Ngày 14/10 tới đây, một cuộc Trưng cầu dân ý lần đầu tiên sau 24 năm sẽ diễn ra xem có thay đổi Hiến pháp để thành lập một Ủy ban đặc trách xử lý cách vấn đề liên quan đến người Thổ dân. Người Thổ dân là những người sống đầu tiên trên mảnh đất này, hiện chiếm khoảng 3% dân số nhưng xem ra lại ít hội nhập vào xã hội nhất so với các sắc dân khác.
Trưng cầu dân ý năm 1999 có chủ đề về thể chế nước Úc với kết quả đa số dân chúng chọn giải pháp giữ nguyên Chế độ quân chủ lập hiến thay vì thay đổi thành một nước Cộng hòa. Đáng chú ý, Thủ tướng Howard lúc đó đã cho phép các đảng viên đảng Tự do cầm quyền được bỏ phiếu theo lương tâm chứ không cần theo đường lối của đảng.
Lần này thì khác, hiện có hai phe rõ rệt, phe Chính phủ chủ trương bỏ “Yes” đồng ý thành lập một cơ cấu mới gọi là “The Voice” cho người Thổ dân, còn phe Đối lập kêu gọi bỏ phiếu “No”.
Những ngày này, cư dân sống tại Úc đã nhận được một tập tài liệu chứa thông tin về cuộc Trưng càu dân ý. Phần quan trọng của tài liệu là lập luận của hai phe “Yes” và “No”, mỗi phần được trình bày không quá 2000 chữ.
Có 8 lý do bỏ phiếu “Yes”, chủ yếu như sau:
- Nhằm lấy ý kiến phản ánh nguyện vọng của người Thổ dân, trong đó 80% người thổ dân kêu gọi có một cơ cấu phục vụ cho tiếng nói của họ.
- Bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn của người Thổ dân như về Giáo dục nhân dụng, Sức khỏe và tuổi thọ.
- Mang ý nghĩa hàn gắn quá khứ và mang đến tương lại tốt đẹp hơn.
- Giúp Chính phủ và Quốc hội làm việc tốt hơn
Phe “No” coi đây là một sự mạo hiểm về luật pháp khi một cơ cấu tổ chức mới được ghi vào Hiến pháp, có tiếng nói với cả Chính phủ lẫn Quốc hội, gây trì hoãn và vô hiệu hóa các hoạt động. The Voice sẽ là một cơ cấu không rõ rệt nhưng lại được Hiến pháp bảo vệ.
Quan trọng hơn The Voice không giúp được gì cho Thổ dân mặc dù mang thêm gánh nặng ngân sách và phát sinh thêm một tổ chức quan liêu.
Đối lập đồng ý cần giúp đỡ cho Thổ dân, đồng thời kêu gọi khi chúng ta chưa có chi tiết vấn đề thì hãy bỏ phiếu “No”.
Hiến pháp sẽ được sửa đổi và “The Voice” sẽ ra đời nếu đa số cử tri bỏ phiếu “Yes”, cùng lúc 4/6 tiểu bang có đa số thông qua “Yes”. Theo thăm dò dư luận, hiện tỉ số Yes/No là 45/49%. Trong 6 tiểu bang (không tính ATC và NT) chỉ có VIC là ủng hộ “Yes”, và điều đáng ngạc nhiên VIC cũng là tiểu bang có tỉ lệ người Thổ dân ít nhất, chưa đầy 1%.
Đây là tin tức rất buồn cho Thủ tướng Albanese, người mạnh mẽ ủng hộ cho “Yes”. Có lẽ vì đã chiến thắng vang dội trong Tổng tuyển cử năm ngoái mà ông đã quá tự tin khi đưa ra trò chơi Trưng cầu dân ý này.
Thủ tướng Cameron của Anh quốc đã có một bài học nhớ đời cũng sau Tổng tuyển cử thì lại bước ngay vào cuộc chơi Brexit và đã nhận thất bại đau đớn, phải từ giã chính trường. Khi vọng ông Albanese không bị gặp lại điều tương tự sau cuộc bỏ phiếu tốn kém 450 triệu Úc kim.
Sắp tới Kelly sẽ là thành viên thứ ba trong gia đình mình vừa đủ tuổi đi bầu, vào ngày bỏ phiếu lại nằm ngay trong giai đoạn thi tốt nghiệp HSC của con. Dự kiến sơ bộ, mình và bà xã bỏ cho “No”, còn Kelly bỏ “Yes”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét