Sau chuyến thăm Việt Nam của “bà ngoại” Harris, một câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có “theo” Mỹ không? Để tìm câu trả lời thiết nghĩ nên lật lại những trang lịch sử và nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn lá mặt lá trái trong bang giao quốc tế.
Cách mạng tháng 8 thành công dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam DCCH. Trong 5 năm cầm quyền trước đây ở Afghanistan, Taliban chỉ được 3 nước công nhận, còn 5 năm đầu tiên (1945-1950) của Việt Nam DCCH không được nước nào công nhận, kể cả phe Liên Xô hay phe Mỹ.
Hầu hết các nước cộng sản Đông Âu (riêng Nam tư tuyên bố trung lập), ngay cả Trung Quốc và các nước Triều tiên, Yemen, Campuchia, Ethiopia... đều giành được chính quyền nhờ vào thế lực bên ngoài. Chỉ có hai ngoại lệ đó là Việt Nam và Cuba, hai nước thức ngủ canh giữ hòa bình thế giới.
Khi lãnh đạo cuộc đảo chính để lên cầm quyền vào đầu năm 1959, Phidel Castro không phải là một người cộng sản. Bốn tháng sau, ông sang thăm Mỹ nhưng không được tổng thống Eisenhower tiếp. Bất mãn, Phidel liên lạc với Liên Xô và dần dần ngả sang phe XHCN. Nhưng đến tận năm 1965, Đảng Cộng sản Cuba do ông đứng đầu mới chính thức được thành lập, nhưng kể cả lúc đó vẫn chưa thể coi Cuba ngả hẳn vào Liên Xô.
Vụ án chống Đảng xảy ra vào năm 1968 do Anibal Escalante lãnh đạo, được Liên Xô hậu thuẫn nhằm lật đổ Phidel đã bị bại lộ. Lúc này, chắc Phidel nhận ra rằng lực lượng thân Nga đã trở nên lớn mạnh trong nội bộ và ông sẽ gặp nguy hiểm nếu không tỏ thái độ dứt khoát. Anibal Escalante và đồng bọn bị bắt và bị kết án tù.
Tại sao trong một khoảng thời gian dài Liên Xô không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh? Phải chăng lúc đó Hồ Chí Minh chưa phải là một người cộng sản? Nếu coi lịch sử là một môn khoa học thì đây là điều nên phản biện.
Thực sự trước năm 1951, các ông Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự...là Tổng Bí thư, không có chức danh Chủ tịch và ông Hồ cũng không thể giữ một chức vụ thấp hơn.
Sau khi về nước lần đầu năm 1941, Hồ Chí Minh thường đi qua biên giới Trung Quốc. Năm 1942 bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt đến cuối năm 1943 mới được thả. Người bảo lãnh ra tù là Nguyễn Hải Thần, với tư cách Chủ tịch Việt Nam Cách mạng đồng chí hội mà Hồ Chí Minh là Phó Chủ tịch. Năm 1944, Đảng Cộng sản VN tuyên bố giải thể.
Trong tự truyện “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” xuất bản năm 1948, với bút danh Trần Dân Tiến, HCM kể ra nhiều câu chuyện về quá trình hoạt động, nhưng không hề tự mô tả mình như một người cộng sản.
Tháng 2/1050, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền chưa lâu, Hồ Chí Minh đã có một chuyến đi xuyên lục địa sang Liên Xô. Không được Stalin tiếp, tuy nhiên lần đầu tiên Bác Hồ đã gặp Bác Mao. Mao Trạch Đông tỏ ra nhiệt tình nhận lời giúp Việt Minh chống Pháp, về cả tài chính cũng như vũ khí.
Năm 1951, Đảng Lao động VN được thành lập do Hồ Chí Minh đứng đầu và giữ chức vụ cho đến khi qua đời. Điều đáng lưu ý là Điều lệ Đảng Lao động không đề ra mục tiêu cả nước tiến lên CNXH như Điều lệ Đảng Cộng sản sau này.
Sau khi trở về Hà Nội vào 1954, chính phủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tiếp tục bổ nhiệm nhiều người ngoài đảng giữ các chức vụ quan trọng như Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hà Nội, nhiều Bộ Thứ trưởng. Về đối ngoại, Việt Nam và Hồ Chí Minh tích cực tham gia phong trào Không liên kết, lúc đó chưa bị Trung quốc thao túng, cùng các nhân vật nổi bật như Thủ tướng Neru của Ấn Độ, Tổng thống Tito của Nam tư, Tổng thống Sukarno của Indonesia.
Vào cuối thập niên 1950s, Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu mẫu thuẫn, Việt Nam được coi là ở trạng thái đu dây như làm xiếc giữa hai “ông anh”.
Lá mặt lá trái trong bang giao quốc tế là sao?
Trước mặt sếp thì nịnh, sau lưng thì nói xấu. Bạn vừa có vợ, vừa có bồ. Đó chính là cuộc sống hai mặt. Những ví dụ tương tự có thể thấy rất nhiều trong cuộc sống, trong một khoảng thời gian nào đó, nó mang lại các “lợi ích”, nhưng cũng coi chừng chơi dao đứt tay.
Trong bang giao quốc tế, hiện tượng trong nóng ngoài lạnh, hoặc ngược lại trong lạnh ngoài nóng khá phổ biến. Các nước Ả Rập vùng Vịnh sống dưới cái ô bảo hộ quân sự của Mỹ, tuy nhiên thỉnh thoảng mấy ông vua Ả Rập lại ra báo chí chửi Mỹ. Nhưng trong hành động, họ luôn đáp ứng những đòi hỏi của Mỹ về mượn lãnh thổ hay gửi quân cho các chiến dịch quân sự.
Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và với Mỹ năm 1994. Một số người cho rằng Việt Nam đang đi giữa hai hàng Mỹ Trung khi mà hai cường quốc này ngày càng trở nên đối đầu gay gắt mà chưa biết sẽ ngả hẳn vào lòng ai.
Thật ra ý định đến với nước Mỹ đã có từ lâu. Sau cách mạng Tháng 8, Hồ Chí Minh đã ba lần viết thư cho Tổng thống Mỹ, đáng tiếc là không có hồi âm. Đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975, một trợ lý đã tiết lộ TBT Lê Duẩn đã hủy bỏ chuyến đi thăm Cuba vì không muốn làm mất lòng Mỹ.
Sau năm 1954, Việt Nam nhanh chóng làm lành và có mối quan hệ hữu hảo với Pháp tuy nhiên đến lần này, việc đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ đã bị đổ bể vì Việt Nam quá ngạo nghễ sau chiến thắng. Dù bề ngoài vẫn là “anh em” nhưng quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, cho đến khi chiến sự bùng nổ, cũng chính là việc thoát Trung và thoát khỏi tình trạng làm xiếc đu dây giữa hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc.
Đại dịch Covid là một phép thứ và một bước ngoặt trên thế giới. Người dân Việt rất mong một lần nữa “thoát Trung” khi bày tỏ thái độ dứt khoát chê vaccine Trung Quốc mà chỉ mê hàng Mỹ. Không hẳn ý dân là “theo Mỹ”, đơn giản chúng ta chỉ mong muốn đất nước được hội nhập vào dòng chảy văn minh tiến bộ chung của nhân loại mà thôi.
Oái oăm thay, ý muốn đó không phải một chiều mà có được. Mục đích của các nước lớn bao giờ cũng là tìm cách thao túng các nước nhỏ. Để làm điều này, họ chơi con bài lá mặt lá trái.
Trung Quốc bề ngoài hữu hảo với Kim Jong Ủn nhưng vẫn có mối quan hệ đầy mờ ám với anh trai Kim Jong Nam và chú dượng Jang. Mỹ nuôi chính phủ Afghanistan nhưng vẫn đi lại công khai và bí mật với Taliban. Việc xảy ra sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” làm sụp đổ một loạt chính thể ở Trung Đông chính là do chính sách hai mặt, chơi với cả hai phe, phe chính phủ và phe đối lập của chính quyền Mỹ. Còn gì “oai” hơn khi Chú Sam đứng ra làm trọng tài cho các tranh chấp.
Vì thế, “theo Mỹ” hay không dường như phụ thuộc vào nước Mỹ nhiều hơn Việt Nam vì họ mới là người chơi bàn cờ chiến lược với việc có đủ sức mạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự và nhiều thứ để đổi chác giữa các nước lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét