Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Quan hệ của Trung quốc với Châu Âu sẽ gặp khó bởi Tân chủ tịch EU

Sau ba ngày họp bàn cẳng thẳng, cuộc họp thượng đỉnh giữa 27 nhà lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đi đến việc đề cử bà Ursula von der Leyen, 60 tuổi, hiện giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức làm Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC). Việc này đã gây ra một luồng ý kiến hoài nghi về mối  quan hệ giữa EU và Trung Quốc vì bà Leyen được coi là một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Chức vụ này sẽ được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu mới được bầu trong những ngày tới đây. Hơn 400 triệu cử tri được kêu gọi tham gia cuộc bầu Nghị viện châu Âu lần thứ 9 cho nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra từ ngày 23 đến 26.5. 2019 tại 28 quốc gia thành viên EU.
Ủy ban châu Âu (EC) là “động cơ của EU” cơ quan hành pháp hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
Về đối ngoại, EC thương thảo các Hiệp định và thỏa ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới.
Ủy ban châu Âu bao gồm 28 uỷ viên đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ cử và chỉ bị bãi miễn bởi Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm: Jean- Claude Junke, cựu Thủ tướng Luxemborurg.
Bà Leyen là mẹ của 7 người con, đã từng chạy đua vào chiếc ghế Thủ lĩnh Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền, một vị trí cho phép bà kế vị đương kim Thủ tướng Đức Merken, nhưng không thành công.
Điều mà bà đã bộc lộ gây chú ý là những quan điểm chống Trung Quốc mà tờ báo Die Zeit của Đức đã đăng tải. Bà đã chỉ trích cách Bắc Kinh đối xử với người dân của họ, đặc biệt là cách theo dõi và “hệ thống tính điểm”. Bà cho rằng: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng bản năng theo đuổi tự do làm nên con người. Bên dưới bề mặt, khát vọng tự do và sự tự quyết sẽ không ngừng tỏa sáng”.
Trong bối cảnh khá nhạy cảm của cuộc chiến Thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc đang cần sự ủng hộ của Châu Âu hơn bao giờ hết. Đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải sang Châu Âu để lôi kéo, tìm kiếm sự ủng hộ. Với việc Tân Chủ tịch Liên Âu mà có lập trường như vậy, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đương đầu với cuộc chiến Thương mại.
Nghị viện Châu Âu sẽ phê chuẩn các  thành phần lãnh đạo khác  của các định chế EU, ngoại trừ Thủ tướng Bỉ Charles Michel sẽ giữ chức chủ tịch Hội đồng châu Âu theo chế độ luân phiên.
Dự kiến, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde sẽ giữ chức chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell làm đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại.
Nhiệm kỳ này của EU còn gặp thách thức của Các lực lượng chính trị dân túy, cực hữu chống EU trỗi dậy và đặc biệt là việc Anh rút khỏi EU (Brexit).
Anh rời EU sẽ khiến những chương trình mở rộng và hội nhập các quốc gia thành viên trong EU trì trệ và đặc biệt làm vị thế của EU trên thế giới bị suy giảm. Vì thiếu đi một thành viên có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và một cường quốc về quân sự, EU trong tương lai khó có thể đối phó trước những thách thức quốc tế, như cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố hay cuộc xung đột với Nga.

Brexit là một hình mẫu đi trước, thúc đẩy chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Euroskeptics) ở các nước khác trong khu vực và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho châu Âu. Hai đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của Marine Le Pen và đảng Tự do của Geert Wilders đang gây ồn ào xáo trộn ở hai nước Pháp và Hoà Lan. Cả hai chính trị gia dân tộc chủ nghĩa này nhiều lần lên tiếng đòi tiến hành trưng cầu dân ý trong các quốc gia thành viên EU và cảnh báo hội chứng Brexit sẽ tạo ra “một mùa xuân ái quốc” mở đầu cho tiến trình giải thể EU.
EU có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với GDP 19.100 USD, là thị trường toàn cầu lớn với dân số trên 512 triệu người (thu nhập bình quân 37.305 USD/ người/ năm và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Liên minh châu Âu hiện vẫn bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hoà Lan, Anh, Luxembourg, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Tiệp, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Cyprus, Bungaria, Romania, Croats.
Mới đây, EU đã ký Hiệp định tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên Hiệp định cần được phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu và chỉ có thể có hiệu lực vào năm 2020 trở đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét