Thế sự: HAI CỤ TÔNG TÔNG
Algieria và Sudan là hai nước láng giềng
Bắc Phi, tuy không núi liền núi sông liền sông nhưng vẫn chung nhau đại
sa mạc Sahara. Trước đây, Sudan là nước lớn nhất châu Phi cho đến khi
Nam Sudan tách ra vào năm 2011 thì diện tích trở thành nhỏ hơn Algieria
nên đã xuống thứ nhì châu lục. Về dân số thì đứng thứ hai và ba trong
thế giới Ả Rập, sau Ai Cập.
Vào ngày 2/4, bác Bouteflika,
82 tuổi bị tiếm ngôi trong khi đang điều trị bệnh chảy máu não ở nước
ngoài, sau đó 9 ngày, chú Bashir, 75 tuổi rơi vào cùng cảnh ngộ, bị tiếm
quyền và bắt giam. Nhân đây xin điểm lại tiểu sử tóm tắt của hai vị
lãnh tụ của hai nước anh em từng được coi là kiệt xuất này.
So
với chú Bashir làm tổng thống trong 30 năm thì bác Bouteflika hơi thiệt
thòi, chỉ ở ngôi có 20 năm chẵn, nhưng thật ra Bouteflika đi làm “cách
mạng” rất sớm. Ngay sau khi được Pháp trao trả độc lập vào năm 1962 thì
Bouteflika đã tham gia chính phủ, giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể
thao khi mới 25 tuổi. Một năm sau đó, anh giữ chức vụ quan trọng hơn là
Bộ trưởng ngoại giao. Tài năng có thừa và giàu tham vọng, anh tham gia
vào một số cuộc đảo chính nhưng vẫn chưa đạt được chí khí của mình, có
lúc phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến năm 1999, điều phải đến đã đến,
Bouteflika đã chính thức lên ngôi cao, nhưng lúc này cuộc sống của
người dân Algierria đã không còn sung túc như thời “thực dân đế quốc” vì
dân số tăng cao và nguồn tài nguyên dầu lửa không còn dồi dào.
Bashir ra nhập quân đội năm 1960 khi mới 16 tuổi khi nhà nước Sudan non
trẻ mới được Ai Cập xóa bỏ tư cách bảo hộ. Anh đã được sang Ai Cập học
về quân sự và tham gia cuộc chiến của các nước Ả Rập với Israel. Bashir
có thời gian làm Tùy viên quân sự của Sudan tại UAE. Năm 1989, trong bối
cảnh Sudan đang chìm trong cuộc nội chiến bởi các nhóm phiến loạn,
Bashir lãnh đạo đảo chính quân sự thành công, nhưng rồi Sudan vẫn không
giải quyết được tình trạng chiến tranh, thậm chí còn bị chia cắt bởi
phong trào ly khai ở Nam Sudan.
Bão táp “Mùa xuân Ả Rập” vào
năm 2011 đã quật đổ các chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Lybia.
Để làm xoa dịu làn sóng biểu tình, cả hai Bouteflika và Bashir đều đã
từng hứa hẹn từ chức nhưng rồi lại nhanh chóng nuốt lời.
Giọt
nước tràn ly, mặc dù đã già yếu, Bouteflika công cố kế hoạch tranh cử
nhiệm kỳ thứ sau tiếp theo đã làm dân chúng giận dữ đổ ra đường.
Bouteflika đành phải tuyên bố thôi, chỉ làm hết nhiệm kỳ kết thúc vào
28/4 tới, nhưng người ta không còn tin ông nữa. Quân đội nước này đã
buộc phải ra tay, tuyên bố phế truất Bouteflika.
Những gì diễn
ra ở Algierria đã dẫn đến phản ứng giây chuyền ở nước láng giềng Sudan,
nơi quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu, và theo tin
tức mới nhất, Bashir đã được đưa vào nhà tù, chứ không còn quản thúc
tại gia nữa.
Bouteflika và Bashir đều từng là những nhà lãnh
đạo được đánh giá cao, nhưng cả hai ông đều không thể vượt qua được thói
đời “phàm tục” để tự nguyện rời bỏ ánh “hào quang sân khấu chính trị”.
Khách quan mà nói, họ đều có những giai đoạn làm việc miệt mài, có những
đóng góp nhất định cho sự phát triển đất nước Algieria cũng như Sudan.
Nhìn rộng ra, các nước châu Phi ngày càng có sự tụt hậu, lâm vào nghèo
nàn, lạc hậu so với phần còn, một phần bởi vấn nạn tham quyền cố vị của
các nhà lãnh đạo lục địa đen. Thật hài hước khi ông già 93 tuổi như
Mugabe của Zimbabwe, ở ngôi gần 40 năm mà chưa chán, khăng khăng đòi
tiếp tục “cống hiến” để người ta phải cưỡng bức mới chịu. Một cá nhân,
dù tài giỏi đến đâu mà ngự trị quá lâu trên đỉnh cao quyền lực cũng
không thể tránh được sự tự mãn, tha hóa và sai lầm.
Mandela là
Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới, không còn chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc. Với công lao và uy tín, ông có thể giữ ghế trọn đời, nhưng
Mandela đã cương quyết chỉ làm một nhiệm kỳ, khi sức khỏe vẫn còn tốt
vào năm 1999, đã nghỉ hưu để sau đó sống thêm được 14 năm nữa mới qua
đời. Các tổng thống tiếp theo đã giữ cho Nam Phi tiếp tục là nước có nền
kinh tế hùng mạnh, thành viên duy nhất của châu Phi trong nhóm cường
quốc G20.
Xa hơn, Washington, Tổng thống đầu tiên của Mỹ cũng
từ bỏ chức vụ ở tuổi 64, tạo ra một tấm gương và tiền lệ, sau được Luật
hóa là tối đa hai nhiệm kỳ cho mỗi tổng thống. Chỉ với tám năm, các đời
tổng thống Mỹ đã mang những tinh hoa trí tuệ của mình để xây dựng nước
Mỹ trở thành siêu cường như ngày nay.
Quả là một hậu vận đáng tiếc cho cả Bouteflika lẫn Bashir, chỉ vì không tìm được điểm dừng mà hai vị đã ra nông nỗi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét