Đang mùa World cup mà chém gió tào lao thế này thì có vẻ...lạc đề quá? Nhưng cũng để thay đổi không khí chút.
Mọi người hay nói đến dân trí cao với dân trí thấp mà mình không hiểu chúng là cái gì. Thôi thử kể hai câu chuyện.
- Cái của tao mà tao còn không cần biết nó to hay bé thì mày quan tâm làm gì?
Mình coi đó là “dân trí thấp”. Khi gặp ai đó thì người ta chức lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tiền, nhiều hay ít bằng...chẳng liên quan gì đến ta. Họ lắm tiền chắc gì họ đã cho, hoặc mình cũng chẳng thèm xin.
Điều quan trọng là người đó tốt hay xấu, về đạo đức và tài năng thế nào để tránh xa hay kết bạn. Tuy nhiên để kết bạn hay không lại là vấn đề “phù hợp” về quan niệm và sở thích. Nếu khác nhau quá thì làm sao có thể nói chuyện hay hợp tác gì đó với nhau?
Hôm rồi, mình đi shoping với Sissy. Khi vào quầy sữa tươi, thấy mình cứ nhìn dòng chữ expire, Si bảo nên mua loại sắp hết hạn vì nếu không ai mua thì sẽ phải vứt cả chai sữa đi, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Mình cảm phục suy nghĩ của con gái, thế hệ trẻ luôn nghĩ đến môi trường và đó là tương lai của chúng nó. Mấy năm trước khi làm volunteer ở canteen trường các cháu, ông quản lý nói với mình rằng một số thầy cô giáo khi mua nước cứ chọn loại date dài làm ông phải vứt đi rất nhiều chai quá hạn. Và ông bị phàn nàn vì đã quản lý thế nào mà canteen bị lỗ. Tội nghiệp ông lão, lúc đó đã 72 tuổi.
Phan Chu Trinh đã từng phát động phong trào nâng cao dân trí cho dân Việt và chắc là nội dung dân trí mỗi thời đại một khác. Nhiều người nghĩ dân trí cao nghĩa là kiến thức cao, nhưng mình nghĩ cách ứng xử quan trọng hơn. Thực ra để nghĩ cho người khác, thông cảm với người khác thì không chỉ là vấn đề kiến thức thông thường mà là cả một tư duy đột phá.
Đó chính là khả năng suy nghĩ độc lập, có sáng kiến và tầm nhìn.
Trên mạng facebook đã có tranh luận về việc có nên cho con đến trường hay học ở nhà. Cách đây 100 năm ở Việt Nam hay vài trăm năm ở Âu Mỹ hầu hết trẻ em không đến trường nhưng hồi đó vẫn có rất nhiều tài năng kiệt xuất.
Mình cho rằng đa phần các kiến thức dạy ở trường là lỗi thời, lạc hậu và vô ích, nhào nặn vo tròn vót trơn ra những sản phẩm “tròn như bi” khuôn mẫu và lệch lạc. Tuy nhiên đó là thực tế phải chấp nhận vì chưa có giải pháp khác.
Nếu không đến trường, cha mẹ phải ở nhà, không đi làm được thì tiền đâu để nuôi con. Hơn nữa trẻ con cần được giao tiếp với nhau nữa.
Không biết sự quan ngại của mình có cần thiết hay không vì nhìn chung mặt bằng xã hội đã quá thừa thãi bằng cấp, nhưng dường như con người vẫn dùng kiến thức được học để lừa gạt, triệt hạ nhau thay vì để nâng tầm nhận thức và yêu thương nhau nhiều hơn.
Cách ứng xử trong World cup bóng đá, khi thắng khi thua cũng là một cách thể hiện dân trí?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét