Đầu tháng, thế giới bất ngờ hay tin một cuộc đảo chính quân sự tại Gabon, một quốc gia chỉ có 2 triệu dân ở Châu Phi. Gabon bé nhỏ nhưng lại sản sinh ra một cầu thủ lớn, đắt giá nhất của đội Arsenal là Aubameyang. Gọi là bất ngờ vì nếu như xưa kia, đảo chính đã là một đặc sản thưởng xuyên diễn ra của Châu Phi thì đã lâu lắm rồi mới gặp lại chuyện đó.
Từ khi được Pháp trao trả độc lập vào năm 1960, Gabon đã trải qua 3 đời tổng thống. Tổng đầu tiên là Leon M’Ba nắm vị trí được 7 năm rồi qua đời. Tổng thứ hai, Omar Bongo, may mắn hơn “bác Ba”, ngự trị đến 42 năm, nên đến khi chết năm 2009 đã kịp truyền ngôi cho con trai là Ali Bongo.
Ali du học ở Pháp từ khi 9 tuổi, sau này cũng lấy vợ Pháp. Trước khi lên thay bố thì “hoàng tử” đã khá nổi tiếng trong giới showbiz, hay giao du với các ngôi sao ca nhạc và bóng đá. Không biết có phải do quá khứ chơi bời quá độ không mà nay sức khỏe nhà lãnh đạo 59 tuổi có vấn đề nghiêm trọng, phải chữa bệnh dài hạn ở nước ngoài. Cuộc đảo chính vừa rồi diễn ra khi ông Ali Bongo không có mặt ở trong nước, nhưng đã bị kịp thời dập tắt bởi người trung thành với gia đình ông.
Nhìn chung ở các nước Châu Phi, các thể chế dân chủ một cách nửa vời. Mặc dù vẫn có các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng không thể nói không dàn xếp, “quy hoạch” ở những mức độ khác nhau.
Dân số Châu Phi là châu lục có độ tuổi thấp nhất trên thế giới, nhưng độ tuổi của các tổng thống thì lại cao nhất. Không tính Tổng thống Mugabe, 93 tuổi của Zimbabwe mới bi lật đổ thì 10 nhà lãnh đạo già nhất có độ tuổi bình quân 77, cao hơn khá nhiều so với tuổi bình quân của lãnh đạo các nước phát triển, chỉ có 52 tuổi.
Lý do của việc già hóa này là các cuộc đảo chính quân sự ngày càng trở nên hiếm hoi. Cuộc đảo chính quân sự đầu tiên ở Châu Phi có thể kể đến cuộc binh biến của nhóm “Sĩ quan tự do” do Nasser, 34 tuổi vào năm 1952 lãnh đạo tại Ai Cập. Hay như Gaddafi làm “cách mạng” tại Lybia năm 1969 khi ông mới 27 tuổi. Những người cầm đầu thường khá trẻ cũng dễ hiểu vì tuổi trẻ thường nhiều tham vọng và liều lĩnh.
Một cuộc đảo chính quân sự ngày nay khó xẩy ra vì khó giành được sự ủng hộ và sự chấp nhận của nhân dân và cộng đồng quốc tế, nhưng vào thời “hai phe” của chiến tranh lạnh thì khác. Các cuộc đảo chính liên tiếp nổ ra vì các lý do như:
- Vai trò của quân đội, đặc biệt trong các nước châu Phi rất lớn, họ lại độc lập và phi chính trị nên dễ dàng lật đổ chính phủ dân sự, thậm chí chính phủ quân sự nhưng khác phe nhóm.
- Trong thập niên 60, 70, một loạt các quốc gia mới ở châu Phi ra đời. Các bâc khai quốc công thần thường thiếu kỹ năng quản trị nhưng lại dễ tự mãn, sa vào hưởng lạc, sùng bái cá nhân.
- Một trong hai phe XNCH hay Mỹ - Phương Tây xúi giục các sĩ quan quân đội làm đảo chính mỗi khi bất mãn với chính phủ đương nhiệm. Sau đảo chính, chính quyền mới nhanh chóng được một trong hai phe công nhận “hợp pháp” và thực hiện viện trợ kinh tế quân sự.
Điều buồn cười là khi đương chức, các nhà lãnh đạo độc tài thường được tô vẽ thành yêu nước thương dân, tài ba lỗi lạc, mười phân vẹn mười; nhưng khi bị lật đổ thì cũng chính truyền thông nhà nước lại bêu riếu những mặt trái xấu xí.
Khen hay chê chỉ là cái thói đời vô nghĩa. Ở Bắc Hàn, các đời lãnh tụ đều được đưa lên mây xanh; ngược lại các tổng thống Nam Hàn thì thật oái oăm, người thì bị ám sát, người tự tử, người đi tù và tất cả đều bị phê phán chửi rủa. Nhưng thành tựu xây dựng đất nước và cuộc sống người dân của Bắc Hàn và Nam Hàn khác nhau thế nào thì mọi người đều rõ.
Nếu quân đội hay an ninh “quá to” thì đó là chủ nghĩa quân phiệt và là sự cản trở và bóp nghẹt đối với sự phát triển xã hội. Rất may, theo thời gian, ảnh hưởng và sự tham gia của quân đội vào chính trường có xu hướng giảm đi.
Sư can thiệp từ bên ngoài là cách vô hiệu hóa quyền lực tuyệt đối của quân đội ở các nước. Thử hỏi trong số hàng trăm cuộc đảo chính trong 100 năm qua trên thế giới có cuộc đảo chính nào không có yếu tố nước ngoài ? Thực tế, phe phái nào có “lưng” được chống tốt hơn thường sẽ giành chiến thắng.
Tình hình Venezuela hiện nay gần giống như Philipin năm 1986, khi đó phe đối lập do ông Aquino lãnh đạo đã gây sức ép lớn lao lên tổng thống độc tài Marcos. Lực lượng an ninh quân đội đã liều lĩnh ám sát Aquino nhưng Marcos cũng không giữ được ghế, bà vợ Aquino đã trở thành tổng thống.
Những diễn biến mới đây cho thấy vai trò và thế lực của bộ máy quân đội và an ninh Venezuela không quá lớn như người ta tưởng, và đó chính là hy vọng một cuộc chuyển hóa dân chủ cho đất nước giàu tài nguyên này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét