Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Tìm hiểu về chị em ta trong hội CSO

 

Đầu năm 2001, mình còn độc thân, bắt đầu sang Dubai cho cuộc sống kéo dài mười năm ở xứ sở Hồi giáo.
Mỗi nồi cơm điện mình ăn trong hai ngày, mỗi ngày ba bữa. Ăn sáng bằng cơm luôn cho chóng hết để còn nấu nồi mới. Mỗi bữa chỉ nấu một món, như vậy nấu rất nhanh, ăn xong dọn dẹp cũng nhanh.
Rảnh rỗi quá, tối tối mình thường vào quán bar uống bia và theo quy định ở nước sở tại, chỉ có khách sạn 5 sao mới được bán rượu bia. Hồi đó Dubai chưa có nhiều khách sạn 5 sao nhưng riêng phố Mankhool nhà mình lại là ổ, có đến bốn năm cái.
Trong bar của khách sạn chẳng có gì ngoài các em ca ve, đa phần các ẻm cao, trắng, mặc áo hai dây và váy thì vừa mỏng vừa ngắn.
Anh em đàn ông thường kháo nhau rằng cứ hễ đi Tây thì thế nào cũng biết “dâu ngô”, nhưng sang xứ Ả Rập thì lại hơi khó tìm “dâu Ả dập” nha.
Mình thường vào bar sớm, “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”, lúc đó chỉ lưa thưa vài ba em. Mấy em ca ve thuộc “Rusian countries” rất lạ, bẽn lẽn chứ không táo bạo nhưng mấy em người Tàu tràn vào Dubai sau này.
Mình hỏi chuyện một em “Tây” nhưng mắt một mí và khuôn mặt rất Á. Em bảo em là người Mông Cổ nhưng quả thật không thể nghe “ca ve trình bày”. Ở Việt Nam, các em ngoài Bắc thường tự nhận là người Tuyên Quang, còn trong Nam lại xưng Cần Thơ. Tuyên Quang và Cần Thơ đều là thương hiệu những địa danh có gái đẹp.
Còn ở Úc hồi thập niên 1990s, chị em trong nghề đông nhất chưa phải là Trung Quốc mà là người Thái, tuy nhiên một số em tránh tiếng cứ khai là người Laos. Thật ra 17 tỉnh đông bắc Thái Lan vốn thuộc xứ Lào, vùng đông dân và nghèo khó cũng là nguồn quan trọng để xuất khẩu gái.
- Thông thạo như ông chắc phải chơi bời tàn bạo lắm?
Ai thanh minh thanh nga hộ mình bây giờ, ngoài bà xã. Làm sao bả biết được? Dễ thôi, nếu còn xí quách là chứng tỏ người đứng đắn, bằng không chắc chắn đã rơi vãi lung tung hết rồi.
Trở lại chủ đề chính, hội SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) bao gồm bốn nước nhỏ Trung Á như Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikista, Kyrgystan và bốn nước lớn Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan vừa nhóm họp trong hai ngày 15-16/9 vừa qua. Một điều trùng hợp kỳ lạ, trong thị trường “meat market” ở Dubai thì các địa danh kể trên lại chiếm thị phần áp đảo.
Hội tám nước SCO này thành lập đã khá lâu, từ năm 2001. Tuy nhiên, cái gì làm được thì không cần hô khẩu hiệu và ngược lại, không làm thì mới nổ. Trong tên của hội có chữ “hợp tác” nhưng đây lại là điều chưa hề diễn ra trong trên hai mươi năm qua.
Điều khó tưởng tượng, trong hội có những “cặp đôi hoàn hảo” nhưng lại có truyền thống thâm thù với nhau.
Thật là cười ra nước mắt, trong khi hai tổng thống của Tajikistan và Kyrgystan đang nâng ly chém gió với nhau trong hội nghị thượng đỉnh thì ở quê nhà, binh lính của họ đã mang xe tăng, pháo kích và vũ khí hạng nặng choảng nhau đầu rơi máu đổ, làm ít nhất 30 người chết và hàng trăm bị thương. Thời hai nước còn nằm trong “tổ quốc Liên xô vĩ đại”, biên giới của họ được “trung ương’ sắp xếp, lúc tách lúc nhập, và khi cùng tuyên bố độc lập vào năm 1991 thì ngay lập tức có chuyện tranh chấp tại đường biên giới dài 950km này.
Cặp Ấn Độ - Pakistan cũng có mối thù truyền kiếp khi vùng tiếp giáp Punjab nhiều lần là điểm nóng vì cả hai bên đều nhận là đất của mình. Khi Anh quốc trao trả độc lập cho Ấn Độ và Pakistan đã có quy ước rằng, đất hồi giáo sẽ thuộc về Pakistan, nhưng không hiểu sao Punjab có đông người theo đạo Hồi lại thành ra của Ấn Độ
Ấn Độ đã từng nhiều lần đụng độ quân sự với Trung Quốc và Trung Quốc thì từng chiến tranh biên giới đẫm máu với Nga vào năm 1969. Đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn còn chưa thể tin nhau và cũng khó tránh khỏi xung đột lợi ích khi cả hai đều muốn làm người lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại Mỹ và Phương Tây.
Khi Nga tấn công Ukraine thì không có thành viên nào trong bẩy nước thành viên kia của SCO tuyên bố ủng hộ, thậm chí một số nước còn bỏ phiếu chống Nga ở Liên hợp quốc.
Trong nhiệm kỳ tới, Ấn Độ là chủ tịch luân phiên của SCO trong bối cảnh Hội có kế hoạch mở rộng thành viên. Điều oái oăm là, Trung Quốc là nước có sáng kiến mở SCO, chữ “S” ở đây là Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, nhưng dường như Ấn Độ mới là kẻ thao túng quyền chèo lái con thuyền SCO hiện nay.
Ấn Độ là cường quốc hạt nhân, sắp có dân số đông nhất thế giới, nhờ theo thể chế dân chủ đa đảng nên dễ có tiếng nói chung với Phương Tây và bây giờ là lúc người Ấn có thể lợi dụng và khai thác tối đa việc Nga bị cấm vận và Trung Quốc bị trừng phạt kinh tế để kiếm chác.
Mình chưa đến Ấn Độ bao giờ, không rõ bển có cây tre hay không nhưng lối “ngoại giao cây tre”, gió chiều nào che chiều đó, theo kiểu một con điếm sẽ giúp Ấn Độ vươn lên thành một thế lực lớn trong tương lai gần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét