Thuở tuổi teen, mình chỉ đủ tiền mua vé xem bóng đá ở cửa “đít gôn” của sân Hàng Đẫy. Vào sân rồi, vượt qua vài lớp hàng rào, mình ngồi tận khán đài B, oai như cóc. Khán đài B khoái hơn khán đài A vì đó là nơi các cầu thủ đi ra đi vào. Thỉnh thoảng còn nhảy vào cả trong sân. Mình thích nghe lỏm những gì chú Huấn luyện viên nói với các anh cầu thủ vào giờ nghỉ giữa hai hiệp. Chú nói thể này: khi có bóng, cả đội phải bung ra tìm chỗ trống, giống như bông hoa nở; mất bóng thì phải nhanh chóng co cụm lại. Thực ra đây là một giáo lý cơ bản trong chiến thuật bóng đá mà những nhà cầm quân nhắc đi nhắc lại: bung ra và co cụm, phản ánh hai thế trận thiên về tấn công và thiên về phòng ngự.
Nếu nói Wenger và Mourinho là hai HLV giỏi nhất hiện tại thì phải tranh cãi thế nào là “giỏi” nhưng mọi người dễ dàng đồng ý rằng họ nổi tiếng thế giới, nhưng lại có với triết lý bóng đá hoàn toàn trái ngược nhau như nước với lửa: thiên tấn công – nặng phòng ngự; cống hiến và thực dụng; người tằn tiện và ưu tiên cầu thủ trẻ, còn người kia vung tiền mua danh hiệu và chỉ ưa dùng những cầu thủ đã thành danh.
Wenger và Mourinho không hề dấu diếm là họ ghét nhau, nhưng thật ra mối tư thù giữa họ còn có lý do lịch sử.
Trước khi trở thành đối thủ của nhau Wenger và Mourinho còn khá vô danh. Wenger khỏi đầu với đội bóng nhỏ Monaco và suýt đưa đội trở thành vô địch nước Pháp, nếu không có chuyện mua bán tỉ số của đội Marceille. Sau này Marceille bị kỷ luật tước danh hiệu vô địch và đưa xuống hạng nhưng Wenger đã chán nản và bỏ sang Nhật. Mourinho cũng khởi đầu với một đội bóng tí hon Porto ở quê nhà Bồ Đào Nha nhưng đã may mắn hơn đã đưa Porto lên chức vô địch ở cả trong nước lẫn châu Âu.
Wenger đến với Premier League (PL) trước Mourinho 8 mùa bóng, trong 8 mùa đó, Arsenal vô địch 3 lần, 5 lần về nhì, còn Man Utd vô địch 5 mùa. Mỗi mùa bóng là một cuộc đua song mã đầy hào hứng giữa Arsenal và Man Utd. Khi Mourinho về nắm Chelsie năm 2003, Chelsie vô địch luôn hai mùa giải, Man Utd về nhì cả hai mùa, còn Arsenal ”ra dìa”. Đến mùa giải thứ ba, vẫn là cuộc đua big two cho đến trận áp chót, lúc đó Chelsia buộc phải thắng Arsenal để nuôi hy vọng, còn hòa hoặc thua thì chức vô địch thuộc về Man Utd. Arsenal của Arsene không còn hy vọng gì nhưng đã chơi hết sức quyết liệt, trận đấu hòa 1-1, là một lý do gián tiếp để Chelsie sa sút và Mourinho bị sa thải vào mùa giải tiếp theo.
Mùa giải năm nay là lần thứ ba Mourinho quay lại với PL với đội Man Utd. Nhưng thời thế đã khác, cả hai đội Man Utd và Arsenal đều thi đấu không thành công, hiện đang ở vị trí 5 và 6, và đang loay hoay làm sao lọt vào top 4. Có một điều trớ trêu là, PL là giải đấu hấp hẫn nhất hành tinh, còn vượt hơn Champion League (CL) về tiền thưởng và số lượng khán giả, nhưng các đội bóng đại gia lại coi top 4, vị trí được tham dự CL như một “ranh giới đỏ” của thành công và thất bại. Các ông bầu của Man Utd như Moyes và Van Gal vì không có top 4 mà mất ghế; trong khi dù bị chán ghét tham quyền cố vị nhưng Wenger đã trụ vững ở Arsenal.
Trong 6 đại gia, thực tế Chelsie đã chắc một suất, còn lại 5 ông còn lại gồm Man city, Tottenham, Liverpool, Man Utd và Arsenal, phải tranh 3 suất còn lại trong giai đoạn nước rút của giải. Như vậy xác xuất top 4 của 5 đại gia sẽ là 0.6, xác xuất để cả hai Wenger và Mourinho cùng đạt top 4 để giữ ghế là 0.6 x 0.6 =0.36, tức 36%. Mặc dù điểm số chênh lệch không nhiều nhưng phải thấy cơ hội của Man Utd và Arsenal nhỏ hơn so với các đối thủ, do đó cơ hội để Wenger và Mourinho tiếp tục là “kẻ thù” của nhau trong mùa giải tới còn nhỏ hơn 36% và hết sức mong manh.
Trận đấu gần áp chót vào 7/5 giữa Arsenal và Man Utd sẽ là trận đấu một mất một còn, trận đấu cuối cùng của hai HLV hàng đầu, trong đó có lẽ chỉ còn lại một đội lách qua he cửa hẹp một mất một còn. Cuộc chia tay sau 21 năm của Wenger sẽ đẫm nước mắt. Còn nếu một người kiêu ngạo như Mourinho mà bị trảm chỉ sau một năm thì còn đau hơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét