Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Thế sự: HUNSEN – PHÙ THỊNH KHÔNG PHÙ SUY




Hunsen sinh năm 1952 nhưng trong giấy tờ lại ghi sinh năm 1951 một chính khách có thời gian cầm quyền lâu, trụ vững qua nhiều thăng trầm đẩy đưa của lịch sử.
Hunsen bỏ học để gia nhập quân đội Khơ me đỏ từ năm 1970, nhưng đến năm 1977 thì đào tẩu sang Việt Nam. Năm 1979, khi Việt Nam đưa quân vào lật đổ chế độ Khơ me đỏ thì Hunsen bỗng dưng trở thành Phó Chủ tịch Mặt trận cứu quốc (Chủ tịch là Heng Somrin), giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Vài năm sau, Hunsen đã trở thành Thủ tướng rồi giữ chức vụ đó đến tận bây giờ và có lẽ là Thủ tướng cầm quyền lâu nhất thế giới. Khi Chiasim già nua và chết năm ngoái, Hunsen nắm luôn chức Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia.
Vừa qua có một sự việc ồn ào qua mạng xã hội, khi một người Việt Nam hỏi Hunsen tại sao ông lại phản bội Việt Nam mà ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông. Hunsen đã trả lời bằng tiếng Việt rằng ông chỉ trung thành với Vua và đất nước Campuchia. Tráo trở đến thế là cùng, sao Hunsen không nói như thế trong những năm tháng ăn chực nằm chờ bên Việt Nam ?
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, Hồi ký Trần Quang Cơ khẳng định, lòng dạ Hunsen đã khác từ sau năm 1991, năm diễn ra Hội nghị Thành Đô, khi Việt Nam ép Hunsen phải chấp nhận phương án của Trung Quốc. Theo đó, Hội đồng lãnh đạo Campuchia sẽ bào gồm 13 thành viên, phe đương kim cầm quyền của Hunsen có 6 ghế, trong đó phe đối lập, bao gồm cả Khơ me đỏ, lại có 7 ghế. Nghĩa là bên thắng cuộc lại là thiểu số. Điều đó bắt buộc Hunsen phải hiểu rằng, kẻ có đủ sức mạnh lèo lái hướng đi của Campuchia không còn lại Việt Nam nữa mà chính là Trung Quốc.
Một số sách báo kể rằng, Hunsen là một người sáng dạ. Từ một thằng chân đất mắt toét, Hunsen tiếp thu các kiến thức quản lý hành chính rất nhanh. Trong thời gian đất nước Campuchia mới hồi sinh từ chế độ Ponpot, Hunsen là người lên lớp giảng bài khoa học quản lý cho các cán bộ nòng cốt của chế độ mới.
Là một thằng chột do bị thương trong chiến tranh, Hunsen lại có khả năng đu dây và ảo thuật đổi màu nhanh như chớp cho phù hợp hoàn cảnh. Vào năm 2012, trong cuộc gặp với Obama, Hunsen đã chấp nhập để Thủ lãnh đối lập Sam Rainsy về nước. Cuộc Tổng tuyển cử 2013 đã dẫn đến kết quả thắng lợi cho đảng của Sam Rainsy, nhưng đã bị phe Hunsen ăn gian trắng trợn và không chịu bàn giao quyền lực.
Sau đó, Hunsen đã tỏ ra là có điểm dừng khi tự động tuyên bố sẽ rút lui khỏi chính trường vào năm 74 tuổi, nghĩa là năm 2025. Hun có sáu người con, đều đã hoặc đang du học ở Mỹ và Phương Tây nhưng chắc là những đứa con đó chưa thay đổi tư duy tham lam quyền, tiền và danh.
Campuchia đã chuyển hóa thành một nước dân chủ nửa vời, có chế độ đa đảng và bầu cử nhưng Đảng phái của Hunsen vẫn tìm mọi cách khống chế người dân đối với các quyền tự do và dân chủ. Cơ chế dân chủ “kiểu Campuchia” hiện nay là một phương án tối ưu cho Hunsen, hoặc bám víu quyền lực càng lâu càng tốt, nếu không được thì cũng là lối thoát cho bản thân ông ta và gia đình. Hunsen không thể che dấu được bản chất con người xu thời, gió chiều nào theo chiều ấy của ông.

Lương Văn Quang

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

BÌNH MINH LÓ RẠNG TRÊN ĐẤT NƯỚC AMERICA



Brisbane, thành phố nhỏ trên 1 triệu dân, xếp thứ tư tại Úc, đồng thời là thủ phủ tiểu bang Queensland là nơi tụ hội cuộc họp Thương đỉnh G20 của 19 cường quốc hàng đầu + EU. Vinh dự cộng với cơ hội có được qua việc tổ chức này phần nào bù đắp những mất mát đau thương cho miền đất Nữ hoàng sau cơn đại hồng thủy khủng khiếp hồi năm 2011.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 làm nhớ tới chuyện Đông Chu liệt quốc, với hàng trăm nước, những cuộc phó hội cách đây ba ngàn năm cũng có khoảng 20 đại biểu là các Vua. Một tiết mục rôm rả của Hội nghị thời Xuân Thu mà bây giờ không có là việc bầu chọn minh chủ, theo đó Vua nước Tề, Vua nước Sở và Vua nước Tấn đã từng được vinh danh. Sử sách cũng ghi nhận, Tống Tương công không chịu biết thân phận, cũng đòi chạy đua vào chức minh chủ nên đã làm trò cười cho thiên hạ.
 
Thế giới bây giờ khác lắm rồi, như một trong những câu chuyện gây xôn xao dư luận nhất năm 2014 dưới đây.
Cách đây vài tháng, Bushman, một nhà khoa học Mỹ, trước khi qua đời đã tiết lộ một bí mật động trời. Đó là trong 40 năm làm việc tại “Vùng 51”, còn gọi là Dreamland, ông đã cộng tác với người từ hành tinh khác. Người hành tinh khác sang quả đất bằng đĩa bay, nhóm du hành có 18 người, hình dạng không khác lắm so với hình người trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đặc biệt các bác này hơi nhiều tuổi, có “bác” đã 230 tuổi (gọi là bác cho nó gọn sổ sách chứ đúng ra là hơi hỗn), đây là số tuổi ngang ngửa với Vua Minh Mạng nhà ta nếu Vua còn sống.
Tin tức này cũng làm phân hóa 2 nhóm tán thành và phản đối. Nhóm không tin thì bảo đó là chuyện nhảm nhí. Còn nhóm kia hoan nghênh “sự thật” được chờ đợi bấy lâu. Ông Bushman còn cho biết, nhưng người hành tinh này rất thân thiện nên mọi người cứ yên tâm. Nói vậy thì lại phải đặt câu hỏi, nếu họ không tử tế mà tàn ác thì thế giới sẽ ra sao. Năm 1840, Trung Quốc đã có dân số hàng trăm triệu mà vẫn thua đội quân bốn ngàn người của Anh. Bây giờ 7 tỉ người trên hành tinh của chúng ta có đánh nổi 18 người này không ?
Và điều quan trọng là 7 tỉ người này biết trông cậy vào ai để chống quân xâm lược từ hành tinh khác. Tất nhiên phải là “minh chủ”, nhưng minh chủ là ai ?
Thực ra Hội nghị G20 nhóm họp lần đầu tại Mỹ mới từ năm 2008 với mục đích giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu, theo sáng kiến của “chúa sơn lâm”. Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ tháng 9/2008 tại Mỹ là cuộc khủng hoảng có quy mô cực lớn. Trên Tivi, Tổng thống Mỹ George W. Bush hồi đó, một người mộ đạo, thường nói “God bless you, God bless America”, mỗi khi kết thúc bài phát biểu. Sáu năm đã trôi qua, chưa thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã chấm dứt.
Cuộc khủng khoảng kinh tế này được ví với cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 về mức độ nghiêm trọng, nhưng sách giải quyết thì khác hẳn nhau. Nếu năm 1929, người ta để cho các nền kinh tế rơi tự do, để tiến hành một cuộc đại phẩu thuật về cơ cấu và huyết mạch kinh tế, mặc cho các chỉ số thất nghiệp, làm phát tăng vọt, hàng loạt cơ sở kinh tế bị phá sản. Sau 4 năm, kinh tế thế giới trở lại bình thường, bắt đầu chu kỳ tiến bộ.
Còn cuộc khủng hoảng 2008, người ta họp G20, rồi đưa ra khái niệm”too big to fail” để biện minh các chính phủ can thiệp, bơm vá tránh đổ vỡ và các hệ lụy xã hội. Để làm như thế, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra giải pháp Quantitative Easing, gọi tắt là QE, được coi như liều thuốc giảm đau và thuốc bổ, và...chờ thời.
Kẻ viết bài này dốt nát, tự nhận thấy không đủ tư cách để giải nghĩa QE là gì. Chỉ biết rằng, nhờ có QE, với 3 đợt QE1, QE2 và QE3 mới kết thúc vào 31/10/2014, thì các ngân hàng Mỹ và cả thế giới giữ được năng lực tín dụng cho các loại nhu cầu, các nền kinh tế đều có tiền để tiếp tục vận hành, chi tiêu bình thường. Có tiền thì phải làm sao có hàng, chứ không tiền in ra chỉ là...giấy mà thôi. Bởi vậy, cám ơn anh Cả thì cũng phải nhớ ơn anh Hai. Trung Quốc, với tư cách là công xưởng của thế giới là nơi cung cấp dào dạt của cải, hơn nữa lại còn với giá rẻ bèo.
Vừa rồi trang mạng http://www.dailyreckoning.com.au đưa một bài viết có tựa “The End of the Age excess” (Sự chấm dứt của kỷ nguyên thừa mứa}. Thừa tiền thì khó nhìn thấy vì nó nằm trong ngân hàng. Nhưng thừa đồ thì dễ thấy lắm. Cứ đi một vòng các đường phố Sydney vào những ngày đổ rác thì sẽ thấy Tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng các loại, hầu hết vẫn còn dùng được nhưng đã bị quăng đi vì người ta đã có đồ mới ngon hơn, đồng thời được các chiêu khuyến mại ưu đãi. Hóa ra loài người...ngốc thật (người hành tinh khác chắc không thế), để sản xuất ra những thứ này phải đổ mồ hôi, xương máu, đào đất lấy nhiên liệu, vật liệu, rồi ba bẩy hai mốt ngày lại vứt đi, để lại môi trường tàn phá, bầu khí quyển hâm nóng. Tai hại hơn là đồ thực phẩm cũng được sản xuất vô tội vạ, không kiểm soát, gây ra biết bao bệnh tật và chết chóc.
 
Trở lại cuộc họp Thương đỉnh hàng năm của 19 cường quốc mà nước Úc đăng cai, chẳng cần nói ra ai cũng biết Mỹ chiếm vị trí nổi bật. Thế giới không thiếu gì những chuyện oan trái, sai quấy, như hoa hướng dương hướng về mặt trời, những kẻ yếu đuối thua thiệt chỉ biết hy vọng vào Mỹ, nơi duy nhất có đủ sức mạnh và hảo tâm để làm điều gì đó. Chẳng hạn, ISIL (tức IS), nhóm Hồi giao cực đoan quậy phá, chỉ có Mỹ mới có thể đứng ra ngăn chặn chúng. Mặt trời khi mọc, khi lặn, Mỹ vừa là Thiên thần, vừa là Quỹ dữ. Nếu Mỹ làm ngơ và bất lực thì Mỹ cũng là cái đích ngắm cho những lời chửi rủa, hằn học. Mỹ hành động theo...lợi ích Mỹ, nếu không Mỹ không còn giữ được sức lực để mọi người ngóng trông.
Về góc độ kinh tế, người ta quy thế giới thành 3 miếng lớn trong quả táo gồm Mỹ, EU và Trung Quốc. Ba miếng này được chi phối bởi 2 quy luật chính đó là zero-sum game và win-win game, trong đó quy luật nào là chính, cái nào là phụ tùy theo từng mối quan hệ ccawjp đôi và theo từng thời kỳ. Khi khủng hoảng nổ ra, bắt đầu từ Mỹ, theo win-win game, nó sẽ lan sang EU, rồi tới Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt đầu slow down, thì đây cũng là lúc những tia hy vọng hé lộ.
Trong sự phát triển, dân số trái đất ngày càng nhiều, vật lực cũng không sợ thiếu vì cũng có nhiều loại vật liệu mới thay thế lẫn nhau. Chỉ có vấn đề nhiên liệu là luôn ám ảnh các nhà hoạch định chiến lược và làm đau đầu các đời Tổng thống Mỹ.
 
Cách đây hơn 100 năm, kỹ nghệ khai thác dầu lửa đã làm Mỹ lớn mạnh, trở thành cường quốc hàng đầu thay thế cho Anh Quốc. Theo kỹ thuật cũ, mỏ dầu được khai thác bằng các mũi khoan “dọc”, do áp suất từ bên dưới, dầu được trào lên. Khi áp suất giảm người ta bơm nước biển vào để tạo thêm áp suất. Cách khai thác thế này chỉ lấy được khoảng 20% lượng dầu. Vì khai thác sớm, các mỏ dầu tại Mỹ đã dần cạn kiệt.
 
Kỹ thuật mới, cho đến nay chỉ Mỹ làm được là vừa khoan dọc, vừa khoan ngang, khoan vào cả các phiến đá, do đó sẽ khai thác tối đa trữ lượng dầu. Với phương pháp này, sản lượng dầu lửa của Mỹ tăng chóng mặt, giá dầu lửa thể giới sụt giảm 50% so với thời điểm cao nhất, với mức 120 USD/thùng xuống còn 80 USSD/thùng.Từ địa vị phụ thuộc nhập khẩu dầu lửa lớn nhất, Mỹ sẽ tự túc và trở thành nước xuất khẩu dầu lửa. Điều này mở ra một trang sử mới về địa lý kinh tế thế giới.
 
Nước Úc thân thương cũng đã được phát hiện lượng dầu khí khổng lồ tại khu lòng chảo Arckaringa, vùng Coober Pedy (Nam Úc) có trữ lượng lên đến 233 tỉ thùng, nằm trong những phiến đá (shale oil). Nếu Úc tiếp bước ông anh America trong việc khai thác dầu khi thì xứ sở này có cơ hội trở thành một cường quốc năng lượng hàng đầu.
 
“God bless you, God bless America”, lời cầu nguyện của George W. Bush dường như đã linh hay do các bác già hành tinh khác mách bảo mà Mỹ đã tìm ra chìa khóa để giải bài toán năng lượng. Có động lực mới, Mỹ có thể yên tâm khóa sổ QE, và khi không có QE, tất yếu ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất từ zero hiện nay lên đề dòng tiền chạy trở lại Mỹ. Rút dây động rừng, giờ thì quy luật zero-sum game sẽ lại lên tiếng, nó sẽ gây khó khăn cho các nước, đặc biệt là các nước kinh tế mới nổi. Nhưng chỉ khi Mỹ thoát ra khủng hoảng kinh tế trước thì thế giới mới có đầu tàu để đi theo. 
Bình minh ló rạng trên đất nước Amerrica là lý do khiến cho Hội nghi G-20 tại Brisbane coi “tăng trưởng kinh tế” là chủ đề chính và mục tiêu tăng thêm 2% trong vòng 5 năm tới đã được đề ra.
11.2014
Lương Văn Quang

ĐẤT VÀ NGƯỜI MALAYSIA

Ngoài dự kiến và bất đắc dĩ, mình mới có một chuyến đi Malaysia. Thưc ra trước đây mình đẫ đến sân bay Kualar Lumper vài lần nhưng đây là lần đầu ra ngoài để đi vào thành phố.
 
Hình như sân bay quốc tế nào cũng giống nhau, ngần ấy bộ phận quy trình, cũng người và hành lý, hối hả và chờ đợi. Giống nhau nữa là sân bay nào cũng có rất đông người Trung Hoa và người Ấn Độ, người Hoa lúc nào cũng sôi nổi vụng về, còn người Ấn ù lì và lành như đất. Cũng phải thôi vì đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới. 
Người Hoa và người Ấn đi và sống ở khắp thế giới, nhưng ít nơi đông như Malaysia về tỉ lệ, hai loại này chiếm khoảng một nửa dân số, nửa còn lại là người Mã xịn. Cùng mang tiếng “châu Á”, Hoa và Ấn thuộc về hai thể loại khắc hẳn nhau. Theo Bách khoa toàn thư, chủng tộc Ấn Âu có mũi cao, mắt to, tóc xoăn và nhiều lông; còn người Hoa thuộc chủng tộc Mông Cổ thì mũi tẹt, mắt híp, tóc thẳng và ít lông.


Ngược dòng thời gian 1000-2000 năm trở về trước, trên vùng đất thuộc về Malaysia ngày nay không rõ có còn người ở truồng chạy trong rừng không, nhưng cũng ghi nhận sự tồn tại vài tiểu vương quốc. So với các vương quốc Phù Nam của người Môn ở Nam Việt Nam ngày nay, vương quốc Chăm Pa của người Chàm tại miền Trung và Đại Việt của người Việt ở miền Bắc thì những tiểu vương quốc này thấp kém hơn nhiều về quy mô và trình độ phát triển. Bởi vậy khi người Bồ, người Hà Lan và người Anh đến xâm chiếm thì ở đó gần như một mảnh đất vô chủ và không có sự kháng cự nào.
Người Anh tổ chức khai khẩn và lập các đồn điền trồng cao su, đường, cà phê và đưa người từ Ấn Độ sang làm. Thực ra đây là những người Tamil, thuộc tiểu bang Tamil, phía đông Nam Ấn Độ ngày nay. Người Tamil có nước da đen và lùn hơn những người Ấn ở phía Bắc. Từ đó, cộng đồng người Ấn Malaysia hiện nay chủ yếu là người Tamil, theo đạo Hindu.
Cùng thời gian, tại Trung Hoa, người Mãn, một dân tộc thiểu số chiếm được chính quyền, lập ra nhà Thanh. Một bộ phận người Hoa, chủ yếu là người Quảng và người Tiều, dùng những chiến thuyền màu đen, gọi là Tàu Ô để di tản. Có lẽ người Tàu thích sống ở Việt Nam hơn vì gần gũi về địa lý và văn hóa nhưng lúc này người Việt cũng đã khá đông, trong khi đất đai Malaysia còn nhiều và dân cư thưa thớt nên họ đã chọn cuộc sống mới ở đây.


Sau khi rời Tanglim hospital, mình ghé thăm bảo tàng quốc gia Malaysia khá rộng và tĩnh mịch, cách đó không xa. Thật đáng cảm động khi thấy những hình ảnh ba cộng đồng Mã, Hoa và Ấn khác máu tanh lòng chung tay xây đắp đất nước Malaysia ngày càng phồn vinh trong hai trăm năm qua. Khái niệm “Liên bang Malaysia” mới có từ năm 1948 do người Anh đưa ra để chuẩn bị cho việc họ rút lui hoàn toàn vào năm 1957. Dù “his-story” hay “her-story” cũng phải thừa nhận sự từ bỏ này là tự nguyện chứ không hề có chiến tranh giải phóng hay phỏng dái gì cả. Công bằng mà nói, người phương Tây có công nhiều hơn có tội đối với Malaysia. Sau khi Singapore tách ra vào năm 1965 và Brunei từ bỏ liên bang vào năm 1984, Malaysia vẫn còn hơn 10 tiểu bang.


Còn dư thời gian, mình vào quán cafe nghỉ ngơi . Hình như những người Hoa và người Ấn ở đây không giống người Hoa và người Ấn chính quốc, mà họ rất giống...người Mã. Tất cả đều từ tốn, khoan thai và bình thản. Trên dưới 1,3 tỉ người thì từ từ sao nổi, phải lồng lên tranh cướp, nhỡ không đến lượt mình thì sao. Malaysia có diện tích tương đương Việt Nam nhưng chỉ có 25 triệu công dân, ngang ngửa với dân số Úc. 

 
Ờ, mà cà phê tại Malaysia sao pha ngọt quá trời, bánh ngọt cũng vậy, làm một miếng mà muốn khé cổ, bên Úc tụi anh không ăn uống ngọt thế này đâu. Thảo nào các em trai em gái Mã Lai em nào cũng mập thù lù. Xưa kia, béo là biểu tượng của giàu sang thì bay giờ béo gắn liền với lười vận động, háu ăn và bệnh hoạn. Đọc báo còn thấy lao động Việt Nam bị chủ nhân Mã đối xử tệ bạc. Thì ra Malaysia vẫn còn lạc hậu lắm, các em còn phải phấn đấu rất nhiều.
Nhưng cố gắng nữa để làm gì, cứ bình thản từ tốn thế này là tốt lắm rồi.

11.2014
Lương Văn Quang

GIEO QUẺ ĐẦU NĂM



Vào dịp này hàng năm, giới truyền thông  đua nhau trổ tài làm thầy bói (fortuneteller) để dự báo cho tương lai. Với bối cảnh rộn rã về tình hình trong nước, nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, diễn biến chính trường quyết định bởi các yếu tố chủ quan 20%, chi phối bởi khách quan 80%. Anh còn phán thêm rằng, trước đây yếu tố chủ quan chiếm đến 60%, nhưng giờ thì thời thế đã thay đổi. Theo mình hiểu, “khách quan” là những gì diễn ra ngoài chữ S, tức là tình hình thế giới.
Về phần anh Yên Ba, một nhà báo trong nước khác, khi bàn về thế sự trong thời gian tới lại chỉ phân tích tình hình và ý đồ của  Mỹ, Nga và Trung Quốc. Không lẽ trong thế giới trên 200 nước mà chỉ có ba người “chơi cờ” hay sao?
Khi làm thầy bói, dù là một người mù cũng biết hai ngón nghề tủ. Thứ nhất, đó là sự khó hiểu mới làm người ta phục chứ aì cũng hiểu thì bình thường quá. Thứ hai, “tui nói dzầy mà đúng tui mới nói tiếp”, nghĩa là dựa vào quá khứ để nhận biết tương lai.
Môn xác xuất thống kê là một công cụ tuyệt vời cho việc dự báo. Muốn vậy, cần chọn mẫu, “mẫu” là các số liệu quá khứ với thời gian tối thiểu là 30 năm. Khoa học xác xuất thống kể sẽ tìm ra mối quan hệ, quy luật của các số liệu, đúc kết thành công thức toán học, vẽ biểu đồ để hình tượng xu hướng cho tương lai.
So với Liên Xô trong quá khứ, nước Nga chỉ còn dân số và GDP bằng khoảng một nửa, và do đó suy yếu đi rất nhiều. Từ khi có nước Nga mới, người ta thấy Nga có chuyện nọ chuyện kia với Anh, với Pháp, tiếp đến với Ba Lan, Ukrain, gần đây là với Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi. Tin mới nhất cho hay giá dầu lửa đã xuống dưới mức $30/thùng. Từ nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, bằng kỹ thuật khái thác dầu phiến đá, Mỹ gần như tự túc được dầu lửa, do đó giá lên hay xuống ít ảnh hướng đến Mỹ. Vậy có thể hiểu, khi nhu cầu giảm mà Saudi lại tiếp tục bơm dầu vì giá thành sản xuất dầu lửa của Saudi rất rẻ, của Nga cao thì đó chính là đòn triệt hạ kinh tế Nga.
Ờ, những nước kể trên chỉ là đàn em của Mỹ và hình như Mỹ không còn coi Nga là một đối thủ ngang bằng nữa sao ? Nga và Mỹ đều có kho vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt nhiều lần dân số trái đất, cho nên bất kỳ ai bấm nút hạt nhân đồng nghĩa với việc bản thân họ tự sát. Xác xuất để một kẻ tâm thần trở thành ông chủ điện Kremli cũng ngang với tỉ lệ một sao chổi bỗng dưng đâm vào trái đất. Do vậy, vũ khí hạt nhân chưa đủ để quyết định để một nước có là siêu cường hay không.
Đối với Trung Quốc, sau khi ngả sang phe Mỹ và làm cho phe XHCN sụp đổ, Trung Quốc đã nhận nhiều ưu ái trong thương mại, đầu tư và chuyển giao kỹ thuật. Đến nay, Trung Quốc vẫn được hưởng thang dư thương mại lớn lao với Mỹ. Nhưng Mỹ đã nhận diện đối thủ tiềm năng, nước có thể làm phương hại địa vị số 1 của họ. Từ cách đây 10 năm, truyền thông  Mỹ và phương Tây đã đánh Trung Quốc, đã nói kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ. Chẳng biết đúng hay sai thì cũng đã làm giới nhà giàu Trung Quốc lũ lượt mang tiền đi, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cũng đi xuống.
Tuy nhiên, chỉ truyền thông thì chưa đủ, Liên Xô chỉ sụp đổ sau khi Đông Âu tan rã vì không còn “thần thiêng nhờ bộ hạ”. Iraq của Saddam Hussain bị cấm vận 13 năm trước khi bị tấn công và với việc Iran vừa được chính thức xóa bỏ cấm vận thì có thể đoán Iran sẽ không bị thôn tính. Muốn làm suy yếu Trung Quốc thì phải kiềm chế, chặt hạ vây cánh, đúng như một câu nói “vô tình” trong chuyện Tam Quốc: “trói lại hãng giết”.
Vào thời Đông Hán mạt vận, Thừa tướng là Đổng Trác lộng hành, tàn ác, mọi người oán thán. Tào Tháo lúc đó chỉ là một quan chức nhỏ đã lẻn vào Phủ Thừa tướng để mưu sát Đổng Trác. Việc không thành, Tào Tháo phải chạy trốn, bị truy nã và bị bắt. Lính giải Tháo đến quan huyện là Trần Cung, Tháo bảo Cung: tôi làm tôi chịu, ông cứ việc lấy đầu tôi đưa về kinh lĩnh thưởng. Cảm kích trước dũng khí và tấm lòng của Tào Tháo, Trần Cung đã treo ấn từ quan và tình nguyện bỏ đi theo Tào Tháo. Không biết trốn đâu, hai người vào nhà của Lã Bá Sa, là bạn của bố Tào Tháo. Từ khi còn trẻ, Tào Tháo đã đa nghi, ngồi trong phòng mà cứ ngóng ra ngoài. Bỗng dưng, Tháo nghe ai đó nói “trói lại hãng giết”, hoảng hồn, Tháo chạy ra và vung gươm chém chết cả nhà. Xong xuôi, Tháo và Cung vào bếp mới thấy một con lợn đang bị trói. Tháo than rằng, ta vội quá, giết nhầm mọi người mất rồi. Không còn cách nào khác, hai người phải ra đi, đến ngoài cửa, gặp Lã Bá Sa vui vẻ: “Aman (thuở nhỏ, Tháo có tên là Aman), con đi đâu đấy, ta mua rượu về đây rồi”. Tháo bảo, ai gọi ông kìa, Sa quay ra thì bị Tháo chét chết luôn. Trần Cung kinh hãi: “sao đã giết cả nhà rồi còn giết người ta nữa”. Tháo đáp: “Ta thà phụ người còn hơn để người phụ ta” (lại một câu nói kinh điển). Trần Cung nhận ra sự tàn ác của Tháo không kém gì Đổng Trác và bỏ Tháo đi, không theo nữa.
Chiếc lược bao vây Trung Quốc liệu có thành công, và nhận định “khách quan” chiếm đến 80% chính trường Vietnam có đúng không, xin mọi người tự đánh giá. Câu chuyện đến đây đã dài, xin hẹn gặp lại.
PS. Vào thập niên 90, Việt Nam Thời Báo Úc châu chuyển từ Tuần báo chuyển sang Nhật báo. Lúc đó chú Chủ bút quá cố đã viết một câu chuyện, đại loại như sau:
Một ông bạn nọ suốt ngày bị vợ chê chẳng được cái tích sự gì. Ông tự kiểm điểm cũng thấy là đúng, không làm được việc gì nên hồn, ban ngày đã vậy, đêm tối cũng không bù được cái gì. Rồi đến lúc bả đuổi ổng ra khỏi nhà.
Câu chuyên “Tái ông mất ngựa” tái diễn, ông bạn vớ được một cô vợ trẻ đẹp. Có vợ mới, ông thấy trong người cũng khác, sao mà bây giờ lại dũng mãnh và tràn trề nhựa sống đến như vậy.
Từ chuyện Úc thòi lòi (Nước Úc xa và gần) đến chuyện toàn cầu, toàn thiên hạ (Thế sự) quả là một bước khổng lồ, ví như từ sông suối đi ra biển cả. Hy vọng, bình mới rượu cũ sẽ có hương vị nồng nàn và hứng khởi như ông bạn có vợ mới vậy.
1.2016 
Lương Văn Quang

BỘ TRƯỞNG HẠNH PHÚC



Chính phủ UAE vừa thông báo cải tổ Nội các với nhiều sự mới mẻ và bất ngờ. Trong một đất nước Hồi giáo mà có tới tám Bộ trưởng nữ trong tổng số 29 người trong Nội các. Tuổi trung bình của các thành viên Nội các chỉ là 38, trong đó trẻ nhất có 22 tuổi. Đặc biệt, một số Bộ rất lạ, chưa có trong lịch sử và tiền lệ của thế giới, đó là các bộ Hanh phúc, bộ Khoan dung và bộ Biến đổi khí hậu.
Nhân sự kiện này, xin điểm qua vài nét về đất nước UAE, một liên bang có 7 thành viên, ra đời từ năm 1971. Theo Hiến pháp, vua AbuDhabi, tiểu vương quốc lớn nhất giữ chức Tổng thống và vua Dubai, tiểu vương quốc lớn thứ hai làm Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng. Tổng thống Khalifa bin Zayed, 69 tuổi, được coi là sức khỏe không tốt nên người thay mặt điều hành chủ yếu là em trai ông, Thái tử Mohamed bin Zayed, 55 tuổi. Trong khi đó PTT kiêm Thủ tướng là Mohamed bin Rashid, một người khá năng động, ham thích thể thao. Vì thế người ta thường nói, UAE được cai trị bởi “hai Mohamed”.
Cô Shamma Azrui, 22 tuổi, mới tốt nghiệp Thạc sĩ trường ĐH Oxford, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng các vấn đề thanh niên, có lẽ là Bộ trưởng trẻ nhất thế giới, kể cả so với Thủ tướng hiện nay, ông Mohamed bin Rashid, người đã giữ chức Bộ trưởng quốc phòng UAE từ năm 1971, lúc 24 tuổi. Thực ra làm Bộ trưởng chẳng phải khó khăn gì cho lắm, vì trong cách làm việc teamwork thì mỗi thành viên trong hệ thống đều có vai trò quan trọng gần như nhau, chỉ khác nhau về chức năng. Bây giờ, một huấn luyện viên bóng đá sẽ không nói với cầu thủ rằng: A hay B là ngôi sao của toán đội, mọi người phải có trách nhiệm cung cấp bóng cho A hay B ghi bàn. Chiến thuật như vậy là tự sát. Thay vào đó, ông sẽ nói: sức mạnh của đội bóng là sức mạnh tập thế, dù tấn công hay phòng ngự đều luôn luôn cần hỗ trợ và bọc lót cho nhau.
Trong lời giới thiệu về tân Nội các, Mohamed đã dành thời gian nói về các Bộ và lĩnh vực chính sách mới, trong đó Bộ Hạnh phúc có nhiệm vụ làm cho một xã hội hanh phúc hơn: “Đó không chỉ là hy vọng chung chung mà phải là kế hoạch, dự án, chương trình và chỉ dẫn cụ thể”. Thực tế cho thấy, đã có quá nhiều lời hoa mỹ và hứa hẹn nhưng cuộc sống của người dân không hề tốt lên, kể cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đến con số kỷ lục ở một số nước. Những thành quả tạo ra ai đó được hưởng chứ không phải người dân. UAE đã đi tiên phong trong việc tìm ra giải đáp thiết thực nhất của xã hội.
2.2016
Lương Văn Quang