Vụ tấn công khủng bố tại Moscow làm ít nhất 133 người chết, hàng trăm người khác bị thương là một tấn thảm kịch mới nhất trên thế giới. Sơ khởi, nhóm IS miền đông có đại bản doanh tại Afghanistan đã nhận trách nhiệm, cho biết các chiến binh đã về nơi “an toàn”. Tuy nhiên phía Nga đã bắt được 4 nghi phạm trực tiếp nổ súng và cho rằng các nghi phạm của vụ tấn công có ý định chạy trốn sang Ukraine.
Câu hỏi đặt ra tại sao IS lại tấn công Nga? IS coi tất cả kẻ ngoại đạo đều là kẻ thù, vì thế Nga cũng là một trong số các kẻ thù của IS. Có thể IS tấn công vào “mắt xích yếu nhất” (theo cách nói của Lenin). Nga là cường quốc, Putin là nhà lãnh đạo luôn tỏ ra mạnh mẽ và cứng rắn, không lẽ lại là mắt xích như vậy?
IS không thể tấn công Mỹ khi tình báo nước này đã biết trước. Ngày 8/3, Đại sứ quán Mỹ tại Moscow ra thông báo về cuộc tấn công khủng bố, yêu cầu tránh xa chỗ đông người. Có thể Nga đã phớt lờ lời cảnh báo, hoặc đã chú trọng nhưng không làm được gì hơn.
Tổng thống Ukraine Zelenski cho rằng việc Nga chiêu mộ lính đánh thuê nước ngoài đã cho phép các phần tử khủng bố trà trộn vào lãnh thổ. Ông nói thêm, Nga muốn đánh Ukraine bằng mọi giá thì đây là một cái giá phải trả.
Khi phát động cuộc chiến vào Ukraine, không rõ lãnh đạo Nga đã tính đến việc đổ máu ngày trên lãnh thổ Nga chưa, nhưng nay đã là thực tế ngay tại thủ đô Moscow, cùng với bán đảo Crimea, một ví trí quan trọng về quân sự và hải quân trong khu vực.
Cách không xa Nga và Ukraine, bạo lực vẫn tiếp diễn tại Dải Gaza và Biển Đỏ. Chiến thuật vừa đánh, vừa đàm cho việc thả con tin đã làm chiến tranh tại Gaza kéo dài. Phía Mỹ không muốn mất thêm nhiều sinh mạng nên đã gây sức ép với chính quyền Do Thái để không leo thang bạo lực, nhưng chính vì điều này vấn đề Hamas không thể giải quyết dứt điểm.
Trong khi đó nhóm Houthi từ Yemen với sứ mệnh chia lửa với Hamas, đã liên tục tấn công vào tàu bè đi qua Hồng Hải, gây mất an ninh hàng hải và tăng chi phí vận tải biển. Một số thủy thủ đã mất mạng sau các vụ tấn công, trong đó có thủy thủ người Việt.
Yemen là đất nước đang rơi vào tình trạng nội chiến từ hơn 10 năm nay với hàng chục nhóm vũ trang cát cứ chiếm giữ các vùng lãnh thổ. Đất nước cực nam bán đảo Ả Rập cũng phức tạp về tôn giáo với hai nhánh chính của hồi giáo là Sunni và Shia chia theo tỉ lệ lục tứ gần như ngang nhau. Nhóm Houthi thuộc Shia, được Iran hậu thuẫn nên khá mạnh.
Hai điểm nóng nữa đến từ vùng biển nổi tiếng với câu chuyện cổ “Những tên cướp biển Caribbe”, đó là Haiti và Cuba. Hai địa danh này chỉ cách nhau trăm cây số trên biển nhưng khá trái ngược nhau, một bên có chính quyền mạnh và bên kia là tình trạng vô chính phủ, vẫn có mẫu số chung là bạo loạn và bạo lực.
Do khủng hoảng năng lượng và lương thực, hàng triệu người dân Cuba đã xuống đường biểu tình. Họ đã có một số đụng độ với cảnh sát nhưng không rõ những thông tin về số người chết và bị thương. Với một quốc gia chỉ có chục triệu dân thì “hàng triệu” này tương được với “chục triệu” bên Việt Nam.
Sau vụ ám sát tổng thống Moise vào năm 2021, Haiti đã rơi vào tình trạng vô chính phủ khi chính quyền của quyền tổng thống Henry không thể kiểm soát được đất nước cựu thuộc địa Pháp bởi 200 băng đảng xã hội đen đang xâu xé nhau. Vừa qua, khi ông Henry công du Kenya với mục đích mượn quân đội nước này dẹp loạn thì Liên minh các băng đảng lớn đã ra tối hậu thư yêu cầu Henry từ chức.
Các thủ lãnh băng đảng muốn hợp thức hóa tổ chức xã hội đen đồng thời cá nhân họ được ân xá cho các tội ác trong quá khứ. Có vẻ một yêu sách như thế sẽ không được chấp nhận. Tin cho hay mặc dù quyền tổng thống Henry chấp nhận từ chức nhưng thỏa thuận với Kenya sẽ vẫn có hiệu lực để thực thi trong thời gian tới.
Đáng buồn là, đến lúc này, tất cả các điểm nóng kể trên chưa cho thấy những tín hiệu nguội mát trong tương lai gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét