Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Một mùa xuân nho nhỏ

 


Ngày tận thế hạt nhân đang đến gần?

 

Nói một cách thực dụng vô nhân tính, việc Nga la và U cà đánh nhau thì kệ mẹ chúng nó, miễn là không ảnh hưởng gì đến “ta”. Nhưng cuộc chiến đang đi đến một khúc rẽ nguy hiểm, đó là khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân với sức công phá có thể hủy diệt toàn bộ nhân loại!
Những ai theo dõi diễn biến cuộc chiến 8 tháng qua tại Ukraine thì đều biết rằng Nga từ địa vị của kẻ tấn công thì nay đã phải co lại phòng thủ để mong giữ được phần đất đã chiếm được. Với đà tiến công và khí thế lên cao, việc Ukraine thu hồi lại đất đai chỉ là vấn đề thời gian.
Để “chốt lãi”, Nga bày trò trưng cầu dân ý và sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine. Như vậy nếu Ukraine tiếp tục lấn chiếm vào 4 tỉnh này thì về pháp lý (kiểu Nga) thì U mới là kẻ xâm lược và nước Nga tội nghiệp đang phải bảo vệ tổ quốc với tất cả những gì “có trong tay”, nghĩa là kể cả vũ khí hạt nhân.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết bác bỏ việc Nga đơn phương sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine. Đáng chú ý, trong số 4 nước bỏ phiếu chống nghị quyết và 35 nước phiếu trắng thì hầu hết là nhưng nước chống Mỹ và Phương Tây, hoặc tỏ ra bướng bỉnh với Mỹ chứ có lẽ chẳng có nước nào “yêu” Nga, ngoại trừ Việt Nam.
Khi tuyên bố thôn tính 4 tỉnh, Putin lại có một bài diễn văn dài, theo đó phê phán thế giới bất công, đầy rẫy nhưng điều xấu xa, kiểu như Chí Phèo chửi làng Vũ Đại. Thật ra cả làng Vũ Đại không quá xấu như vậy, mà nên chăng chỉ là đích danh ai đó như Bá Kiến thì Chí lại không dám nói.
Thế giới đã, đang và sẽ còn bất công, trong sự tương đối, Putin nên nhìn lại chính mình, ông đang cai trị nước Nga như thế nào, và sẽ còn kìm hãm đầy đọa cả dân tộc Nga đến bao giờ.
Trong thời gian gần đây, Putin và thuộc hạ liên tục dọa dẫm sẽ dùng “hột nhơn”. Chiêu bài này không có gì mới lạ vì cha con nhà Ủn đã dùng nhiều năm rồi, với mục đích tống tiền kiếm cơm mà thôi nên chẳng ai sợ.
Nhưng Putin dọa thì có đáng sợ không? Mình không có thông tin tình yêu tình báo gì cả nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của giới thạo tin tài phiệt thông qua thị trường chứng khoán là đủ hiểu. Chứng khoán vẫn bình chân như vại vào mỗi lần Pu “nhả ngọc”.
Để có thêm bằng chứng, người Ukraine đã dũng cảm đốt sập cầu Kerch Crimea, biểu tượng của sự hãnh tiến chế độ Putin, mà giới chức Nga đã hơn một lần nói rằng, đụng vào Kerch nghĩa là vượt qua “làn ranh đỏ”. Đúng dịp sinh nhật Pu 70 tuổi, các chiến sĩ biệt động của Ukraine đã thản nhiên thử vẫn may “bóp dái hổ” xem sao.
Phản ứng của phía Nga, vẫn không phải hạt nhân mà chỉ là những trận pháp kích từ xa trả thù hèn hạ vào thủ đô Kyiv và các thành phố lớn, giống như lúc chiến hạm Moscow bị đánh chìm tại biển đen cách đây mấy tháng.
Thế là rõ, Putin chỉ được cái già dái mà non hột. Nhiều tiền, nhiều vợ nhiều con thì để làm gì, ai hưởng thụ hộ mà dám chơi “hột nhơn”. Mặt khác, Pu quá hiểu rằng, càng mạnh tay thì ngày tàn sẽ càng mau tới. Đến nông nỗi này, phương án tối ưu chỉ có thể là kéo dài sự sống được chừng nào hay chừng đó.
Nga đang trông chờ vào hai cơ hội trong chuyến công du Viễn Đông vào trung tuần tháng 11 khi đi dự hội nghị APEC ở Thái Lan và G20 tại Indonesia. Từ nay đến lúc đó, có thể dự đoán rằng Putin sẽ không dám giờ trò mèo gì nữa, kẻo sẽ bị tước quyền đi phó hội.
Nếu được Biden tiếp tại một trong hai nơi, chắc hắn sẽ giở giọng xin xỏ “lạy cụ tha cho con”, nhưng “cụ” liệu có mủi lòng hay không thì chưa ai biết.
Nhận định rằng, quyết định cuộc chiến ở Ukraine không phải là châu Âu hay hai đương sự trực tiếp mà lại là ông chủ từ bên kia đại dương. Mỹ không thể tha thứ cho kẻ dám mở mồm tống tiền đe dọa sự sống còn của loài người và mục tiêu của chú Sam không gì khác hơn là loại bỏ họ Pu.
Trước khi làm thịt, điều Mỹ và Phương Tây đang làm là trói con thú điên lại, tức là phải ngày càng cô lập, bao vây nước Nga là chuyện nhỏ, quan trọng hơn là siết gọng kìm vào cá nhân Pu và những kẻ đồng lõa theo đóm ăn tàn.
Đó chính là cách để người dân toàn thế giới, trong đó có người dân Nga được sống yên ổn, an toàn trong sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Campos –Ly cà phê sành điệu của Sydney

 

Quý vị thích táo có thể chọn lựa trong số khoảng trên chục loại trong siêu thị. Hôm nay ăn loại táo này, mai thưởng thức giống khác cho đỡ ngán.
Nhưng cà phê không phải như vậy, quý bạn phải lòng hương vị nào thì sẽ phải dính mãi không dễ gì dứt ra được.
Về giống cây có hai loại cà phê chè (arabica) và cà phê vối (robusta) nhưng đó chỉ là nguyên liệu thô, chứ cà phê chế biến thì có hàng ngàn loại. Brazil, Colombia và Việt Nam là ba nước xuất khẩu cà phê hạt nhiều nhất nhưng các nước Âu Mỹ mới sở hữu nhưng thương hiệu cà phê đáng giá.
Thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất thế giới hiện nay là Starbucks của Mỹ. Ở Úc cũng có nhiều thương hiệu lâu đời, trong khi Campos là loại cà phê mới, đang nổi lên như một loại cà phê hàng đầu của Sydney nói riêng và Úc nói chung.
Quán Campos đầu tiên được mở tại Newtown, khu ẩm thực sầm uất nhất Sydney vào năm 2002 bởi Will Young, một kẻ đam mê cà phê. Khác với Starbuck dùng 100% Arabica, Will Young đưa vào một phần nhỏ Robusta, pha trộn để tạo ra hương vị caramel và mùi bơ sữa nồng nàn, quyến rũ.
Cái tên Campos là theo tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, là một địa danh bí ẩn nào đó. Đối tác nguyên liệu của nó lại đến từ Ethiopia, Kenia và Colombia. Chỉ sau 20 năm, Campos đã phát triển lên 600 quán khắp nước Úc với thương hiệu trị giá 24 tỉ Úc kim được niêm yết trên sàn chứng khoán Amsterdam.
Người sáng lập Will không còn là ông chủ của Campos, vì người chủ mới phải có khả năng huy động vốn thì mới phát triển mở rộng kinh doanh được.
Mình là người nghiền cà phê từ nhỏ. Lớn lên chút thấy bạn bè uống cà phê để thức đêm học bài, mình bắt chước. Có điều mình chơi hai ly đặc vẫn lăn quay ra, kể cả bây giờ, mình uống cà phê buổi tối vẫn ngủ bình thường.
Bà xã mình cũng khoái cà phê. Sáng sáng hai vợ chồng nhâm nhi chút hương vị cà phê cũng thú. Tuy nhiên, dạo này bả đổ đốn không chịu uống cà phê với mình nữa. Bởi vì bả mê “ông Campos”, em không thể uống cà phê với anh vì phải dùng Campos ở quán cạnh sở làm.
Làm mình phải thử Campos xem nó ra sao. Chắc chắn đây là thứ cà phê ngon nhất Sydney và các quán cafe đang tìm mọi cách để có bản quyền bán loại cà phê này.
Một chủ nhân người Việt mới sang lại được một quán Campos xinh xắn ấm cúng, bạn nào quan tâm mình xin được mời một ly, thêm bánh ngọt cũng được (bất kỳ lúc nào):
The Corner Grind Cafe
34 Tooronga Tce, Beverly Hills

Vì sao chủ tịt Thanh bị ném đá?

 


Gọi là chủ tịt cho oai chứ về tuổi tác, chú vào hàng em út của tôi, nhìn bức ảnh lại càng lùn hơn nữa.
Chú Thanh à, chú nghĩ sao mà dám đút tay, chìa tay và bộ mặt biểu cảm ngông nghênh khi tiếp tân đối ngoại như vậy. Tất nhiên, chú có quyền ban phát những dự án ngàn tỉ, trăm tỉ nhưng nếu chú nghĩ mình là bề trên so với ông đại sứ Pháp Wanery thì nhầm to.
Về nghi lễ, đại sứ tương đương bộ trưởng và hàm bộ trưởng cao hơn người đứng đầu địa phương. Hơn nữa Thanh không phải to nhất ở địa phương vì theo đặc thù Việt Nam, Bí thư mới là chức có nhiều quyền lực.
Cổ nhân có câu "Sứ nước lớn không cần quỳ lạy vua nước nhỏ". Thế nhưng vị thế của Pháp trên trường quốc tế cũng cao hơn Việt Nam nhiều.
Để giảm thiểu cứng nhắc căng thẳng, nhiều buổi tiếp tân tổ chức tại tư gia, qua bữa ăn và trong trường hợp này thông thường không ăn vận formal mà chỉ mặc casual.
Đôi khi các nguyên thủ có những cử chỉ thân mật, ví dụ như "hi fi" đập bàn tay vào nhau, nhưng phải trong trường hợp họ có mối quan hệ cá nhân đặc biệt.
Nhưng tôi không tin chú và các quan chức của ta tạo ra được những mối quan hệ cá nhân gần gũi như vậy. Lý do vì có khác biệt quá lớn về văn hóa và trí tuệ.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Thế cờ tam quốc diễn nghĩa tân thời

 


Lần thứ ba đến Lều tranh, Lưu Bị mới được gặp và trò chuyện với Gia Cát Lượng Khổng Minh. Khi Lưu Bị khẩn khoản mời Khổng Minh xuống núi và hứa giao toàn bộ binh quyền để mưu việc việc lớn thì Lượng đã từ chối. Lý do mà Khổng Minh đưa ra là thiên hạ sẽ chia ba và theo thế cờ này, số mệnh nhà Hán đã hết.
Thời thế tam quốc lần đầu được nhắc đến trong truyện như sau: Phe Tào đã chiếm được trọn vẹn vùng trung nguyên rộng lớn, đất đai phì nhiêu, dân đông; Phe Tôn chiếm Giang đông, trải xuống cả An Nam ở phía Nam, có Trường Giang hiểm trở, khó Bắc tiến nhưng dễ thủ, như vậy Lưu Bị chỉ còn lại mảnh đất Ba Thục núi đồi khô cằn, lấy đâu ra nhân lực vật lực để thống nhất giang sơn, khôi phục nhà Hán.
Nhưng rồi cảm động với tấm lòng nhiệt thành của Bị mà Lượng đã thử vận may, cố công cố sức 7 lần ra Kỳ Sơn đánh vào đất Ngụy. Người kế nghiệp là Khương Duy cũng nối chí 6 lần tấn công Bắc phạt. Nếu không vì tổng cộng 13 lần hao binh tổn tướng, kiệt quệ tài vật thì nhà Thục chưa chắc đã sụp đổ nhanh như vậy, chỉ truyền được một đời từ Lưu Bị sang Lưu Thiện mà thôi. Nhà Đông Ngô biết thân phận, không hiếu động nên bền hơn, truyền được 4-5 đời thì mới mất nước.
Phải chăng thiên hạ ngày nay cũng chia ba: thế giới dân chủ tự do, thế giới độc tài và thế giới hồi giáo.
Có ba nước Hồi giáo có nền kinh tế mạnh nằm trong G20 là Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia; Pakisstan là nước có vũ khí hạt nhân, một số nước hồi giáo lớn có thể kể như Ai Cập, Nigeria, Algeria, Malaysia, Bangladesh, Iraq và Iran.
Ngoại trừ Iran, các nước Hồi giáo không thể coi là độc tài vì có những sinh hoạt dân chủ ở mức độ nào đó, có báo chí tư nhân công khai, bầu cử nghị viện khá tự do, có hệ thống phát luật và tư pháp tương đối minh bạch.
Sự “tương đối” này để so sánh với khối cộng sản Liên Xô, Đông Âu trước đây và Trung Cộng ngày nay. Với việc sụp đổ hệ thống XHCN cho thấy mô hình quản lý xã hội một cách độc đoán dội từ trên xuống đã không hề “ưu việt”, không mang lại phồn vinh kinh tế và cuộc sống hạnh phúc cho người dân, đã trở nên lỗi thời và bị đào thải.
Những diễn biến gần đây ở Trung Quốc cho thấy nền kinh tế ở nước này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, cho thấy những “cải cách” hay điều chỉnh mang tính cải lương đã không thể khắc phục được những bất cập của thể chế độc tài toàn trị.
Tương tự như vậy là mô hình độc tài cá nhân kiểu Nga, theo đó nền kinh tế thiếu sự sáng tạo năng động, ngày càng phụ thuộc vào việc bán dầu lửa để sống cho qua ngày và đó là con đường đi đến ngõ cụt. Phải chăng đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc nhà độc tài Putin có những manh động chẳng giống ai, đẩy nước Nga vào một cuộc chiến vô nghĩa, như cách nói của Einstein “sự ngu xuẩn của con người không có giới hạn”. Những quyết sách sai lầm như thế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ nhanh hơn chờ đợi.
Theo thời gian, mọi người dễ dàng nhận ra tự do dân chủ có sức hấp dẫn lớn lao về mô hình quản trị cũng như chất lượng cuộc sống. Dòng tài chính và chất xám đang lũ lượt đổ về các nước Phương Tây khiến họ đã mạnh lại càng mạnh hơn.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Khổng Minh được mô tả là một bậc kỳ tài nhưng vẫn không thể cưỡng lại được “mệnh trời” và đây chính là tư tưởng muốn nói của tác giả. Theo ngôn ngữ hiện đại, “ý trời” có thể hiểu là sự vận hành theo quy luật khách quan, thời kỳ dã man giết chóc gươm đao sẽ dần qua, cuối cùng loài người sẽ phải đi theo những tấm biển chỉ đường của trí tuệ.
Việt Nam rất may không rập khuôn mô hình Trung Quốc, chính sách phần nào uyển chuyển tùy theo tình hình thực tế nên đã có những thành tích đáng khích lệ. Cùng với những phản biện mạnh mẽ trên mạng xã hội và mặc dù con đường còn dài, người Việt chúng ta có thể lạc quan cùng nhau hợp tác vì một đất nước tốt đẹp hơn.
Ảnh: cặp bài trùng ỷ sức muốn trái mệnh trời

Đọc báo: Người Úc giàu có nhất hành tinh

 


Báo cáo tài sản toàn cầu vừa công bố của Credit Suisse cho thấy tài sản cá nhân theo số trung vị (median) trên mỗi người trưởng thành ở Úc là một con số khổng lồ 409,055 AUD (US$ 273,900) - khiến Aussies trở thành những người giàu nhất hành tinh.
Điều đó có nghĩa rằng, nếu quý vị có đến $409,000 hoặc ít hơn thì bạn vẫn thuộc “chiếu dưới”, thuộc nửa nghèo trong số người Úc!
Để tìm ra sự giàu có theo số trung vị, báo cáo đã chia tài sản thành hai nhóm bằng nhau về số người trưởng thành, trong đó một nửa số người có của cải trên mức trung bình và nửa còn lại bên dưới. Theo đó Úc đứng đầu, tiếp theo là Bỉ, New Zealand và Hongkong.
Tuy nhiên, nếu tính theo bình quân gia quyền (mean - trung bình có trọng số) thì Thụy Sĩ, Mỹ và Hongkong lại xếp hàng đầu (vì tỉ lệ các tỉ phú và người giàu ở đây rất đông), Úc chỉ đứng thứ tư.
“Xếp hạng các quốc gia theo mức độ giàu có trung vị đề cao những quốc gia có mức độ chênh lệch giàu nghèo ít hơn," báo cáo cho biết.
Bình luận:
Q. Tại sao nước Úc giàu?
A. Do có nhiều tài nguyên và quan trọng hơn Úc có năng suất lao động cao và sử dụng vốn hiệu quả.
Q. Năng suất lao động cao và sử dụng vốn hiệu quả là do đâu?
A. Do công nghệ tiên tiến, quan trọng hơn là do Úc có pháp luật nghiêm minh tạo ra xã hội hài hòa, công bằng, đoàn kết, đa văn hóa, người dân có ý thức vun đắp cho sự nghiệp chung.

Arsenal: cuộc dậy thì lần thứ ba



Một cuộc lột xác ngoạn mục của Arsenal trong mùa giải năm nay, đội đã lên đỉnh dẫn đầu giải ngoại hạng Anh sau 7 vòng đấu. Một số cột mốc đáng chú ý:
- Saka đạt “centuries” chơi 100 trận tại Premier League (PL) trước khi bước sang tuổi 21. Mặc dù rất trẻ, anh đã hai lần liên tiếp được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của đội tại hai mùa giải 2019-2020 và 2020-2021.
- Nwaneri đã trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân tại PL khi mới 15 tuổi 180 ngày, phá kỷ lục tại Arsenal của Fabregas.
- Arsenal là đội có tuổi bình quân trẻ nhất tại PL với độ tuổi trung bình các cầu thủ ra sân là 24.5, ngang bằng với Southampton. Tính chung cả châu Âu, đội xếp thứ ba, sau Valencia và Stuttgart.
Mùa giải năm nay mới bắt đầu nên còn quá sớm để kết luận cuộc “dậy thì” của Pháo thủ có thành công hay không?
Trong kỷ nguyên PL (từ năm 1992), Arsenal đã trải qua hai đợt trẻ hóa mạnh mẽ vào các giai đoạn sau 1996 và sau 2004.
Khi Wenger về nắm Arsenal cách đầy đúng 26 năm, cuối tháng 9/1996 thì ông đã được coi là một HLV rất ưa dùng cầu thủ trẻ. Ngay lập tức, "giáo sư" đưa về một loạt cầu thủ trẻ, đầu tiên là Vieira 20 tuổi, người vài năm sau được trao băng đội trưởng và thủ lĩnh tinh thần của đội với lối chơi bốc lửa.
Tiếp theo là Anelka, mới 17 tuổi nhưng đã chơi hai mùa bóng xuất sắc. Khi mua về có hơn 1 triệu bảng, Anelka chuyển nhượng sang Real Madrid với giá trên 22 triệu, mức khá cao vào năm 1999.
Anelka đi, Henry 21 tuổi được đưa về thay thế còn xuất sắc hơn, hiện đang giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được trong lịch sử Arsenal. Wenger là một HLV vĩ đại khi đã “nặn” ra một loạt các cầu thủ trẻ vô danh khác đã trở nên xuất chúng như Pires, Wiltor, Lauren, Ljungberg, Coles, Toure...
Những cầu thủ này là nhân chứng cho những thành tích chói lọi của Arsenal trong giai đoạn này với 3 chức vô địch, 4 lần về nhì, nhiều lần vô địch FA cup.
Khi họ bắt đầu có tuổi, xuống phong độ hoặc chuyển nhượng sang đội khác thì Arsenal cần một chu kỳ trẻ hóa mới, có thể coi bắt đầu từ khoảng năm 2004, đánh dấu bằng việc Fabregas phá kỷ lục là cầu thủ trẻ nhất ra mắt PL vào cuối năm 2003 rồi sau đó lọt vào đội hình chính từ rất sớm. Tháng 11/2008, Fabregas chính thức nhận chức đội trưởng khi mới 22 tuổi!
Một loạt tài năng trẻ khác đã bị “lùa” vào đội hình chính như Diaby, Nasri, Song, Walcott, sau một chút là TM Szczensny, Hleb, Adebayer, Wilsherer, Ramsey...
Tuy nhiên cuộc trẻ hóa lần này có thể bị coi là thất bại. Thành tích của Arsenal đi xuống rõ rệt, họ không đoạt chức vô địch PL thêm lần nào nữa, đáng kể chỉ là một lần vào chung kết Champion League 2006, một lần về nhì PL.
Nguyên nhân chính của việc này là vấn đề tài chính, trong khi các đối thủ như Chelsea, Man city, Man Utd và Liverpool đã dốc hầu bao mạnh thì Arsenal nổi tiếng là keo kiệt. Khi các cầu thủ còn non, dù rất tài năng và triển vọng bị ép ra sân sớm vào lúc chưa sẵn sàng thì họ rất dễ bị chấn thương thể chất hoặc bị khớp về tâm lý.
Cuộc dậy thì lần thứ ba có thể kể bắt đầu khi Wenger ra đi và HLV Emery được bổ nhiệm vào mùa hè 2018. Emery đã đưa về nhiều cầu thủ trẻ, bên cạnh những cầu thủ không thành công nhưng vẫn có hai cầu thủ rất nổi bật trong đội hình Pháo thủ hiện nay, đó là Martinelli nay 21 tuổi và Saliba cùng 21 tuổi.
Đến thời Arteta còn mạnh tay hơn trong việc thanh lọc đội hình. Đến nay trong số 25 cầu thủ đăng ký chính thức với PL thì không còn ai quá tuổi “băm”, số cầu thủ trên 25 chỉ đếm trên đầu ngón tay như Party, Xhaka, Cedric, Holding và TM Turner. Trong số này, cũng chỉ có Party và Xhaka là được thường xuyên ra sân, còn là chỉ sắm vai trò thứ yếu cho các cầu thủ đàn em.
Các cầu thủ trẻ của Arsenal đang dư thừa để gửi đi tu nghiệp, tích lũy kinh nghiệm ở các đội khác có thể kể đến TM Okonkwo, Tavares, Balogun, Patino, Azeez, Thorn, Rekik...
Arsenal có một mùa xuân rất đẹp ở phía trước.
Ảnh: Vinh dự lớn lao đối với pháo thủ khi Nữ hoàng Elizabeth II chính là một fan ruột của đội.

Tìm hiểu về chị em ta trong hội CSO

 

Đầu năm 2001, mình còn độc thân, bắt đầu sang Dubai cho cuộc sống kéo dài mười năm ở xứ sở Hồi giáo.
Mỗi nồi cơm điện mình ăn trong hai ngày, mỗi ngày ba bữa. Ăn sáng bằng cơm luôn cho chóng hết để còn nấu nồi mới. Mỗi bữa chỉ nấu một món, như vậy nấu rất nhanh, ăn xong dọn dẹp cũng nhanh.
Rảnh rỗi quá, tối tối mình thường vào quán bar uống bia và theo quy định ở nước sở tại, chỉ có khách sạn 5 sao mới được bán rượu bia. Hồi đó Dubai chưa có nhiều khách sạn 5 sao nhưng riêng phố Mankhool nhà mình lại là ổ, có đến bốn năm cái.
Trong bar của khách sạn chẳng có gì ngoài các em ca ve, đa phần các ẻm cao, trắng, mặc áo hai dây và váy thì vừa mỏng vừa ngắn.
Anh em đàn ông thường kháo nhau rằng cứ hễ đi Tây thì thế nào cũng biết “dâu ngô”, nhưng sang xứ Ả Rập thì lại hơi khó tìm “dâu Ả dập” nha.
Mình thường vào bar sớm, “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”, lúc đó chỉ lưa thưa vài ba em. Mấy em ca ve thuộc “Rusian countries” rất lạ, bẽn lẽn chứ không táo bạo nhưng mấy em người Tàu tràn vào Dubai sau này.
Mình hỏi chuyện một em “Tây” nhưng mắt một mí và khuôn mặt rất Á. Em bảo em là người Mông Cổ nhưng quả thật không thể nghe “ca ve trình bày”. Ở Việt Nam, các em ngoài Bắc thường tự nhận là người Tuyên Quang, còn trong Nam lại xưng Cần Thơ. Tuyên Quang và Cần Thơ đều là thương hiệu những địa danh có gái đẹp.
Còn ở Úc hồi thập niên 1990s, chị em trong nghề đông nhất chưa phải là Trung Quốc mà là người Thái, tuy nhiên một số em tránh tiếng cứ khai là người Laos. Thật ra 17 tỉnh đông bắc Thái Lan vốn thuộc xứ Lào, vùng đông dân và nghèo khó cũng là nguồn quan trọng để xuất khẩu gái.
- Thông thạo như ông chắc phải chơi bời tàn bạo lắm?
Ai thanh minh thanh nga hộ mình bây giờ, ngoài bà xã. Làm sao bả biết được? Dễ thôi, nếu còn xí quách là chứng tỏ người đứng đắn, bằng không chắc chắn đã rơi vãi lung tung hết rồi.
Trở lại chủ đề chính, hội SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) bao gồm bốn nước nhỏ Trung Á như Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikista, Kyrgystan và bốn nước lớn Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan vừa nhóm họp trong hai ngày 15-16/9 vừa qua. Một điều trùng hợp kỳ lạ, trong thị trường “meat market” ở Dubai thì các địa danh kể trên lại chiếm thị phần áp đảo.
Hội tám nước SCO này thành lập đã khá lâu, từ năm 2001. Tuy nhiên, cái gì làm được thì không cần hô khẩu hiệu và ngược lại, không làm thì mới nổ. Trong tên của hội có chữ “hợp tác” nhưng đây lại là điều chưa hề diễn ra trong trên hai mươi năm qua.
Điều khó tưởng tượng, trong hội có những “cặp đôi hoàn hảo” nhưng lại có truyền thống thâm thù với nhau.
Thật là cười ra nước mắt, trong khi hai tổng thống của Tajikistan và Kyrgystan đang nâng ly chém gió với nhau trong hội nghị thượng đỉnh thì ở quê nhà, binh lính của họ đã mang xe tăng, pháo kích và vũ khí hạng nặng choảng nhau đầu rơi máu đổ, làm ít nhất 30 người chết và hàng trăm bị thương. Thời hai nước còn nằm trong “tổ quốc Liên xô vĩ đại”, biên giới của họ được “trung ương’ sắp xếp, lúc tách lúc nhập, và khi cùng tuyên bố độc lập vào năm 1991 thì ngay lập tức có chuyện tranh chấp tại đường biên giới dài 950km này.
Cặp Ấn Độ - Pakistan cũng có mối thù truyền kiếp khi vùng tiếp giáp Punjab nhiều lần là điểm nóng vì cả hai bên đều nhận là đất của mình. Khi Anh quốc trao trả độc lập cho Ấn Độ và Pakistan đã có quy ước rằng, đất hồi giáo sẽ thuộc về Pakistan, nhưng không hiểu sao Punjab có đông người theo đạo Hồi lại thành ra của Ấn Độ
Ấn Độ đã từng nhiều lần đụng độ quân sự với Trung Quốc và Trung Quốc thì từng chiến tranh biên giới đẫm máu với Nga vào năm 1969. Đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn còn chưa thể tin nhau và cũng khó tránh khỏi xung đột lợi ích khi cả hai đều muốn làm người lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại Mỹ và Phương Tây.
Khi Nga tấn công Ukraine thì không có thành viên nào trong bẩy nước thành viên kia của SCO tuyên bố ủng hộ, thậm chí một số nước còn bỏ phiếu chống Nga ở Liên hợp quốc.
Trong nhiệm kỳ tới, Ấn Độ là chủ tịch luân phiên của SCO trong bối cảnh Hội có kế hoạch mở rộng thành viên. Điều oái oăm là, Trung Quốc là nước có sáng kiến mở SCO, chữ “S” ở đây là Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, nhưng dường như Ấn Độ mới là kẻ thao túng quyền chèo lái con thuyền SCO hiện nay.
Ấn Độ là cường quốc hạt nhân, sắp có dân số đông nhất thế giới, nhờ theo thể chế dân chủ đa đảng nên dễ có tiếng nói chung với Phương Tây và bây giờ là lúc người Ấn có thể lợi dụng và khai thác tối đa việc Nga bị cấm vận và Trung Quốc bị trừng phạt kinh tế để kiếm chác.
Mình chưa đến Ấn Độ bao giờ, không rõ bển có cây tre hay không nhưng lối “ngoại giao cây tre”, gió chiều nào che chiều đó, theo kiểu một con điếm sẽ giúp Ấn Độ vươn lên thành một thế lực lớn trong tương lai gần.