Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

SQ- TRÍ THÔNG MINH Ý CHÍ


Trong cuộc sống đa số mọi người đều có khuynh hướng thích chơi, ngại làm (đối với người lớn); ham chơi, lười học (đối với trẻ con). Cũng dẽ hiểu vì chơi thì vui, con làm, học thì nhàm chán. Nhưng một số đứa trẻ vượt lên được cái boring đề ngồi vào bàn học một cách kiên trì thì đó chính là điều mà người xưa gọi là có chí, còn theo tâm lý học hiện đại gọi đó là trí thông minh ý trí SQ (Spirit-intelligence Quotient).
“Có chí làm quan”. Chế độ phong kiến đã từng tồn tại hàng ngàn năm, nó phải có những lý do nhất định. Một trong những ưu điểm của thời phong kiến là vợ, con và người nhà của Vua không được tham gia bộ máy chính quyền. Chỉ có một ngoại lệ hiếm hoi ở nước ta vào đầu thời Trần, giai đoạn đánh giặc Nguyên thì một số hoàng thân tham gia chỉ huy quân đôi và trực tiếp ra trận. Ngay trong một công ty quốc doanh mà ông giám đốc đưa người nhà vào thì sẽ phá vỡ kỷ cương và bộ máy. Vì thế muốn làm quan thì con đường chủ yếu là thông qua học hành thi cử, muốn vậy phải có chí học hành.
Khi con người ta vượt qua được cái ngưỡng “làm điều mình thích” của con trẻ để “làm điều cần thiết” là lúc người đó đã trưởng thành, đã trở thành người lớn. Ở đây, cần phân biệt “thích” với “đam mê”. Cái thích hoàn toàn cảm tính, còn đam mê, cao hơn là lý tưởng thì hẳn phải có sự kết hợp ít nhiều của trí óc.
Người có trí nhớ tốt sẽ dễ dàng tích lũy được nhiều kiến thức. Kiến thức người này gấp 2-3 lần người kia có thể coi là nhiều, nhưng với ý chí, có thể gấp nhau 5-10 lần. Do đó có thể coi trí thông minh SQ rất quan trọng để mang lại khác biệt và sự thành công.
Nhưng không thể “cố” để có SQ được. Mình đánh giá thấp nhưng kẻ luôn mồm hô quyết tâm làm điều nọ điều kia. Một khi đã có SQ làm nội lực thì không cần khẩu hiệu nào cả.
Cũng như các loại trí thông minh khác, SQ có được thông qua bẩm sinh và rèn luyện. Một số cha mẹ dùng cái roi để bắt con ngồi vào bàn học, đó là thể hiện sự nôn nóng và chưa chắc đã đạt mục đich.
Khi con bạn gặp một bài toán khó, đó là một ví dụ về sự thử thách SQ, cháu bỏ cuộc hoặc theo đuổi đến cùng, tùy theo mức độ phát triển về ý chí.
Ý chí và nghị lực SQ cần có một lộ trình để xây dựng và vun đắp, và mỗi đứa trẻ một khác. Tìm ra một công thức sao cho cân bằng giữa rèn luyện và thự giãn, vui chơi phù hợp cho con mình là điều những người làm cha làm mẹ trăn trở.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét