Tính từ “Cách mạng tháng 10” 1917 đến nay, Liên Xô và Liên bang Nga có cả thảy 11 lãnh tụ (kể cả người đương thời Putin). Số phận Putin chưa hết, xem ra lành ít dữ nhiều, nhưng cả 10 vị trước đó đều không thể coi là “mỉm cười nơi chín suối” vì đều có những cái kết dang dở và không theo ý muốn.
Lãnh tụ và người thầy Lenin bị ám sát, dính ba phát đạn vào tay và lưng. Vụ ám sát được đổ thừa cho nước Anh, mặc dù không có bằng chứng bới vì Anh Quốc là cường quốc số 1 thế giới lúc đó (chứ không phải Mỹ), nhưng không loại trừ khả năng đây là một âm mưu từ nội bộ.
Ông không chết ngay nhưng phải đi Gorki dưỡng bệnh trong những năm cuối đời rồi ra đi ở tuổi 53. Trong thời gian ở Gorki, ông viết sách và viết nhiều thư chỉ trích Stalin, đặc biệt kịch liệt phản đối việc Stalin lên kế vị mình. Tuy nhiên có thể hiểu Lenin đã bị tuột khỏi quyền bính nên yêu cầu của ông không được đáp ứng.
Nếu như Marx không bao giờ đi làm, dành cả cuộc đời để viết sách, còn Lenin giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân ủy, tức Thủ tướng thì chắc hẳn phải bận rộn. Nhưng đời sau vẫn coi Lenin như một nhà tư tưởng bởi những cuốn sách ông viết trong thời gian không làm việc.
Về mặt Đảng Stalin chỉ dùng chức danh “Bí thư” nhưng có thể hiểu là đứng đầu Đảng CS, kiêm Chủ tịch HĐBT. Stalin là người cầm quyền lâu nhất trong số các lãnh tụ CS Nga Sô, được coi là có công tạo lập ra để chế Liên Xô hùng mạnh và hệ thống các nước XHCN đồng thời cũng là người được coi là hết sức tàn nhẫn với cả những đồng chí gần gũi nhất của mình.
Cái chết của Stalin cho đến nay vẫn được coi là bí ẩn ở tuổi 74, còn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Sau bữa ăn tối và làm việc về, ông không thể thức dậy vào sáng sớm hôm sau mà có thể đã chết trong đêm. Có giả thiết ông bị đầu độc, tuy nhiên không có chứng cớ.
Cái chết bất ngờ của Stalin đã dẫn đến việc tranh giành quyền lực trong 6 tháng, cuối cùng Khrushchov đã giành phần thắng. Một hình ảnh mà một người hay nhắc khi nhớ về Khrushchov là ông đã rút giày đập lên bục khi lên phát biểu tại Đại hội đồng liên hợp quốc. Rõ ràng đây là một hành động thô bỉ đáng xấu hổ.
Tháng 10/1964, nhân việc Khrushchov đi địa phương, BCH Cộng đảng đã họp phiên bất thường để cách chức Khrushchov. Người được coi là chủ xướng cho cuộc đảo chính không đổ máu này là Suslov không lên thay mà ông để hai người trẻ hơn giữ hai chức của Khrushchov, đó là Brezhnev làm Bí thư thứ nhất, còn chức Chủ tịch HĐBT được trao cho Kosygin.
Trong 18 năm thời Brezhnev, nền kinh tế Liên Xô trở nên tụt hậu, tỏ ra hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với Mỹ. Brezhnev cho tấn công vào Afghanistan được coi là một quyết định sai lầm, làm trầm trọng thêm những khó khắn về đối nội lẫn đối ngoại.
Cuối đời, Brezhnev mang nhiều bệnh tật, phải sử dụng ma túy thường xuyên. Có ý kiến mời Suslov, với tư cách là Bí thư thứ hai BCH TW thay thế nhưng rồi Suslov còn chết trước Brezhnev vài tháng vào năm 1982.
Andropov, Chủ tịch tình báo KGB trong hơn 15 năm, đã trở thành nhà lãnh đạo mới với nhiều tham vọng về sự cải tổ những trì trệ kéo dài. Nhưng trời không phụ lòng người, ông chỉ ở ngôi được 15 tháng và qua đời ở tuổi 69.
Thời gian cầm quyền của Chernenko còn ngắn ngủi hơn nữa, chỉ có 13 tháng rồi ra đi ở tuổi 73.
Có lẽ hai cái chết nhanh chóng của Andropov và Chernenko đã làm cho cộng đảng Liên Sô phải tìm một người trẻ khỏe để đảm đương nhiệm vụ, người đó là Gorbachev.
Ở tuổi 54, Gorbachev tỏ ra hăng hái với việc cải tổ hệ thống chính trị và kinh tế đã tỏ ra quá sức tệ hại. Giống như căn bệnh ung thư, một khi phải phẫu thuật, nó trở thành con dao hai lưỡi, có thể kếo dài sự sống hoặc làm bệnh nhân chết nhanh hơn.
Cuộc đảo chính quân sự tháng 8/1991 đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Gorbachev với tư cách là Tổng bí thư cuối cùng của Đảng CS Liên Sô.
Yelsin là người đã dũng cảm chống lại cuộc đảo chính và đã thành công. Ông là người khá mâu thuẫn, có bố từng đi tù về tội phản cách mạng nhưng lại trở thành UV BCT, rồi trở thành tổng thống đầu tiên của nước Nga mới.
Vì lý do sức khỏe, bị nghiện rượu nặng,ông bất ngờ chỉ định Putin thay thế mình trước khi mãn nhiệm kỳ sáu tháng.
Để so sánh, từ khi thành lập liên bang năm 1901 đến nay, Úc có 30 thủ tướng kể cả Morrison đương nhiệm. Vì là thủ tướng được bầu một cách dân chủ nên không ai làm quá lâu. Sau khi thôi chức, các cựu thủ tướng sống hòa đồng, hoặc đi diễn thuyết, nói phét ăn tiền.
Tương phản với các lãnh tụ độc tài, khi mới lên ai cũng hoành tráng, nhưng rồi ngồi lâu quá, sẽ đến lúc già nua lú lẫn, vừa chiến đấu với cái chết, vừa cố giữ ghế cho khỏi bị phế truất bẽ bàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét