao nguyên Gorland của Syria đổ về, nơi có bãi tắm "nổi" duy nhất trên thế giới, người không bao giờ chìm, dù không biết bơi. Nước đặc biệt này bị nhiễm quặng của lòng hồ nên có vị mặn như nước biển và có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể con người.
Trong ngày, bạn cũng có thể đủ thời gian để đến với nơi chúa Jesus sinh ra trong một đêm đông lạnh lẽo trong hang đá ở trị trấn Bethlehem, nay cũng là một di tích trong quần thể du lịch của Jerusalem.
Ấn tượng nhất trong chuyến đi là thời gian đi lội bộ ở khu vực thành cổ. Thành cổ có độ tuổi vài ngàn năm, những con đường được xây dựng hoàn toàn bằng đá màu trắng trải dài, ngoằn ngèo, toàn bộ các ngôi nhà cũng bằng đá trắng, kể cả các ô cửa sổ xinh xắn cũng có bộ khung đá trắng toát, tạo cảm giác thanh tịnh và linh thiêng. Bức tường than khóc cũng nằm trong khu vực này, nơi bạn sẽ bắt gặp những con chiên ngoan đạo để râu dài, mũ chỏm cao đứng khóc rưng rức tụng niệm. Bạn có ước nguyện gì thì chỉ việc viết một mảnh giấy và gắn vào bờ tường "than khóc". Bên kia bức tường là một di tích nổi tiếng khác không kém phần hoành tráng: Đền vàng của người Hồi giáo.
Lịch sử
Tương truyền, những người con của đất thánh, dù trai hay gái đều vô cùng thông minh và xinh đẹp. Chúa còn ban cho mảnh đất này tràn đầy sữa và mật ong, biểu tượng của sự phồn vinh thời xưa. Ba tôn giao lớn là Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo được coi là có chung nguồn gốc, đều coi mảnh đất này là "của mình".
Theo kinh thánh, năm 1250 trước Thiên chúa Giáng sinh (BC), các bộ tộc du mục Do Thái bắt đầu định cư tại vùng đất hẹp Canaan bên bờ Địa Trung Hải. Đến năm 961-922 BC, vua Salomon thống nhất các bộ tộc và lập quốc, xây dựng kinh đô và nhiều đền thờ tại Jerusalem. Sau đó, vương quốc lần lượt chịu ảnh hưởng của đế quốc Hy Lạp và đế quốc La Mã và đến năm 70 BC thì làn sóng lưu vong của người Do Thái sang Châu Âu bắt đầu.
Vào thế kỷ 3 sau công nguyên, Thiên chúa giáo phát triển tại châu Âu thì Do Thái giáo bị xem là dị giáo và lại bị xua đuổi, người Do Thái lục tục tìm về miền đất cũ, lúc đó đã được coi là của người Palestin. Vài trăm năm tiếp theo, vùng đất Trung Đông rộng lớn dần dần bị "nhuộm" màu Hồi giáo, rồi các cuộc thế chiến lần I, lần II, cũng là lúc người Do Thái tiếp tục nung nấu ý nguyện phục quốc. Nhờ khả năng tài chính hùng mạnh, người Do Thái đã mua được những mảnh đất lớn để hồi hương và định cư.
Tháng 11/1947, Liên hiệp quốc ra Nghị quyết tách Palestin thành hai quốc gia, thành phố Jerusalem cũng được tách làm đôi cho hai bên Palestin và Do Thái. Ngày 14/5/2948, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập. Ngay lập tức, liên quân các nước Ả Rập đã đồng loạt tấn công, hòng đập nát nhà nước non trẻ, tiếp theo là một vài cuộc chiến khác, nhưng Israel vẫn đứng vững.
Tương truyền, những người con của đất thánh, dù trai hay gái đều vô cùng thông minh và xinh đẹp. Chúa còn ban cho mảnh đất này tràn đầy sữa và mật ong, biểu tượng của sự phồn vinh thời xưa. Ba tôn giao lớn là Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo được coi là có chung nguồn gốc, đều coi mảnh đất này là "của mình".
Theo kinh thánh, năm 1250 trước Thiên chúa Giáng sinh (BC), các bộ tộc du mục Do Thái bắt đầu định cư tại vùng đất hẹp Canaan bên bờ Địa Trung Hải. Đến năm 961-922 BC, vua Salomon thống nhất các bộ tộc và lập quốc, xây dựng kinh đô và nhiều đền thờ tại Jerusalem. Sau đó, vương quốc lần lượt chịu ảnh hưởng của đế quốc Hy Lạp và đế quốc La Mã và đến năm 70 BC thì làn sóng lưu vong của người Do Thái sang Châu Âu bắt đầu.
Vào thế kỷ 3 sau công nguyên, Thiên chúa giáo phát triển tại châu Âu thì Do Thái giáo bị xem là dị giáo và lại bị xua đuổi, người Do Thái lục tục tìm về miền đất cũ, lúc đó đã được coi là của người Palestin. Vài trăm năm tiếp theo, vùng đất Trung Đông rộng lớn dần dần bị "nhuộm" màu Hồi giáo, rồi các cuộc thế chiến lần I, lần II, cũng là lúc người Do Thái tiếp tục nung nấu ý nguyện phục quốc. Nhờ khả năng tài chính hùng mạnh, người Do Thái đã mua được những mảnh đất lớn để hồi hương và định cư.
Tháng 11/1947, Liên hiệp quốc ra Nghị quyết tách Palestin thành hai quốc gia, thành phố Jerusalem cũng được tách làm đôi cho hai bên Palestin và Do Thái. Ngày 14/5/2948, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập. Ngay lập tức, liên quân các nước Ả Rập đã đồng loạt tấn công, hòng đập nát nhà nước non trẻ, tiếp theo là một vài cuộc chiến khác, nhưng Israel vẫn đứng vững.
Biến cố
Mảnh đất này vừa có một biến cố lớn: Tổng thống Trump đã quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Israel. Vậy là một điều cấm kỵ mà các tổng thống Mỹ tiền nhiệm tìm cách né tránh, đã bàng hoàng xảy ra ngay cả đối với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Anh hay Pháp.
Với một sức kiện như vậy đã làm tốn nhiều giấy mực của các nhà bình luận. Mình không tin rằng đây là một quyết định "điên rồ", và lý do đơn giản chỉ là thời thế đã thay đổi.
Quốc gia giàu tài nguyên dầu lửa nhất Saudi đang ráo riết hoạch định lại chiến lược kinh tế sau 85 năm sống phụ thuộc hoàn toàn vào dầu lửa theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa. Trong một diễn biến tương phản, Mỹ đang gia tăng sản lượng shell oil để dần dần tự túc và xuất khẩu về dầu. Như vậy có thể coi Mỹ không cần dầu lửa của Trung Đông như trước nữa, còn Saudi lại khát khao kỹ thuật của Mỹ hơn bao giờ hết. Do đó, có thể phỏng đoán quyết định có lợi cho Israel và bất lợi cho khối Ả Rập về Jerusalem không làm phá vỡ mối quan hệ Mỹ- Saudi cũng như các nước Ả Rập khác.
Trong ngắn hạn, dầu lửa vẫn là nguồn năng lượng quan trọng của châu Âu nên không có gì lạ khi các đồng minh của Mỹ phải phản đổi Mỹ để lấy lòng các nước Ả Rập. Tuy nhiên, sự thiên vị ủng hộ Jerusalem cho một bên cũng không làm mất cân bằng mối tương quan lực lượng giữa quốc gia nhỏ bé Israel trong trùng vây là khối 22 nước Ả Rập Hồi giáo.
Mảnh đất này vừa có một biến cố lớn: Tổng thống Trump đã quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Israel. Vậy là một điều cấm kỵ mà các tổng thống Mỹ tiền nhiệm tìm cách né tránh, đã bàng hoàng xảy ra ngay cả đối với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Anh hay Pháp.
Với một sức kiện như vậy đã làm tốn nhiều giấy mực của các nhà bình luận. Mình không tin rằng đây là một quyết định "điên rồ", và lý do đơn giản chỉ là thời thế đã thay đổi.
Quốc gia giàu tài nguyên dầu lửa nhất Saudi đang ráo riết hoạch định lại chiến lược kinh tế sau 85 năm sống phụ thuộc hoàn toàn vào dầu lửa theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa. Trong một diễn biến tương phản, Mỹ đang gia tăng sản lượng shell oil để dần dần tự túc và xuất khẩu về dầu. Như vậy có thể coi Mỹ không cần dầu lửa của Trung Đông như trước nữa, còn Saudi lại khát khao kỹ thuật của Mỹ hơn bao giờ hết. Do đó, có thể phỏng đoán quyết định có lợi cho Israel và bất lợi cho khối Ả Rập về Jerusalem không làm phá vỡ mối quan hệ Mỹ- Saudi cũng như các nước Ả Rập khác.
Trong ngắn hạn, dầu lửa vẫn là nguồn năng lượng quan trọng của châu Âu nên không có gì lạ khi các đồng minh của Mỹ phải phản đổi Mỹ để lấy lòng các nước Ả Rập. Tuy nhiên, sự thiên vị ủng hộ Jerusalem cho một bên cũng không làm mất cân bằng mối tương quan lực lượng giữa quốc gia nhỏ bé Israel trong trùng vây là khối 22 nước Ả Rập Hồi giáo.