Ngày 31/12/1999, ngày cuối cùng của thiên niên kỷ cũ, Tổng thống Nga B.Yelsin đã bất ngờ tuyên bố từ chức, nhường lại ngôi vị cho chàng trẻ tuổi Putin, mở ra một triều đại lâu dài cho đến tận ngày nay.
Trước đó, vào ngày Chúa sáng sinh 25/12/1991, quốc gia vô thần lớn nhất thế giới Liên Xô đã chính thức tan vỡ thành 16 mảnh. Nước Nga bây giờ chỉ còn phân nửa dân số cũng như quy mô kinh tế so với Liên bang Xô viết.
Cũng ngày 25/12 nhưng năm 1989, vợ chồng nhà độc tài Ceausescu của Romania đã nhận cái kết bi thảm nhất khi cùng bị xử bắn. Tuy nhiên, trước đó cùng năm, mắt xích yếu nhất đã đứt gẫy ở Ba Lan, đánh dấu một phản ứng dây chuyền làm xóa sổ hệ thống XHCN Đông Âu.
Nhiều người cho rằng, sự “xoay trục” của Trung Quốc về phe Mỹ đã làm thay đổi cán cân lực lượng dẫn đến việc Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhìn dưới góc độ khác, đó chỉ là bề nổi, Liên Xô còn có những kẻ thù nhỏ bé, âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm. Ba Lan và Romania là hai nước đã mất một bộ phận lãnh thổ cho Liên Xô đã đóng những vai trò quan trọng.
Mặc dù được đền bù một phần lãnh thổ từ nước Đức thua trận, nhưng Ba Lan vẫn mất 20% diện tích lãnh thổ so với trước chiến tranh bởi việc thành lập nước Cộng hòa Lít va (tức Lithuania) và một phần lãnh thổ sáp nhập vào Ukraine. Trong khi đó, Romania cũng bị mất phần đáng kể lãnh thổ thiêng liêng với việc ra đời nước Cộng hòa Moldova thuộc Liên Xô.
Công đoàn đoàn kết thành công và cướp được chính quyền ở Ba Lan là hậu quả của cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì từ năm 1980 do Walesa, một công nhân điện lãnh đạo. Rút kinh nghiệm từ các cuộc đấu tranh của Hungaria 1956 và Tiệp khắc 1968 đã bị đàn áp đẫm máu, những bước đi của Công đoàn đoàn kết chậm mà chắc.
Đáng chú ý, sự thành công của Công đoàn đoàn kết có sự giúp sức ngấm ngầm từ trong nội bộ của Đảng Công nhân thống nhất cầm quyền. Dù nằm ở hai bên đối địch nhưng họ có một điểm chung là yêu nước Ba Lan và căm ghét “ông anh cả” Liên Xô đã cướp đất.
Đến năm 1989, Đảng đã tự nguyện rút lui để nhường cho Công đoàn đoàn kết lên nắm chính quyền một cách có trật tự, không đổ máu. Trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên, ông Walesa, lúc đó 47 tuổi đã trở thành tổng thống đầu tiên của nước Ba Lan mới.
Câu chuyện Romania còn ly kỳ hơn, ngay bản thân Ceausescu cũng là một con người phức tạp. Mặc dù là thành viên khối quân sự Warsaw nhưng Romania vẫn duy trì quan hệ với Israel trong thời gian chiến tranh leo thang với một số nước Ả Rập được Liên Xô hậu thuẫn.
Nhưng việc chuyển hướng quan hệ đối ngoại mạnh mẽ chỉ diễn ra khi Ceausescu trở thành Bí thứ thứ nhất TW Đảng năm 1965. Romania đặt quan hệ chính thức với khối EU, thắt chặt quan hệ với Mỹ. Nữ đồng chí Elena Ceausescu dù không có thành tích gì trong khoa học cũng trở thành Viện sĩ viện hàn lâm Mỹ.
Khi mối quan hệ Xô Trung công khai sự thù địch, Romania đã trở thành đồng chí đồng minh của Trung Quốc và chính thức trở thành “kẻ phản bộ” Liên Xô. Để ý thêm, Trung Quốc và Romania là hai nước cộng sản đã tham gia Đại hội Olympic tại Mỹ 1984, trong khi khối Liên Xô đã tẩy chay.
Nhưng Ceausescu cũng có những sai lầm lớn về điều hành kinh tế và nuôi dưỡng sự sùng bái cá nhân. Khi các khoản nợ nước ngoài lên cao, Ceausescu đã ra lệnh xuất khẩu hầu hết những sản phẩm có giá trị của đất nước để lấy tiền trả nợ, làm bần cùng hóa cuộc sống người dân, dẫn đến bất mãn và nổi loạn.
Vào cuối năm 1989, Ceausescu đã chủ quan sau khi vừa trúng cử Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối nên không chịu chạy trốn ra nước ngoài, dẫn đến kết cục bị bắt và bị hành quyết nhanh chóng.
Đầu thập niên 1970s, Romania chính là nước đã làm cầu nối để hai nước Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và trở thành đồng minh của nhau. Do khác biệt về ý thức hệ, Mao Trạch Đông từng gọi Mỹ là “con hổ giấy” nhưng sau đó đã đổi giọng “kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta”.
Điều có thể thắc mắc, Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn mà tại sao vẫn còn lấy đất của Ba Lan và Romania như vậy? Có lẽ thói kiêu ngạo lộng quyền, duy ý chí, bất chấp hậu quả là lý do.
Liệu rằng nước Nga của Putin có gánh chịu hậu quả nào trong tương lai với việc sáp nhập bán đảo Krym của Ukraine? Tương tự là câu hỏi với thói tham lam về đất đai của Trung Quốc.
Trong khi đó, nước Mỹ, cường quốc số 1 thế giới, từng mang tiếng dính líu với nhiều cuộc chiến “xâm lược” nhưng trên thực tế lại chưa bao giờ lấy một tấc đất nào của nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét