Sir Michael Somare, Thủ tướng đầu tiên, người được coi là “cha già dân tộc” của Papua New Guinea mới qua đời ở tuổi 85.
Người Papua New Guinea thuộc giống người Melanesia, một trong bốn chủng tộc của khu vực Thái Bình dương. Melanesia có trình độ phát triển cao hơn thổ dân Úc Aboriginal. Nếu như người Aboriginal còn sống bằng săn bắn hái lượm thì người Melanesia đã biết sản xuất nông nghiệp từ ngàn đời nay.
Nhưng PNG, thuộc nửa phía đông của đảo Papua vẫn là một vùng đất huyền bí, với rặng núi cao tới 4,600 mét, và những cánh rừng rậm nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại trên trái đất. Một điều đặc biệt là người dân ở đây có tục ăn thịt người, mà phải đến năm 2012 mới được chính thức xóa bỏ.
Khi các lái buôn châu Âu đến đây vào thế kỷ 18 và mang theo khoai lang thì người Papua đã biết cách biến loại củ này làm thứ lương thực chủ yếu, thay thế cho khoai môn. Theo tương truyền, loại khoai lang trồng ở đất PNG tạo ra đột biến gien, phụ nữ ăn vào trở nên rất hưng phấn tình dục và tổ chức thành từng nhóm đi bắt cóc đàn ông về để thỏa mãn.
Câu chuyện đó không rõ có đúng không nhưng có một thực tế là kể từ khi lương thực thực phẩm dồi dào, dân số ở đây đã tăng lên nhanh chóng. Và một số liệu hiện tại, PNG là đất nước có tỉ lệ hiếp dâm rất cao.
Hồi thập niên 90, một đoàn văn công PNG sang Úc biểu diễn đã gây tranh cãi trên báo chí vì có vũ nữ đều để ngực trần theo truyền thống. Người PNG da đen nhưng lại có tóc vàng khá đặc biệt, dáng người cũng thon gọn.
Thực ra PNG đã từng được coi là một “tiểu bang” của Úc trong hơn 60 năm. Sir Michael, trước khi trở thành thủ tướng đầu tiên của nước PNG độc lập thì ông là Thủ hiến của mảnh đất này, nằm trong Liên bang Úc.
Năm 1884, ba cường quốc Hà Lan, Đức và Anh đã phân chia đảo Papua thành ba phần, trong đó Hà Lan chiếm một nửa đảo ở phía Tây. Bên phía Đông, Đức chiếm nửa phần Bắc, Anh chiếm nửa phần Nam.
Khi Úc đại lợi thành lập vào năm 1901, năm 1905 Anh quốc giao phần thuộc địa của mình ở đảo Papua cho Úc theo một Hiệp định. Thừa cơ Đức sa lầy và thua trong Thế chiến I, Úc chiếm nốt phần Đông Bắc của Đức.
Năm 1975, Úc trao trả độc lập cho PNG, tuy nhiên quần đảo Torres Strait, nơi người Melanesia sinh sống đã gây bất đồng giữa hai nước được giữ lại Úc. Hiện nay, đa số người Torres Strait sống trong lục địa Úc, và chỉ có 4,000 cư dân tại các đảo, được tổ chức thành một “council” thuộc tiểu bang Queensland.
Phần thuộc địa phía Tây của đảo Papua ngày nay trở thành một tỉnh của Indonesia. Một phong trào người Tây Papua, nơi bằng phẳng và đông dân hơn, từng đấu tranh đòi độc lập và thống nhất với phía bên kia của đảo đã không được quốc tế ủng hộ, kể cả PNG.
Sir Michael là con cả trong một gia đình 6 con, có cha là một cảnh sát. Vào thời gian PNG bị Nhật chiếm đóng, Michael đi học trường Nhật nên có khả năng đọc và viết tiếng Nhật, mặc dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính.
Từng 4 lần làm thủ tướng PNG, tổng cộng 17 năm, ông là một chính khách nổi bật của đất nước. Năm 2011, ông ngã bệnh, phải đi điều trị tại Singapore. Ở trong nước, đảng NAP của ông bị chia rẽ trầm trọng, một số nghị sĩ chạy sang phe đối lập. Phe đối lập do có đủ đa số trong quốc hội nên đã chọn thủ lãnh của họ là O’Neill làm thủ tướng mới. Tháng 12/2011, với mục đích ngăn cản Somare, lúc đó 75 tuổi, quốc hội đã thông qua một đạo luật quy định thủ tướng không được quá 72 tuổi.
Đầu năm 2012, Somare ra lệnh cho quân đội phế truất O’Neill, gây là một cuộc khủng khoảng chính trị tại nước này. Tuy nhiên, với sự can thiệp của Úc, một cuộc bầu cử được tổ chức. Kết quả O’Neill thắng và giữ chức thủ tướng cho tới năm 2019.
Sir Michael vẫn chưa về hưu và tiếp tục làm nghị sĩ đến năm 2016. Con trai ông, Arthur, từng làm Bộ trưởng nhưng đã phải từ chức vì những cáo buộc tham nhũng.
Gia đình Somare đã lên tiếng cám ơn chính phủ đương nhiệm của thủ tướng Marape đã vinh danh vị thủ tướng khai quốc công thần và xin đưa thi hài ông về an táng tại quê nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét