Tháng 9/2019, một cuộc Hội thảo mang tên “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” đã mang đến những “kết luận” gây nên xôn xao dư luận, đó là “Nhà nước Văn Lang”, nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời vào khoảng 700 năm trước công nguyên, để nói Lịch sử Việt Nam chỉ có 2700 năm thôi!.
Hội thảo này dựa trên thành quả của chương trình nghiên cứu khoa học quốc gia và hội thảo quốc gia “Hùng Vương dựng nước” cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX; theo sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định, những nghiên cứu khoa học mới trên nhiều lĩnh vực liên quan cho thấy Nhà nước Văn Lang chỉ cách đây 2700, chứ không phải 4000 năm hay lâu hơn nữa. Đây là kết quả của những nghiên cứu công phu, được đông đảo các nhà khoa học trong nước công nhận và nó hoàn toàn phù hợp với tiến trình lịch sử của dân tộc.
Truyền thuyết cho rằng có 18 đời Vua Hùng, kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Như vậy, Nhà nước Văn Lang tồn tại khoảng 450 năm, mỗi Vua ở ngôi trung bình 25 năm thì cũng tương đối hợp lý.
Tuy nhiên những lý giải về cội nguồn dân tộc Việt ngày nay thì lại khác. Theo đó, cội nguồn của chúng ta chính là từ...Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay, tức phần trên và phần dưới của Động Đình hồ, với vị Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương vào khoảng năm 2879 TCN, như vậy lịch sử Việt Nam đến nay đã gần 5000 năm.
Kinh Dương vương lấy con gái Động Đình quân mà sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ để ra trăm trứng. Tất nhiên những câu chuyện như thế này không thể có được bằng chứng. Nhưng tại khu vực quanh Động Đình hồ vào khoảng 700 đến 1000 năm trước công nguyên thì ra đời nước Sở, một nước hùng mạnh trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Vua Sở cũng họ Hùng, khoảng năm 700 TCN, Hùng Thông (740-689 TCN) xưng vương, tức Sở Vũ vương và tỏ ý độc lập với nhà Chu, với vùng ảnh hưởng chỉ xung quanh Hoàng Hà. Tiếng nói của người Sở, tức Hồ Bắc và Hồ Nam (quê Mao Trạch Đông) gọi là tiếng “Hồ Quảng”.
Giả thiết cho rằng nước Sở này chính là nước Việt, hay “Sở Việt” có lẽ không phải, bởi vì địa bàn của nước Văn Lang được coi là ở vào miền Bắc Việt Nam ngày nay. Có thể một tôn thất họ Hùng của Vua Sở đã ly khai để lập ra Nhà nước Văn Lang, như chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp?
Về Động Đình hồ, hồ hùng vĩ nhất Trung Hoa, sơn thủy hữu tình, một cảnh đẹp thiên nhiên đã trở thành đề tài bất tận của thơ ca, họa đồ. Đây được coi là mảnh đất thiêng của tất cả người Việt (Bách Việt) mà sau này trở thành người Hoa Nam. Đáng để nói rằng, người Hoa Nam đông hơn người Hoa Bắc và những người Hoa ở hải ngoại cũng hầu hết có nguồn gốc Hoa Nam.
Các lý thuyết gia lỗi lạc có tầm ảnh hưởng lớn sinh vào thời Chiến Quốc như Khổng Khâu và Vệ Ưởng đều là người thuộc Hoa Nam.
Có thể coi Khổng Khâu đã đặt nền mong cho một loạt quan niệm dẫn đến chế độ phong kiến tập quyền. Trước đó, quan hệ vua tôi khá gần gũi và thân mật, như một điển tích đã nhắc đến trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
Theo đó, sau khi thắng quân Tống, Sở Trang vương khao quân. Vua có một chai rượu quý, nhưng quân sĩ thì đông, nên Trang vương đổ chai rượu xuống sông, rồi sai tướng sĩ dùng bát (chứ không dùng ly như bây giờ) múc uống để “hòa nước sông, chén rượu ngọt ngào”.
Với Khổng tử, xã hội chia làm ba giai tầng rõ rệt là Vua – Quan – Dân. Đến Vệ Ưởng, đã cụ thể hóa những tư tưởng này bằng pháp luật hết sức hà khắc, tập trung mọi tài sản, đất đai vào tay vua; các quan lại và lãnh chúa không được quyền “tập tước”, tức con được thừa kế ngôi vị của cha như trước. Nhưng bản thân Vệ Ưởng, sau gọi là Thương Ưởng lại lãnh hậu quả tàn nhẫn (bị giết) vào lúc những cải cách thể chế của ông chưa thành hiện thực.
Nếu đối chiếu về thời gian, Nhà nước Văn Lang ra đời khi chưa có chế độ tập quyền để tập trung quyền lực vào tay Vua. Xã hội Văn Lang còn được tổ chức khá lỏng lẻo, không có nhiều đặc quyền đặc lợi cho Vua quan. Câu chuyện bánh chưng, bánh dày kể về hoàng tử Lang Liêu đã tự tay làm bánh để dâng cha.
Nhưng sang thời An Dương Vương, thế kỷ 3 TCN, tổ chức xã hội đã quy củ hơn, giúp ông đánh thắng được Triệu Đà, cho đến khi mất “Nỏ thần”.
Trở lại vấn đề Lịch sử Việt Nam kéo dài bao lâu? Điều này phụ thuộc coi đâu là cột mốc, tính từ lúc có “nhà nước”, hay tính từ cội nguồn của dân tộc.
Người Cuốc (Kurk) hay người Di gan (Rom) có lịch sử hàng ngàn năm, dân số hàng chục triệu người với một nền văn hóa khá phát triển, có ngôn ngữ chữ viết riêng nhưng chưa bao giờ có được một nhà nước độc lập. Ngay cả người Do Thái mới được Liên hợp quốc lập cho họ một quốc gia từ năm 1948.
Người thổ dân Úc với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ngôn ngữ, sống du cư và cũng chưa bao giờ có một nhà nước, nhưng không thể nói họ không có lịch sử.
Cứ cho là Nhà nước Văn Lang ra đời mới 2700 năm nhưng cội nguồn dân tộc Việt lâu hơn thế nhiều. Người Trung Quốc hay Ai Cập được cho là có lịch sử 5000 năm thì người Việt cũng tương đương như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét