Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Cuộc đấu tranh ai thắng ai trở nên gay cấn

 

Nếu như cuối 2021 dậy sóng bằng các thể loại Thánh rắc muối, Thánh ngoáy mũ thì sang 2022, lại là những tin tức về giới tỉ phú Việt Nam.
Hai vụ Dũng “chăn voi” và Quyết “lùa gà” gần như xảy ra cùng một lúc. Bằng một bức tâm thư lời lẽ thống thiết đến mức cư dân mạng đề cử trao giải Nobel văn học như ý nguyện của chủ tịch nước, Dũng chăn voi, tức Dũng béo đã từ bỏ khu đất vàng ở Thủ Thiêm.
Cá nhân mình nghe danh Thủ Thiêm bắt đầu vào năm 2006. Hồi đó PCT Mỹ Hoa sang Dubai thì Chủ tịch Tập đoàn Dubai World với vốn sở hữu của hoàng gia Al Matoum đã đăng ký gặp. Vào ngày chủ nhật, cậu phiên dịch đi chơi vắng nên mình đành phải làm chân phiên dịch. Nội dung chính của buổi gặp là Dubai World quan tâm đến đất Thủ Thiêm và hình như phía “bạn” biết cô Mỹ Hoa là chị vợ của anh Hải, đương kim chủ tịch Sài Gòn lúc đó.
Về sau được biết dự án của Dubai World không thành, có tin đất Thủ Thiêm “phức tạp” lắm vì nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng. Thời chiến tranh, vùng ven sông Sài Gòn, nơi có địa hình kênh lạch chằng chịt là nơi đặc công Việt Cộng hoạt động mạnh.
Trở lại với Dũng béo, người ta cho rằng ông phải bỏ của chạy lấy người vì bị công an “xác minh” một số chuyện làm ăn.
Cảnh ngộ của Quyết lùa gà, tức Quyết còi hiện này cũng bi đát không kém. Hành động rút vốn của ông quá thô nên đã bị phong tỏa tài khoản và vô hiệu hóa giao dịch.
Theo động thái khác, Vượng vin, tỉ phú giàu nhất Việt Nam đã quyết định từ bỏ dự án hàng không Vinpearl Air cũng như một loạt dự án lớn khác.
Không hẹn mà gặp, giới tài phiệt hàng đầu dường như đang tìm đường tháo lui, downsize và thoái vốn lại các doanh nghiệp của mình. Họ không muốn kiếm tiền nữa hay có dấu hiệu chẳng lành nào đó?
Nhìn sang đất nước “ông anh” là Trung Cộng, một loạt tỉ phú cũng có chuyện mà vụ việc nổi tiếng nhất là Jack Ma, ông chủ Alibaba đã từng bị nhập kho và phải “tình nguyện” bỏ ra một số tiền kha khá thì mới được thả.
Bên Mỹ và Phương Tây thì không thể có chuyện các tỉ phú bị dọa nạt, bắt nhốt và ăn cướp tiền trắng trợn như vậy. Đúng ra là ngược lại, giới tài phiệt đã thao túng chính phủ, các chính sách kinh tế xã hội phải phục vụ cho quyền lợi làm ăn của giới doanh gia.
Mình tin rằng có một cuộc đấu tranh “ai thắng ai” không khoan nhượng giữa quyền lực nhà nước, “bên cầm súng” và những doanh dân “bên có tiền”. Có điều cuộc đấu tranh thế này ở các nước tiên tiến đã kết thúc thì ở các nước độc tài vẫn tiếp diễn, trong đó quan chức vẫn đang chiếm ưu thế so với doanh nhân.
Nếu như phương Tây có câu chính phủ “vì dân, do dân và của dân” thì phương đông cũng có câu “lấy dân làm gốc”. Ở đây khái niệm “dân” không phải những người dân ngu khu đen mà chính là các “đại gia” kiểu như Tây Môn Khánh trong Kim Bình Mai, chứ không phải là các “a hoàn” mà Khánh có thể đè ra hiếp bất cứ lúc nào, thậm chí đánh chết.
Đến khi xã hội có sự tiến hóa, xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, con người được tự do, bình đẳng thì dân mới là “dân” theo cách hiểu phổ quát hiện nay.
Trong đám bách tính, một bộ phận đã vượt lên, chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh và trở nên giàu có. Nhìn góc độ nào đó, họ chỉ biết “cạp đất” mà ăn và buôn bán chính sách. Nhưng cũng không hẳn như thế, đó cũng thể hiện sự nhạy bén, thích nghi với hoàn cảnh. Để giàu có thành công, con người phải có tài năng nhất định, mặc dù có thể hiểu là tài theo nghĩa tốt hay theo nghĩa xấu.
Khi đã trở nên giàu có, để bảo vệ tài sản, sự an toàn cá nhân và gia đình, giới nhà giàu phải tìm cách mua chuộc, hối lộ quan chức, đẻ ra tình trạng tham nhũng. Tham nhũng ở các nước Phương Tây ít hơn vì pháp luật bảo vệ quyền tư hữu bất khả xâm phạm, đồng thời quyền lực được giám sát chặt chẽ bởi cơ chế tam quyền phân lập.
Trong quá khứ đã có những cuộc đấu tranh "ai thắng ai” cực kỳ khốc liệt, đó là cải cách ruộng đất những năm 1954-1956 và “đánh tư sản” năm 1975-1976.
Tại Trung Quốc, sau một giai đoạn phát triển nhanh, hình thành một tầng lớp giàu, trở thành tư bản thân hữu, ăn chia với quan chức và như vậy đã phần nào lũng đoạn nhà nước. Mặt khác, một nước Trung Quốc thịnh vượng, trỗi dậy, cạnh tranh với Mỹ sẽ làm căng thẳng mối quan hệ với Mỹ và phương Tây và rất dễ dính đòn trừng phạt bao vây.
Chiến dịch của Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu sẽ củng cố quyền lực của Cộng đảng, nhà nước thu được tài sản. Điều này làm kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại, cũng lại là cách để hòa dịu với Mỹ, vào thời điểm Trung Quốc chưa đủ sức chống chọi ngang bằng và dễ tổn thương.
Liệu Việt Nam có theo chân Trung Quốc để trở về thế giới đại đồng hay không? Hãy chờ xem.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét