Khi bạn được 100% phiếu bầu thì có cần bỏ phiếu để lấy thêm một lần 100% nữa không? Vậy mà đó đang là điều diễn ra trên "thiên đường".
Lưu ý: trăm phần trăm ở đây khác với chăm phần chăm của chị em ta, nghĩa là chuổng cời.
Nhớ lại hồi xưa, "anh Mười" và "anh Kiệt" được đưa ra quốc hội bầu chức CT HĐBT với số phiếu suýt soát nhau. Trước đó, các đại tướng và đương nhiệm UV BCT Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân đã trượt suất đại biểu dự ĐH 6.
Xưa và nay có gì khác không? Có, dân gian bây giờ có câu "khôn chết, dại chết, giả chết thì sống".
Ông bạn trong nước giải thích như sau:
Cán bộ có ai sống bằng lương đâu, "người ăn nhiều, kẻ ăn ít". Kể cả ăn ít vẫn có nguy cơ thành củi, vì thế ai cũng mang một nỗi lo sợ trong người.
Nhiều người muốn hạ cánh an toàn đã phải tìm cách đổ bệnh đi nhà thương. Không ai muốn sờ đến thằng sắp chết cả, vậy là thoát.
Nếu bầu cử không phải 100% thì sẽ phải truy ra xem ai chống đối, rất mệt, vậy bầu hết đi cho lành. Ngày xưa thì khác, đa số cán bộ liêm khiết, trong sạch và họ dám dùng lá phiếu để nói lên chính kiến của mình.
Trong phúc có họa, trong họa có phúc. Trước đây cán bộ TW điều về địa phương, ra bầu cấp ủy hay HĐND toàn trượt. Bây giờ, mô hình mới đang nhân rộng lại là Bí thư tỉnh thành không phải người địa phương.
Thực ra đây là chính sách có từ thời nhà Nguyễn, theo đó để tránh tình trạng "một người làm quan cả họ được nhờ", ai muốn làm quan thì phải chấp nhận đi xa.
Trong thời gian làm Quốc trưởng 1949-1955, Bảo Đại từng nói "không thể rừng nào cọp nớ", khi bổ nhiệm các tỉnh trường không tại quê nhà.
Mình nghĩ rằng vai trò người đứng đầu rất quan trọng. Nếu vị này gương mẫu thì tình trạng tham nhũng sẽ giảm thiểu.
Tuy nhiên, khi cán bộ trở nên liêm chính như thời kỳ các thập niên 60, 70, 80 thì liệu dân ta có hài lòng không? Hãy chờ xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét