Khi mà vấn đề cái “lon” vừa tạm lắng
xuống thì dư luận Việt Nam lại một lần nữa dậy sóng vì cái “lu”. Đành
rằng lon hay lu thì cũng đều là dụng cụ để chứa nước nhưng hai thứ này
khác nhau rất nhiều.
Nếu như “lon”
cần phải thêm nón, thêm dấu thì mới “chệch hướng” thuần phong mỹ tục thì
bản thân “lu” đã gợi lên một hình ảnh thân thuộc trong khắp các miền
quê đất nước. Đó là hình ảnh khum khum, bầu bĩnh, màu nâu, bằng vật liệu
sành với một cái gáo dừa đặt trên nóc để chứa nước cho mỗi ngôi nhà lá
đơn sơ.
Cái lu không chỉ đẹp và nên thơ mà theo
PGSTS Phan Thị Hồng Xuân, Đại biểu HĐND TP, Chủ nhiệm khoa Đô thị của ĐH
Nhân văn tại Sài Gòn, nó còn có thể dùng vào việc tránh lũ lụt cho
thành phố Sài Gòn mỗi khi có cơn mưa kéo về.
Đời
thực khác với văn thơ, muốn biết cái lu trở nên có ích như vậy hay
không thì chúng ta phải xem xét cụ thể trên căn bản đầu óc khoa học.
Điều
đầu tiên, muốn cho cái lu thực hiện chức năng đựng nước thì làm thế nào
để đưa nước vào trong lu? Có thể tính đến ba cách, bao gồm dùng ống
máng dẫn nước mưa, dùng máy bơm và dùng phương pháp múc nước thủ công.
Muốn
lắp đặt thế thống ống máng khá phức tạp về kỹ thuật vì mỗi nhà một
khác, làm sao an toàn, bền chắc và được các chủ nhà đồng ý. Trong trường
hợp ít nhiều chủ nhà không ủng hộ thì liệu có thể cưỡng chế hay không,
đó là chuyện không đơn giản về mặt pháp lý và tốn nhiều thời gian.
Dùng
máy bơm để bơm nước vào lu là một việc làm tốn kém và đội chi phí lên
rất cao. Hiệu quả của một phương án không thể không tính đến khía cạnh
tài chính vì không có cái gì bắt buộc phải mua bằng mọi giá.
Đưa
nước vào lu bằng phương pháp múc nước thủ công là việc làm khó khăn
gian khổ, đòi hỏi sự đồng thuận đồng lòng và quyết tâm rất lớn của các
tầng lớp nhân dân. Điều này thực tế xem ra còn khó khăn hơn cả vấn đề kỹ
thuật và tiền bạc.
Vấn đề nữa, đặt
lu ở đâu? Chỉ một cái lu nhỏ cũng chiếm diện tích khoảng 1m2, choán 1/3
mặt tiền của hầu hết các căn nhà chỉ có 3 mét. Giả sử lu không dùng
đúng mục đích mà lại dùng vào việc khác hoặc bị làm vỡ, hư hại thì sao?
Ngoài vấn đề thẩm mỹ thì nó cũng ảnh hưởng bất tiện trong sinh hoạt, hơn
nữa khó có thể rạch ròi, thỏa đáng được chuyện lu được đặt trong phạm
vi của đất công hay đất cá nhân.
Chứa
nước rồi, phải có lúc đổ ra. Nếu nước bị chứa quá lâu thì sẽ phát sinh
mất vệ sinh, ô nhiễm, bệnh dịch. Liệu có thể có quy định và thực thi
chuyện này một cách nghiêm chỉnh không?
Giả
sử tất cả những điều trên đều giải quyết được thì vấn đề mấu chốt là
tính xem có lu rồi thì có hết lụt lội không. Giả định một cơn mưa có lưu
lượng 200mm/ giờ trong diện tích của một phường sẽ rơi xuống
3,060m3/phút. Với 9,000 cái lu trong phường thì chỉ chứa được 7.7% lượng
nước.
Con số này đã đưa ra kết luận rằng, ích lợi mang lại từ cái lu chẳng bõ bèn gì để đưa vào cuộc sống.
Thực
ra, cũng không cần tính toán phân tích tỉ mỉ, nhìn vào trực quan khi so
sánh “sông ngòi” sau những cơn mưa với những cái lu cũng đủ để phán
đoán. Cũng có thể mường tượng khối lượng công việc khổng lồ cần làm với
cái lu, và không khó để thấy điều này hết sức bất khả thi.
Đại
biểu Xuân cho rằng, các nước Nhật Bản, Philippin đã dùng phương pháp
này để chống lụt rất tốt. Nhưng mọi người cần những bằng chứng rõ ràng,
thuyết phục chứ không phải nói khơi khơi như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét