Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

Nhìn khác về chuyện táo bón phân bắc


Mạng xã hội nổi sóng mấy hôm nay về chuyện Táo quân phân bắc. Vì thấy nhiều người chửi phân bắc phân xanh quá nên mình tính tha cho hắn thì nay không đừng được khi hắn bảo khán giả đã “hiểu lầm” và chỉ xin lỗi vì đã làm hiểu lầm chứ không phải vì câu chuyện láo toét dựng lên kia.
Đ ịt cụ nó, không lẽ hàng triệu con người mù hết, câm hết và ngu hết mà không hiểu chuyện “Cái tát của mẹ” là nghĩa thế nào. Thật trỡ trẽn, lươn lẹo và hèn hạ!
Nếu nó bảo vì bị chê nhiều nên tôi đã bức xúc nên lỡ xúc phạm đến bà con, nay tôi xin lỗi, thì có thể nhiều người sẽ cho qua.
Nhìn góc độ khác, phải nói nghề làm hài đã trở nên quá dễ dàng nổi tiếng và uy quyền nên làm những diễn viên hề quá tự đắc chăng? Hãy để ý một nhà bình luận chính trị sắc sảo như Người buôn gió chỉ có vài trăm ngàn người theo dõi trên mạng xã hội, trong khi những danh hài đạt con số hàng triệu thì vô cùng đông.
Trong tiếng Anh, người làm hài có hai từ: comedian và clown. Clown có thể hiểu là “thằng hề” là người làm những trò nhí nhốn mua vui với mục đích chính là lấp thời gian giữa hai tiết mục. Trong khi comedian ở đẳng cấp cao hơn, thông thường họ vừa viết lời, tự trình diễn mà không cần đến đạo diễn. Như Zelensky của Ukraine còn làm luôn nhà sản xuất.
Khác với clown, một từ dùng để chế nhạo ai đó, comedian thường đụng chạm đến các vấn đề nóng bỏng của xã hội, được đông đảo mọi người quan tâm nên được đánh giá cao về phẩm chất trí tuệ. Nếu làm hài mà chỉ nói những chuyện vô thưởng vô phạt, cù nách rẻ tiền thì chỉ là “thằng hề” không hơn không kém.
Trong cung đình thời phong kiến, các văn sĩ thời đó cũng dùng các tiết mục kịch nghệ hài hước để can gián vua như cách làm khả dĩ không sợ bị vua nổi giận và trừng phạt, trong nhiều trường hợp đã phát huy hiệu quả rất tốt.
Tiết mục Táo quân đã trở thành món ăn quen thuộc vào mỗi dịp tết, tuy nhiên so sánh chương trình với bánh chưng thì lại không chuẩn. Bánh chưng là phong tục cổ truyền hàng ngàn năm, Táo quân mới có 20 năm. Hơn nữa Táo quân không còn giữ vai trò tiên phong về phản biện xã hội như thuở ban đầu, vì nhiều lý do, nên nó trở nên nhạt nhẽo cũng là điều dễ hiểu.
Đáng lẽ Táo quân nên dừng lại để giữ thương hiệu nhưng nó vẫn phải còn tồn tại có lẽ vì lý do tài chính, có nó Đài truyền hình vẫn thu được nhiều tiền quảng cáo.
Nhân sự cố phân bắc phân xanh này, có lẽ đây là lúc hợp lý để chấm dứt chương trình Táo quân. Các vấn đề phản biện xã hội đang được mạng xã hội làm rất tốt và cũng không thiếu phần hài hước, không cần đến chương trình này của VTV nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét