Brisbane, thành phố nhỏ trên 1 triệu dân, xếp thứ
tư tại Úc, đồng thời là thủ phủ tiểu bang Queensland là nơi tụ hội cuộc họp
Thương đỉnh G20 của 19 cường quốc hàng đầu + EU. Vinh dự cộng với cơ hội có được
qua việc tổ chức này phần nào bù đắp những mất mát đau thương cho miền đất Nữ
hoàng sau cơn đại hồng thủy khủng khiếp hồi năm 2011.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 làm nhớ tới chuyện Đông Chu liệt quốc, với hàng trăm nước, những cuộc phó hội cách đây ba ngàn năm cũng có khoảng 20 đại biểu là các Vua. Một tiết mục rôm rả của Hội nghị thời Xuân Thu mà bây giờ không có là việc bầu chọn minh chủ, theo đó Vua nước Tề, Vua nước Sở và Vua nước Tấn đã từng được vinh danh. Sử sách cũng ghi nhận, Tống Tương công không chịu biết thân phận, cũng đòi chạy đua vào chức minh chủ nên đã làm trò cười cho thiên hạ.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 làm nhớ tới chuyện Đông Chu liệt quốc, với hàng trăm nước, những cuộc phó hội cách đây ba ngàn năm cũng có khoảng 20 đại biểu là các Vua. Một tiết mục rôm rả của Hội nghị thời Xuân Thu mà bây giờ không có là việc bầu chọn minh chủ, theo đó Vua nước Tề, Vua nước Sở và Vua nước Tấn đã từng được vinh danh. Sử sách cũng ghi nhận, Tống Tương công không chịu biết thân phận, cũng đòi chạy đua vào chức minh chủ nên đã làm trò cười cho thiên hạ.
Thế giới bây giờ khác lắm rồi, như một trong những câu chuyện gây xôn xao dư luận nhất năm 2014 dưới đây.
Cách đây vài tháng, Bushman, một nhà khoa học Mỹ, trước khi qua đời đã tiết lộ một bí mật động trời. Đó là trong 40 năm làm việc tại “Vùng 51”, còn gọi là Dreamland, ông đã cộng tác với người từ hành tinh khác. Người hành tinh khác sang quả đất bằng đĩa bay, nhóm du hành có 18 người, hình dạng không khác lắm so với hình người trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đặc biệt các bác này hơi nhiều tuổi, có “bác” đã 230 tuổi (gọi là bác cho nó gọn sổ sách chứ đúng ra là hơi hỗn), đây là số tuổi ngang ngửa với Vua Minh Mạng nhà ta nếu Vua còn sống.
Tin tức này cũng làm phân hóa 2 nhóm tán thành và phản đối. Nhóm không tin thì bảo đó là chuyện nhảm nhí. Còn nhóm kia hoan nghênh “sự thật” được chờ đợi bấy lâu. Ông Bushman còn cho biết, nhưng người hành tinh này rất thân thiện nên mọi người cứ yên tâm. Nói vậy thì lại phải đặt câu hỏi, nếu họ không tử tế mà tàn ác thì thế giới sẽ ra sao. Năm 1840, Trung Quốc đã có dân số hàng trăm triệu mà vẫn thua đội quân bốn ngàn người của Anh. Bây giờ 7 tỉ người trên hành tinh của chúng ta có đánh nổi 18 người này không ?
Và điều quan trọng là 7 tỉ người này biết trông cậy vào ai để chống quân xâm lược từ hành tinh khác. Tất nhiên phải là “minh chủ”, nhưng minh chủ là ai ?
Thực ra Hội nghị G20 nhóm họp lần đầu tại Mỹ mới từ năm 2008 với mục đích giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu, theo sáng kiến của “chúa sơn lâm”. Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ tháng 9/2008 tại Mỹ là cuộc khủng hoảng có quy mô cực lớn. Trên Tivi, Tổng thống Mỹ George W. Bush hồi đó, một người mộ đạo, thường nói “God bless you, God bless America”, mỗi khi kết thúc bài phát biểu. Sáu năm đã trôi qua, chưa thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã chấm dứt.
Cuộc khủng khoảng kinh tế này được ví với cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 về mức độ nghiêm trọng, nhưng sách giải quyết thì khác hẳn nhau. Nếu năm 1929, người ta để cho các nền kinh tế rơi tự do, để tiến hành một cuộc đại phẩu thuật về cơ cấu và huyết mạch kinh tế, mặc cho các chỉ số thất nghiệp, làm phát tăng vọt, hàng loạt cơ sở kinh tế bị phá sản. Sau 4 năm, kinh tế thế giới trở lại bình thường, bắt đầu chu kỳ tiến bộ.
Còn cuộc khủng hoảng 2008, người ta họp G20, rồi đưa ra khái niệm”too big to fail” để biện minh các chính phủ can thiệp, bơm vá tránh đổ vỡ và các hệ lụy xã hội. Để làm như thế, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra giải pháp Quantitative Easing, gọi tắt là QE, được coi như liều thuốc giảm đau và thuốc bổ, và...chờ thời.
Kẻ viết bài này dốt nát, tự nhận thấy không đủ tư cách để giải nghĩa QE là gì. Chỉ biết rằng, nhờ có QE, với 3 đợt QE1, QE2 và QE3 mới kết thúc vào 31/10/2014, thì các ngân hàng Mỹ và cả thế giới giữ được năng lực tín dụng cho các loại nhu cầu, các nền kinh tế đều có tiền để tiếp tục vận hành, chi tiêu bình thường. Có tiền thì phải làm sao có hàng, chứ không tiền in ra chỉ là...giấy mà thôi. Bởi vậy, cám ơn anh Cả thì cũng phải nhớ ơn anh Hai. Trung Quốc, với tư cách là công xưởng của thế giới là nơi cung cấp dào dạt của cải, hơn nữa lại còn với giá rẻ bèo.
Vừa rồi trang mạng http://www.dailyreckoning.com.au đưa một bài viết có tựa “The End of the Age excess” (Sự chấm dứt của kỷ nguyên thừa mứa}. Thừa tiền thì khó nhìn thấy vì nó nằm trong ngân hàng. Nhưng thừa đồ thì dễ thấy lắm. Cứ đi một vòng các đường phố Sydney vào những ngày đổ rác thì sẽ thấy Tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng các loại, hầu hết vẫn còn dùng được nhưng đã bị quăng đi vì người ta đã có đồ mới ngon hơn, đồng thời được các chiêu khuyến mại ưu đãi. Hóa ra loài người...ngốc thật (người hành tinh khác chắc không thế), để sản xuất ra những thứ này phải đổ mồ hôi, xương máu, đào đất lấy nhiên liệu, vật liệu, rồi ba bẩy hai mốt ngày lại vứt đi, để lại môi trường tàn phá, bầu khí quyển hâm nóng. Tai hại hơn là đồ thực phẩm cũng được sản xuất vô tội vạ, không kiểm soát, gây ra biết bao bệnh tật và chết chóc.
Trở lại cuộc họp Thương đỉnh hàng năm của 19 cường quốc mà nước Úc đăng cai, chẳng cần nói ra ai cũng biết Mỹ chiếm vị trí nổi bật. Thế giới không thiếu gì những chuyện oan trái, sai quấy, như hoa hướng dương hướng về mặt trời, những kẻ yếu đuối thua thiệt chỉ biết hy vọng vào Mỹ, nơi duy nhất có đủ sức mạnh và hảo tâm để làm điều gì đó. Chẳng hạn, ISIL (tức IS), nhóm Hồi giao cực đoan quậy phá, chỉ có Mỹ mới có thể đứng ra ngăn chặn chúng. Mặt trời khi mọc, khi lặn, Mỹ vừa là Thiên thần, vừa là Quỹ dữ. Nếu Mỹ làm ngơ và bất lực thì Mỹ cũng là cái đích ngắm cho những lời chửi rủa, hằn học. Mỹ hành động theo...lợi ích Mỹ, nếu không Mỹ không còn giữ được sức lực để mọi người ngóng trông.
Về góc độ kinh tế, người ta quy thế giới thành 3 miếng lớn trong quả táo gồm Mỹ, EU và Trung Quốc. Ba miếng này được chi phối bởi 2 quy luật chính đó là zero-sum game và win-win game, trong đó quy luật nào là chính, cái nào là phụ tùy theo từng mối quan hệ ccawjp đôi và theo từng thời kỳ. Khi khủng hoảng nổ ra, bắt đầu từ Mỹ, theo win-win game, nó sẽ lan sang EU, rồi tới Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt đầu slow down, thì đây cũng là lúc những tia hy vọng hé lộ.
Trong sự phát triển, dân số trái đất ngày càng nhiều, vật lực cũng không sợ thiếu vì cũng có nhiều loại vật liệu mới thay thế lẫn nhau. Chỉ có vấn đề nhiên liệu là luôn ám ảnh các nhà hoạch định chiến lược và làm đau đầu các đời Tổng thống Mỹ.
Cách đây hơn 100 năm, kỹ nghệ khai thác dầu lửa đã làm Mỹ lớn mạnh, trở thành cường quốc hàng đầu thay thế cho Anh Quốc. Theo kỹ thuật cũ, mỏ dầu được khai thác bằng các mũi khoan “dọc”, do áp suất từ bên dưới, dầu được trào lên. Khi áp suất giảm người ta bơm nước biển vào để tạo thêm áp suất. Cách khai thác thế này chỉ lấy được khoảng 20% lượng dầu. Vì khai thác sớm, các mỏ dầu tại Mỹ đã dần cạn kiệt.
Kỹ thuật mới, cho đến nay chỉ Mỹ làm được là vừa khoan dọc, vừa khoan ngang, khoan vào cả các phiến đá, do đó sẽ khai thác tối đa trữ lượng dầu. Với phương pháp này, sản lượng dầu lửa của Mỹ tăng chóng mặt, giá dầu lửa thể giới sụt giảm 50% so với thời điểm cao nhất, với mức 120 USD/thùng xuống còn 80 USSD/thùng.Từ địa vị phụ thuộc nhập khẩu dầu lửa lớn nhất, Mỹ sẽ tự túc và trở thành nước xuất khẩu dầu lửa. Điều này mở ra một trang sử mới về địa lý kinh tế thế giới.
Nước Úc thân thương cũng đã được phát hiện lượng dầu khí khổng lồ tại khu lòng chảo Arckaringa, vùng Coober Pedy (Nam Úc) có trữ lượng lên đến 233 tỉ thùng, nằm trong những phiến đá (shale oil). Nếu Úc tiếp bước ông anh America trong việc khai thác dầu khi thì xứ sở này có cơ hội trở thành một cường quốc năng lượng hàng đầu.
“God bless you, God bless America”, lời cầu nguyện của George W. Bush dường như đã linh hay do các bác già hành tinh khác mách bảo mà Mỹ đã tìm ra chìa khóa để giải bài toán năng lượng. Có động lực mới, Mỹ có thể yên tâm khóa sổ QE, và khi không có QE, tất yếu ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất từ zero hiện nay lên đề dòng tiền chạy trở lại Mỹ. Rút dây động rừng, giờ thì quy luật zero-sum game sẽ lại lên tiếng, nó sẽ gây khó khăn cho các nước, đặc biệt là các nước kinh tế mới nổi. Nhưng chỉ khi Mỹ thoát ra khủng hoảng kinh tế trước thì thế giới mới có đầu tàu để đi theo.
Bình minh ló rạng trên đất nước Amerrica là lý do khiến cho Hội nghi G-20 tại Brisbane coi “tăng trưởng kinh tế” là chủ đề chính và mục tiêu tăng thêm 2% trong vòng 5 năm tới đã được đề ra.
11.2014
Lương Văn Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét