Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
ĐỘI BÓNG THỨ NĂM
(bài toán xác suất thú vị)
England chỉ là một trong bốn tiểu bang của UK nhưng lại là một thành viên của FIFA cũng như Liên đoàn bóng đá châu Âu. Do thành tích, Giải ngoại hạng Anh có 4 suất dự CL, số lượng tối đa cho một thành viên. Hơn nữa, cũng theo quy định, đội bóng vô địch CL hoặc EL mà không nằm trong top 4 thì vẫn được tham dự CL. Bởi vậy, Bóng đá Anh cũng là đơn vị duy nhất đã hai lần có năm suất dự CL, do chiếc cup của Liverpool năm 2005 và Man Utd năm 2017.
Mùa giải năm nay, lần đầu tiên có đến 4 đội bóng Anh lọt vào hai cup châu Âu. Ở CL, Liverpool và Tottenham có vẻ hơi đuối hơn so với Barcelona và Ajax nhưng ở EL thì Arsenal và Chelsea lại ưu thế hơn hẳn so với hai đối phương vô danh. Đánh đổ đồng, xác xuất mỗi đội bóng Anh vô địch cup sẽ là 25%, tức 0.25.
Để có thêm đội thứ năm thì đội Anh vô địch phải không được vào top 4 giải Anh. Tình hình hiện nay, với 4 vòng đấu cuối thua hết thì Liverpool và Man city vẫn đủ điểm để chiếm suất CL. Trong khi đó đội thứ 7 là Volver dù thắng hết và big 6 thua hết thì Volver cũng không thể lọt vào top 4. Như vậy, 4 đội Tot, Ars, Che và Mun sẽ tranh 2 suất. Hiện nay, Mun ít điểm nhất nhưng lại không phải chia sức đấu cup châu Au nên cơ hội của các đội này lọt top 4 tạm coi là ngang nhau, tức 2 chọi 4 là xác suất 0.5.
Vì đã chắc chắn vào top 4, Liv sẽ không thể là đội thứ năm.
Xác xuất của Tot trở thành đội thứ năm là 0.5 * 0.25 = 0.125.
Trong khi, xác xuất mỗi đội Ars hoặc Che chiếm suất 5 là cũng đều là 0.5 * 0.25 = 0.125. Nhưng vì hai đội này ở cùng giải đấu EL nên tổng xác xuất của một trong hai đội bóng này sẽ là:
0.125 + 0.125 – (0.125*0.125) = 0.234375
Tổng cả ba đội Tot, Ars, Che mang lại cơ hội chiếm suất thứ 5 là: 0.125 + 0.234375 = 0.359375.
Làm tròn số là 36%, một tỉ lệ khá cao.
Trong trường hợp hai đội bóng Anh đều vô địch và đều không lọt được top 4 thì đội thứ tư của Giải ngoại hạng Anh sẽ mất suất vì mỗi thành viên Liên đoàn không có quá 5 suất. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến việc bóng đá Anh vẫn có 5 đội.
Hiện nay, Man city đang bị điều tra về chuyện vi phạm quy định tài chính, nếu bị kết tội thì sẽ mất quyền dự CL. Như vậy đội thứ năm của Giải sẽ được đôn lên, đội thứ sáu mà đoạt một trong 2 cup chấu Âu thì vẫn được dự cup, nghĩa là nước Anh vẫn có 5 đội.
Trong bối cảnh Brexit sắp được thi hành, sẽ làm giảm thiểu các cầu thủ ngoại thì đấu cho các đội bóng Anh, dẫn đến các đội bóng Anh suy yếu đi. Vì vậy có thể coi mùa bóng năm nay nếu không phải là cơ hội cuối cùng thì cũng là dịp may hiếm có để có 5 đội bóng Anh tham dự CL châu Âu.
Thế sự: HAI CỤ TÔNG TÔNG
Algieria và Sudan là hai nước láng giềng Bắc Phi, tuy không núi liền núi sông liền sông nhưng vẫn chung nhau đại sa mạc Sahara. Trước đây, Sudan là nước lớn nhất châu Phi cho đến khi Nam Sudan tách ra vào năm 2011 thì diện tích trở thành nhỏ hơn Algieria nên đã xuống thứ nhì châu lục. Về dân số thì đứng thứ hai và ba trong thế giới Ả Rập, sau Ai Cập.
Vào ngày 2/4, bác Bouteflika, 82 tuổi bị tiếm ngôi trong khi đang điều trị bệnh chảy máu não ở nước ngoài, sau đó 9 ngày, chú Bashir, 75 tuổi rơi vào cùng cảnh ngộ, bị tiếm quyền và bắt giam. Nhân đây xin điểm lại tiểu sử tóm tắt của hai vị lãnh tụ của hai nước anh em từng được coi là kiệt xuất này.
So với chú Bashir làm tổng thống trong 30 năm thì bác Bouteflika hơi thiệt thòi, chỉ ở ngôi có 20 năm chẵn, nhưng thật ra Bouteflika đi làm “cách mạng” rất sớm. Ngay sau khi được Pháp trao trả độc lập vào năm 1962 thì Bouteflika đã tham gia chính phủ, giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao khi mới 25 tuổi. Một năm sau đó, anh giữ chức vụ quan trọng hơn là Bộ trưởng ngoại giao. Tài năng có thừa và giàu tham vọng, anh tham gia vào một số cuộc đảo chính nhưng vẫn chưa đạt được chí khí của mình, có lúc phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến năm 1999, điều phải đến đã đến, Bouteflika đã chính thức lên ngôi cao, nhưng lúc này cuộc sống của người dân Algierria đã không còn sung túc như thời “thực dân đế quốc” vì dân số tăng cao và nguồn tài nguyên dầu lửa không còn dồi dào.
Bashir ra nhập quân đội năm 1960 khi mới 16 tuổi khi nhà nước Sudan non trẻ mới được Ai Cập xóa bỏ tư cách bảo hộ. Anh đã được sang Ai Cập học về quân sự và tham gia cuộc chiến của các nước Ả Rập với Israel. Bashir có thời gian làm Tùy viên quân sự của Sudan tại UAE. Năm 1989, trong bối cảnh Sudan đang chìm trong cuộc nội chiến bởi các nhóm phiến loạn, Bashir lãnh đạo đảo chính quân sự thành công, nhưng rồi Sudan vẫn không giải quyết được tình trạng chiến tranh, thậm chí còn bị chia cắt bởi phong trào ly khai ở Nam Sudan.
Bão táp “Mùa xuân Ả Rập” vào năm 2011 đã quật đổ các chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Lybia. Để làm xoa dịu làn sóng biểu tình, cả hai Bouteflika và Bashir đều đã từng hứa hẹn từ chức nhưng rồi lại nhanh chóng nuốt lời.
Giọt nước tràn ly, mặc dù đã già yếu, Bouteflika công cố kế hoạch tranh cử nhiệm kỳ thứ sau tiếp theo đã làm dân chúng giận dữ đổ ra đường. Bouteflika đành phải tuyên bố thôi, chỉ làm hết nhiệm kỳ kết thúc vào 28/4 tới, nhưng người ta không còn tin ông nữa. Quân đội nước này đã buộc phải ra tay, tuyên bố phế truất Bouteflika.
Những gì diễn ra ở Algierria đã dẫn đến phản ứng giây chuyền ở nước láng giềng Sudan, nơi quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu, và theo tin tức mới nhất, Bashir đã được đưa vào nhà tù, chứ không còn quản thúc tại gia nữa.
Bouteflika và Bashir đều từng là những nhà lãnh đạo được đánh giá cao, nhưng cả hai ông đều không thể vượt qua được thói đời “phàm tục” để tự nguyện rời bỏ ánh “hào quang sân khấu chính trị”. Khách quan mà nói, họ đều có những giai đoạn làm việc miệt mài, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển đất nước Algieria cũng như Sudan.
Nhìn rộng ra, các nước châu Phi ngày càng có sự tụt hậu, lâm vào nghèo nàn, lạc hậu so với phần còn, một phần bởi vấn nạn tham quyền cố vị của các nhà lãnh đạo lục địa đen. Thật hài hước khi ông già 93 tuổi như Mugabe của Zimbabwe, ở ngôi gần 40 năm mà chưa chán, khăng khăng đòi tiếp tục “cống hiến” để người ta phải cưỡng bức mới chịu. Một cá nhân, dù tài giỏi đến đâu mà ngự trị quá lâu trên đỉnh cao quyền lực cũng không thể tránh được sự tự mãn, tha hóa và sai lầm.
Mandela là Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới, không còn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Với công lao và uy tín, ông có thể giữ ghế trọn đời, nhưng Mandela đã cương quyết chỉ làm một nhiệm kỳ, khi sức khỏe vẫn còn tốt vào năm 1999, đã nghỉ hưu để sau đó sống thêm được 14 năm nữa mới qua đời. Các tổng thống tiếp theo đã giữ cho Nam Phi tiếp tục là nước có nền kinh tế hùng mạnh, thành viên duy nhất của châu Phi trong nhóm cường quốc G20.
Xa hơn, Washington, Tổng thống đầu tiên của Mỹ cũng từ bỏ chức vụ ở tuổi 64, tạo ra một tấm gương và tiền lệ, sau được Luật hóa là tối đa hai nhiệm kỳ cho mỗi tổng thống. Chỉ với tám năm, các đời tổng thống Mỹ đã mang những tinh hoa trí tuệ của mình để xây dựng nước Mỹ trở thành siêu cường như ngày nay.
Quả là một hậu vận đáng tiếc cho cả Bouteflika lẫn Bashir, chỉ vì không tìm được điểm dừng mà hai vị đã ra nông nỗi này.
Algieria và Sudan là hai nước láng giềng Bắc Phi, tuy không núi liền núi sông liền sông nhưng vẫn chung nhau đại sa mạc Sahara. Trước đây, Sudan là nước lớn nhất châu Phi cho đến khi Nam Sudan tách ra vào năm 2011 thì diện tích trở thành nhỏ hơn Algieria nên đã xuống thứ nhì châu lục. Về dân số thì đứng thứ hai và ba trong thế giới Ả Rập, sau Ai Cập.
Vào ngày 2/4, bác Bouteflika, 82 tuổi bị tiếm ngôi trong khi đang điều trị bệnh chảy máu não ở nước ngoài, sau đó 9 ngày, chú Bashir, 75 tuổi rơi vào cùng cảnh ngộ, bị tiếm quyền và bắt giam. Nhân đây xin điểm lại tiểu sử tóm tắt của hai vị lãnh tụ của hai nước anh em từng được coi là kiệt xuất này.
So với chú Bashir làm tổng thống trong 30 năm thì bác Bouteflika hơi thiệt thòi, chỉ ở ngôi có 20 năm chẵn, nhưng thật ra Bouteflika đi làm “cách mạng” rất sớm. Ngay sau khi được Pháp trao trả độc lập vào năm 1962 thì Bouteflika đã tham gia chính phủ, giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao khi mới 25 tuổi. Một năm sau đó, anh giữ chức vụ quan trọng hơn là Bộ trưởng ngoại giao. Tài năng có thừa và giàu tham vọng, anh tham gia vào một số cuộc đảo chính nhưng vẫn chưa đạt được chí khí của mình, có lúc phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến năm 1999, điều phải đến đã đến, Bouteflika đã chính thức lên ngôi cao, nhưng lúc này cuộc sống của người dân Algierria đã không còn sung túc như thời “thực dân đế quốc” vì dân số tăng cao và nguồn tài nguyên dầu lửa không còn dồi dào.
Bashir ra nhập quân đội năm 1960 khi mới 16 tuổi khi nhà nước Sudan non trẻ mới được Ai Cập xóa bỏ tư cách bảo hộ. Anh đã được sang Ai Cập học về quân sự và tham gia cuộc chiến của các nước Ả Rập với Israel. Bashir có thời gian làm Tùy viên quân sự của Sudan tại UAE. Năm 1989, trong bối cảnh Sudan đang chìm trong cuộc nội chiến bởi các nhóm phiến loạn, Bashir lãnh đạo đảo chính quân sự thành công, nhưng rồi Sudan vẫn không giải quyết được tình trạng chiến tranh, thậm chí còn bị chia cắt bởi phong trào ly khai ở Nam Sudan.
Bão táp “Mùa xuân Ả Rập” vào năm 2011 đã quật đổ các chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Lybia. Để làm xoa dịu làn sóng biểu tình, cả hai Bouteflika và Bashir đều đã từng hứa hẹn từ chức nhưng rồi lại nhanh chóng nuốt lời.
Giọt nước tràn ly, mặc dù đã già yếu, Bouteflika công cố kế hoạch tranh cử nhiệm kỳ thứ sau tiếp theo đã làm dân chúng giận dữ đổ ra đường. Bouteflika đành phải tuyên bố thôi, chỉ làm hết nhiệm kỳ kết thúc vào 28/4 tới, nhưng người ta không còn tin ông nữa. Quân đội nước này đã buộc phải ra tay, tuyên bố phế truất Bouteflika.
Những gì diễn ra ở Algierria đã dẫn đến phản ứng giây chuyền ở nước láng giềng Sudan, nơi quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu, và theo tin tức mới nhất, Bashir đã được đưa vào nhà tù, chứ không còn quản thúc tại gia nữa.
Bouteflika và Bashir đều từng là những nhà lãnh đạo được đánh giá cao, nhưng cả hai ông đều không thể vượt qua được thói đời “phàm tục” để tự nguyện rời bỏ ánh “hào quang sân khấu chính trị”. Khách quan mà nói, họ đều có những giai đoạn làm việc miệt mài, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển đất nước Algieria cũng như Sudan.
Nhìn rộng ra, các nước châu Phi ngày càng có sự tụt hậu, lâm vào nghèo nàn, lạc hậu so với phần còn, một phần bởi vấn nạn tham quyền cố vị của các nhà lãnh đạo lục địa đen. Thật hài hước khi ông già 93 tuổi như Mugabe của Zimbabwe, ở ngôi gần 40 năm mà chưa chán, khăng khăng đòi tiếp tục “cống hiến” để người ta phải cưỡng bức mới chịu. Một cá nhân, dù tài giỏi đến đâu mà ngự trị quá lâu trên đỉnh cao quyền lực cũng không thể tránh được sự tự mãn, tha hóa và sai lầm.
Mandela là Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới, không còn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Với công lao và uy tín, ông có thể giữ ghế trọn đời, nhưng Mandela đã cương quyết chỉ làm một nhiệm kỳ, khi sức khỏe vẫn còn tốt vào năm 1999, đã nghỉ hưu để sau đó sống thêm được 14 năm nữa mới qua đời. Các tổng thống tiếp theo đã giữ cho Nam Phi tiếp tục là nước có nền kinh tế hùng mạnh, thành viên duy nhất của châu Phi trong nhóm cường quốc G20.
Xa hơn, Washington, Tổng thống đầu tiên của Mỹ cũng từ bỏ chức vụ ở tuổi 64, tạo ra một tấm gương và tiền lệ, sau được Luật hóa là tối đa hai nhiệm kỳ cho mỗi tổng thống. Chỉ với tám năm, các đời tổng thống Mỹ đã mang những tinh hoa trí tuệ của mình để xây dựng nước Mỹ trở thành siêu cường như ngày nay.
Quả là một hậu vận đáng tiếc cho cả Bouteflika lẫn Bashir, chỉ vì không tìm được điểm dừng mà hai vị đã ra nông nỗi này.
NHỮNG NGƯỜI ANH EM HỒI GIÁO
Vào giữa tháng, vụ thảm sát ở nhà thờ Hồi giáo, thuộc thành phố Christchurch, trên đất nước chị em New Zealand, lấy đi 50 mạng sống đã làm tất cả bàng hoàng, sửng sốt.
Là người có nhiều kỷ niệm với người Hồi giáo, cảm giác của mình là vừa thương vừa giận và thực sự đau xót. Mình sống ở xứ Hồi giáo xấp xỉ mười năm (tháng 2/2001 đến tháng 1/2011) và đã đi lại trên 10 nước trong khu vực. Thành phố Dubai là mảnh đất chôn nhau cắt rốn của hai cháu nhà mình.
Chưa hết, bởi đó vẫn chưa phải là quá khứ. Căn hộ hiện nay của gia đình mình cũng nằm tại Lakemba, thủ phủ lâu đời dân Úc gốc Hồi giáo, có Nhà thờ lớn nổi tiếng nằm trên phố Wengee. Với một hành trang hàng chục năm như thế, mình tự coi là một người có sự cảm thông gần gũi với các anh em râu rậm mắt sâu.
Trong số một tỉ rưỡi của con số tín đồ đông nhất trong các tôn giáo được trải rộng ở trên 50 quốc gia, người Hồi mang nhiều bộ mặt, sắc thái khác nhau. Họ có thể là những kẻ tử vì đạo để được lên Thiên đường với Thánh Allah.
Đến giờ, mình vẫn không thể quên được hình ảnh trên trang nhất báo Al Khalees đã đăng một bức ảnh màu, khổ to là cái đầu lâu một thiếu nữ 18 tuổi người Palestin xinh đẹp, trước khi ôm bom cảm tử nhắm vào căn cứ Israel, vẫn còn trang điểm son phấn khá cầu kỳ.
Trước đó, theo Hiệp định hòa bình Oslo vào năm 1995, Chủ tịch Arafat đã cam kết từ bỏ “đấu tranh vũ trang”, thực chất là các hoạt động khủng bố. Tuy vậy, ngay trong nội bộ Palestin, phái Fatah của Abbas, nay là tổng thống Palestin, đồng ý như vậy thì vẫn còn phái Hamas vẫn không chịu từ bỏ vũ khí. Các phe nhóm chủ trương bạo lực không chỉ có Hamas mà còn là Hebollah ở Li Băng, Al Qadah và IS.
Thuở niên thiếu, một trong những bộ truyện làm mình say mê nhất là “Một ngàn một đêm lẻ”. Đây là một bộ sưu tập những câu chuyện dân gian, miêu tả cuộc sống thường nhật của những người bình thường trong thế giới Ả Rập. Tất cả những nhân vật nữ trong “Một ngàn một đêm lẻ” đều xinh đẹp và lẳng lơ. Vì không thể tin vào phụ nữ mà ông vua trong chuyện đã phải ra lệnh mỗi đêm chặt đầu một cô.
Đến khi được sống cuộc đời thực ở xứ Ả Rập, điều không thể tránh khỏi là mình luôn so sánh giữa xã hội hiện đại với những điều trong sách. Xã hội Ả Rập vẫn chỉ là một sự tương phản giữa cổ kính và hiện đại, giữa định kiến và phát minh, khôn ngoan và khờ dại.
Riêng Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) có 7 ông vua, cộng với 7 ông của các nước khác là cả thảy 14 ông. Một thần dân nói với mình về ông vua của anh ta là “rất thương dân”. Mình hỏi tại sao lại biết như vậy thì anh kể, khi đi thăm dân, thấy chúng sinh khổ quá thì “Người” đã khóc. Mình cả cười, vậy sao ông ta sống trong lâu đài nguy nga với các bà vợ làm chi.
Quả thật, ở Ả Rập là nơi có khoảng cách giàu nghèo vô cùng sâu sắc. Nhưng bảo nó là bất công thì không hẳn đúng, theo một khía cạnh nào đó. Trong lịch sử, vùng đất Tây Á và Bắc Phi được coi là cằn cỗi, trên là Trời, dưới là cát. Những bộ lạc đầu tiên định cư đã có công xây dựng những cơ ngơi thành quách và những “lâu đài” trên cát. Người đứng đầu mỗi bộ lạc hay gia tộc như vậy được coi là vua, mặc dù họ chỉ tự nhận những danh xưng khiêm tốn hơn rất nhiều như Emir, Sultan hay Ruler, kể cả bây giờ mới có 4/14 ông dùng chữ “king”.
Khi có phát kiến về dầu lửa vào đầu thể kỷ 20, ông chủ của những mảnh đất khoan được “vàng đen” trở nên giàu có. Họ có vốn để phát triển, mở mang xây dựng, dẫn đến một dòng người di cư đổ về đây. Những người nghèo chính là những người đến sau. Sự giàu có của tầng lớp thượng lưu là do tài nguyên mang lại chứ các ông vua hay hoàng tộc không hề ăn cướp hay bóc lột những thành quả lao động của dân chúng.
Trong thời gian sáu năm rưỡi sống ở Dubai, mình có quen biết Hamdan, một anh “local”. Theo số liệu chính thức, người bản xứ chiếm 20% dân số, nhưng thực tế có lẽ chỉ trên 10% vì phải tính cả nhưng người không thường trú bằng visa du lịch hay du học. Dubai là một trong những thành phố đa văn hóa và nhiều quốc tịch nhất thế giới. Bởi vậy những người như Hamdan khá hiếm và mình có vinh dự kết bạn được vì có điểm chung đã từng đi du học ở phương Tây và vẫn độc thân.
“Tao đã ở Mỹ 16 năm, từ lúc là một cậu bé”. “Mày nói điều này mấy lần rồi”. Hamdan làm công chức chính phủ, giờ làm việc ở đây khá ngắn, chỉ từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Từ 2 giờ chiều đến 12 giờ đêm, vị trí của anh chủ yếu ở quán nước. Hamdan tiếp tục điệp khúc: “tao phải quay trở lại Mỹ thôi”. Nhưng bên Mỹ làm gì có shisha mà hút. Mình nói đùa như vậy mà Hamdan vẫn không cười, hắn làm bộ mặt rất chi là rầu rĩ.
Lương công chức của UAE khá cao, cộng thêm các thu nhập về cho thuê bất động sản. Thêm nữa, những người quốc tịch UAE còn được làm “sponsor” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Làm bảo lãnh nghĩa là chẳng làm gì, chỉ cần mỗi năm ký vào đơn gia hạn giấy phép kinh doanh và bỏ túi khoảng $10k cho mỗi chữ ký. Nói như thế để thấy Hamdan không bao giờ tiêu hết tiền.
Một thời gian, Hamdan mất hút con mẹ hàng lươn, hỏi ra thì người ta bảo anh đã đi, cũng chẳng một lời chào bạn bè. Người giàu mà còn máu đi Mỹ như vậy, còn người nghèo thì sao ? Dù mồm vẫn chửi Mỹ nhưng hầu hết người dân Ả Rập không dấu mong muốn được đi Mỹ. Khác nhau chăng là những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)