Thế giới ngày nay và thế giới “ngày ấy” khác nhau rất nhiều, khác về bản chất chứ không phải từ bề ngoài.
Hồi nhỏ, nghe các anh lớn khoe với nhau rằng đã bóp vếu chị A, chị B, chị C... làm mình rất lấy làm tò mò. Lớn một chút, không còn là tai nghe nữa mà được tận mắt chứng kiến những việc như vậy. Có điều lạ, không thấy các chị giận, có chị còn cười.
Ký ức tuổi thơ của những người thuộc thế hệ với mình chắc không thể thiếu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Gần nhà mình có bạn mỗi khi bị bố đánh phải ra chợ Châu Long ngủ, có hôm trời mùa đông giá rét, còn hơn về nhà, thấy ngứa mắt lại cho trận nữa.
Theo ngôn ngữ hiện đại, những sự việc kể trên gọi là quấy rối tình dục và bạo hành gia đình.
Người ta kể rằng, Mao Trạch Đông bị ăn đòn nhiều đến nỗi có ác cảm với bố. Đến khi trở thành Chủ tịch nước, hầu như ông không bao giờ nhắc gì đến bố.
Ngược dòng thời gian nữa, thời trung cổ được giới sử học gọi là thời kỳ dã man, khi mạng sống của con người bị coi như cỏ rác.
=0=0=0=0=0=
Chúng ta đang sống trong một thế giới khác hẳn, trong đó con người được xã hội bảo vệ bởi luật pháp, theo một từ ngữ gọi là “nhân quyền”.
Ăn uống no đủ chưa phải là nhân quyền vì con chó hay con lợn cũng cần được ăn uống tốt. Nhân quyền là khái niệm tinh thần, không phải vật chất nên con vật không hiểu được mà chỉ có con người.
Cha mẹ đánh con không còn chuyện nội bộ gia đình mà đó là vấn đề phạm pháp nghiêm trọng. Không thể chấp nhận lập luận rằng bé An 8 tuổi bị chết là do “dậy dỗ” và đánh quá tay. Vì thế vụ việc cần được xử lý nghiêm khắc theo giá trị phổ quát của loài người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét