Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Bầu cử Úc 2022: Thời thế và thế thời

 

Mọi người đều có thể thắc mắc, tại sao Clinton và Obama trúng cử tổng thống ở tuổi 40+ trong khi Trump và Biden lại ở tuổi 70+. Phải chẳng Trump hay Biden chưa muốn làm tổng thống khi còn trẻ?
Không phải, nếu xem lại sách và trả lời phỏng vấn cũ thì Trump đã có tham vọng chính trị từ rất lâu, còn Biden đã từng nhiều lần ứng cử tổng thống trong quá khứ. Chưa lên tổng thống, đơn giản vì chưa gặp thời.
Mỗi kỳ bầu cử, truyền thông thường đưa ra các tình huống gay cấn hồi hộp để câu views, thật ra những người có nhiều thông tin đã đoán được ai trúng cử. Kết quả không hề ngẫu nhiên, cũng không phải sắp đặt, mà nó “phù hợp” với thời thế.
Khi quý bạn theo dõi các cuộc tranh luận sẽ thấy rõ một điều, mỗi ứng viên có một hay vài đề tài ưa thích, ví dụ người đã kinh qua dậy học thì mạnh về chủ đề giáo dục, người đã từng sống ở nước ngoài thì thích chém về đối ngoại...
Trên bình diện quốc gia, mỗi giai đoạn có những yêu cầu khác nhau để giải quyết những vấn đề gay cấn của đất nước. Nhìn chung có hai nhóm vấn đề: nhóm ưu tiên phát kinh tế là những người theo cánh hữu, nhóm nhấn mạnh về xã hội (như y tế, giáo dục, môi trường...) là phái tả.
Hay khuynh hướng này sẽ luân phiên nhau cầm quyền. Như ở Úc, phe Lao động (tả) cầm quyền 13 năm 1883-1996 với hai đời Thủ tướng (Hawke và Keating), rồi đến kỷ nguyên Howard của Liên đảng (hữu) với 11 năm 1996-2007, tiếp theo là cặp nam nữ thủ tướng Lao động Rudd và Gillard 2007-2013, và chín năm qua lại là thời thế của Tự do – Quốc gia với 3 ông Thủ Abbott, Turnbull và Morrison.
Cách đây mấy hôm, thủ lãnh Lao động Albanese đã có một “mistake” làm mọi người phen cười nghiêng ngả khi ông đã nói rằng tỉ lệ thất nghiệp của Úc là 5.4%, trong khi con số thực là 4%. Chính xác hơn, số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tại Úc đã giảm từ 4.04% xuống còn 3.954%, thấp nhất trong 48 năm qua.
Như đã nói, mỗi thời điểm có một hay vài chủ đề gay cấn nhất, được cử tri quan tâm nhất. Cuộc bầu cử mà mình được chứng kiến đầu tiên sau khi qua Úc là cuộc đối đầu Keating - Howard vào tháng 3/1996. Lúc đó tỉ lệ thất nghiệp tại Úc lên đến 2 con số (trên dưới 10%), nó giảm chút ít khi đảng lao động “thay ngựa” Hawke bằng Keating. Tỉ lệ thất nghiệp cao là một nguyên nhân quan trọng khiến phe Lao động mất chính quyền.
Một sự trùng hợp thú vị, lúc đó Keating cũng là thủ tướng đương nhiệm và cùng 53 tuổi như Morrison bây giờ, còn Howard bằng tuổi 59 của Albanese hiện nay.
Sau khi đắc cử, chính phủ Howard đã thành công trong việc hạ giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp tại Úc và từ lâu việc làm không còn là nỗi ám ảnh và chủ đề “ưa thích” trong các cuộc bầu cử nữa.
Hồi còn ở Việt Nam, có lần mình nghe một phó thủ tướng nói vanh vách huyện nào tỉnh nào có bao nhiều đầu gà, bao nhiêu thủ lợn, làm anh em bên dưới hội trường tấm tắc “cụ nắm vững thật”. Để thuộc mấy con số kiểu như thế thì chưa bằng con gái mình đâu!
Mình không phải fan của Albanese, nhưng cũng cho rằng chỉ số thất nghiệp không quan trọng vào thời điểm hiện nay. Hơn nữa, lãnh tụ một đảng lớn nên tập trung tâm trí vào những chuyện lớn hơn là nhớ mấy con số kia.
Vậy cái gì mới là cái lớn? Báo chí gần đây nói nhiều đến phí tổn cuộc sống (cost of living) đã bị đẩy lên quá cao, gây nhiều áp lực cho người dân. So sánh với thập niên 1990x, giá nhà ở (thuê hoặc mua) cao gấp mười lần, giá thực phẩm gấp 5 lần. Hồi đó một tô phở An chỉ có $4-5, bây giờ là $20!
Tất nhiên sự khác biệt khủng khiếp này còn do yếu tố lạm phát. Sau hai đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và Covid 19, tiền đã bị phát hành quá nhiều, dẫn đến việc tiền nhiều như vỏ hến, mất hết giá trị.
Vào thập niên 1990s, mọi người thường nói chúng ta may mắn sống ở Úc, giá cả dễ chịu, chứ ở Âu Mỹ không có rẻ rề vậy đâu. Giờ thì ngược lại, cuộc sống tại Úc đắt đỏ hơn Âu Mỹ rất nhiều.
Trong khi về tiền lương, mức tối thiểu theo quy định cũng chỉ tăng gấp đôi, từ khoảng $10 lên xấp xỉ $20. Vậy thì ai sẽ cho tôi một cuộc sống đỡ ngột ngạt hơn?
Để phục vụ bầu cử, phe chính phủ đã giảm 50% thuế xăng dầu, làm các bác tài được hưởng 22 cent cho một lít xăng. Giảm thuế sẽ làm ngân sách thất thu, rồi lấy gì bù vào? Lại phát hành tiền, lại lạm phát hay sao?
Muốn tránh lạm phát vẫn còn cách tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng dự trữ. Tăng lãi suất sẽ làm các doanh nghiệp thiếu vốn, phải giảm tuyển dụng nhân công, một chu kỳ mới sẽ ra đời khi tỉ lệ thất nghiệp gia tăng.
Để trợ giúp cho người thất nghiệp sẽ dùng đến các chính sách xã hội, như vậy phe tả lại có đất dụng võ, phù hợp với "tình hình" mới. Đó chính là quy luật quả lắc, hết tả lại hữu, hết hữu sẽ đến tả.
Một vấn đề nữa, đâu sẽ là turning point, lúc nào sẽ thay đổi, tháng 5/2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét