Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

Một lần gặp ba Hoa

 

Mùa thu 2007, mình chuẩn bị đi Ai Cập và đã đến chào tạm biệt chị Ngân, lúc đó mới về làm Bộ trưởng Lao động. Đến cổng Bộ, cậu thường trực thấy mình có vẻ không bình thường, không giống một anh cán bộ chút nào, không mặc áo trắng, quần âu sẫm màu, không giày da đen mà thậm chí còn chơi giầy thể thao.
Tính mình thích mặc casual cho thoải mái. Cách mặc này từng làm một em tiếp viên nhà hàng hỏi: Anh có phải Việt kiều không? Không lẽ lại trả lời: Bây giờ thì chưa, nhưng sẽ.
Sau khi hỏi vào bên trong, cậu thường trực hướng dẫn lối đi vào phòng làm việc chị Ngân. Đi lòng vòng chút xíu, thì ra cảnh tượng ở đâu cũng thế, cán bộ ta ngồi cả bầy đàn buôn dưa lê.
Chi Ngân nói chuyện rất dễ mến, chị là người hiểu mọi chuyện. Chị cũng cởi mở khi nói rằng, đối với chị làm Bộ trưởng Lao động không có gì khó cả, mặc dù chị được đào tạo về ngành Tài chính và chưa từng làm gì liên quan đến lĩnh vực lao động.
Khi tiễn mình về, chị gọi một em gái ra và giới thiệu: đây là Thư ký của chị, nếu chị bận thì em cứ liên lạc với Lan. Lan rất xinh đẹp, cũng phải thôi, tên đầy đủ của cô có đến 3 loài hoa: Đào, Hồng và Lan. Lan cho mình số điện thoại di động nhưng vì không có việc gì nên chưa gọi đến một lần!
Bây giờ Lan về làm Q. Y tế làm nhiều người thắc mắc rằng cô không phải là Bác sĩ, nhưng liệu có cần thiết không?
Với góc độ một Việt kiều Úc, mình thấy Bộ trưởng Y tế Úc thường không học về ngành Y. Úc không có chức Thứ tưởng mà dưới quyền tiếp theo là Tổng Giám đốc hoặc Tổng thư ký cơ quan Bộ. Bộ trưởng là chính khách, bắt buộc phải thông qua bầu cử trong khi TGĐ hoặc TTK là công chức, được đề bạt theo năng lực chuyên môn nghề nghiệp.
Bên Úc có trên 100 cơ quan trực thuộc chính phủ, trong khi chỉ có trên 20 Bộ trưởng Nội các (và một số Bộ trưởng ngoài Nội các). Như vậy nhiều trường hợp, một Bộ trưởng Nội các phụ trách vài cơ quan ngang Bộ.
Nếu như Bộ trưởng của Việt Nam trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, thậm chí can thiệp cả những chuyện tuyển dụng sinh viên mới ra trường hoặc đề bạt các chức vụ nhỏ nhất như trưởng phòng, phó phòng thì ở Úc cũng như các nước dân chủ, Bộ trưởng chỉ tranh đấu những vấn đề liên quan đến lợi ích chính trị cho tầng lớp người dân mà họ đại diện.
Thực tế Bộ trưởng ít khi có mặt ở các Bộ. Vậy họ đi đâu? Thời gian chính của họ là các cuộc tranh luận Nghị trường Quốc hội về các chủ trương chính sách lớn. Họ có văn phòng và bộ máy giúp việc nhưng đôi khi có thể đặt ở bên ngoài các cơ quan Bộ.
Về lý thuyết, Bộ trưởng có quyền miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm TGĐ hoặc TTK các Bộ nhưng nhiều ông bà TGĐ hoặc TTK phục vụ nhiều đời Bộ trưởng khác nhau, thuộc các đảng phái khác nhau vì các anh chị này nhảy như cóc từ Bộ này khác Bộ khác, ít khi ngồi tại 1 bộ quá 3 năm.
Thông thường, một chính khách mới vào nghề sẽ ngồi ở “hàng ghế sau” trong quốc hội. Thường sau 1-2 nhiệm sẽ lên “hàng ghế trước” tức là Bộ trưởng “ngoài nội các” nắm các bộ ít quan trọng trước khi trở thành Bộ trưởng Nội các trong Chính phủ hoặc của phe đối lập.
Ở Úc Y tế là Bộ quan trọng, có thể còn hơn cả Bộ quốc phòng, lý do đơn giản vì ngân sách cho ngành Y tế lớn hơn hẳn ngân sách cho quốc phòng, nhân lực cũng đông hơn. Sợ bộ từ sau năm 1975, ông Abbott từ vị trí Bộ trưởng Y tế lên thẳng Thủ tướng, bà Gillard Bộ trưởng Giáo dục cũng trực tiếp lên Thủ tướng chứ chưa có Bộ trưởng quốc phòng nào lên Thủ tướng cả.
Khi trao quyết định Q Y tế, Thủ tướng Chính có nói rằng vì Lan không phải học ngành Y nên các Thứ tưởng cần cố gắng nhiều hơn. Lại có một thực tế khác, Thứ trưởng làm việc theo sự phân công của Bộ trưởng, nghĩa là Thứ nào “cánh hẩu” sẽ được làm những việc ngon, nhiều màu, còn Thứ bị ghét sẽ phải làm những việc xương, hoặc ngồi chơi xơi nước.
Có tin, Lan là cháu nội cố Bộ trưởng Lao động Đào Thiện Thi, bố Lan cũng từng là Chánh văn phòng Bộ Lao động, nhưng tin này không đúng.
Chồng Lan tên Tuấn, vụ trưởng bên Tài chính người Thanh Hóa, đồng hương với cựu Bộ trưởng Hằng. Trong khi Lan quê Hải Dương là tỉnh chị Ngân từng làm Bí thư trong 4 năm. Đáng lẽ Lan được quy hoạch Bộ trưởng Lao động khóa này những vì anh Dung không vào được BCT nên ngồi tiếp và Lan đành phải sang Bộ khác.
Việc làm trái nghề không có gì lạ ngay ở Việt Nam mà một ví dụ là Bộ Công Thương. Mình thực tâm chúc Lan gặp nhiều may mắn và thành công trong môi trường mới của Bộ Y tế.

Tuổi vị thành niên: Tự do hay là chết


Kỳ nghỉ đông năm nay các cháu nhà mình đón một người bạn cũ đến chơi là một cháu gái người Tây học lớp 11. Cháu S. này từng vài lần ngủ qua đêm tại nhà mình nhưng lần này chỉ chơi từ sáng đến tối rồi về. Chả là cháu mới ra ở riêng, một cuộc sống tự lập và không còn sống với cha mẹ nữa.
S học cùng với Kelly từ năm lớp 1, em trai kém 1 lớp học chung với Sissy. Hai chị em đều thông minh sáng dạ nhưng đều không thi OC hay selective.
Mình còn nhớ đưa Kelly và Sissy đi sinh nhật S ở Earlwood, buổi sinh nhật tổ chức khá to. Một thời gian sau bạn bảo bố mẹ ly dị, người Tây chia tay nhau không phải chuyện hiếm và hai chị em ở với mẹ.
Bây giờ khi đủ 16 tuổi, cháu báo với centrelink rằng bị mẹ ngược đãi, xin ở riêng và đã được cấp chỗ ở và nhận tiền trợ cấp để sinh hoạt. Bốn bạn vị thành niên cùng cảnh ngộ ở chung một căn nhà, tự chăm sóc nhau.
Theo lời kể, S vẫn giữ liên hệ với em trai học cùng trường nhưng tránh mặt mẹ, mặc dù nhà xã hội và nhà mẹ khá gần nhau.
Mình không nghĩ mẹ cháu đối xử không tốt với cháu, thậm chí ngược lại, mẹ hoặc cha đơn thân thường có xu hướng chiều con nhiều hơn. Kể cả có nghiêm khắc thì đó cũng không phải lý do mà con cái xa lánh cha mẹ như vậy.
Vậy lý do ở đâu? Mình nghĩ đó là sự tự do của tụi vị thành niên. Tụi nhỏ nhìn mặt mũi rất giống cha mẹ nhưng suy nghĩ lại khác rất nhiều.
Hãy tưởng tượng quý vị nói “thật lòng” suy nghĩ của quý vị với con cái: “tao không cần tự do, tao chỉ cần tiền”. Chắn hẳn chúng sẽ nhìn quý vị như một con quái vật, hoặc là người từ thế kỷ cũ còn sót lại!
Những người thuộc thế hệ chúng ta chỉ coi trọng những thứ vật chất tầm thường: miếng ăn, cái mặc, nhà, xe và không thể hiểu vì sao hai chữ Tự Do (Freedom) mới là điều đáng quý nhất.
Hồi mình còn ở tuổi teen, hễ thấy cái bánh kẹo, đồ ăn ngon là muốn vồ lấy ngấu nghiến, kể cả bây giờ vẫn còn tham ăn. Người vị thành niên hiện đại không thèm thuồng như vậy, họ cần tự do và họ sẵn sàng đánh đổi tất cả, trong đó có việc khước từ lời khuyên của cha mẹ, dám bỏ cả nhà để đi như câu chuyện kể trên.
Thiết nghĩ đây là một nhu cầu chính đáng và chúng ta nên tìm cách đáp ứng tụi trẻ.
Chúng ta quen với luật rừng, nặng về nhân trị, thực chất không có luật nhưng tụi trẻ lại ưa rules. Nhưng thế nào là “rules”?
Nếu quý vị phụ huynh vẽ ra luật để bắt chúng thực hiện thì trong đa số trường hợp sẽ không đi vào cuộc sống và do đó không phải là rules. Rules là một giao kèo, một thỏa thuận mang tính đổi chác, có đi có lại phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ và đảm bảo sự riêng tư nhất định cho chúng.
Ý kiến cá nhân, rules chính là kỷ luật và kỷ luật là tự do. Quý vị có đồng ý thế không?

Quy luật hợp tan trong thế sự xoay vần

 

Thủ tướng “nước ta”, ông Albanese vừa nhậm chức hôm trước thì hôm sau đã bay đi Nhật để họp nhóm bộ tứ, gồm Nhật, Mỹ, Ấn và Úc. Sau đó ông bay sang châu Âu vì được mời “chầu rìa” làm quan sát viên cho Thượng đỉnh G7 và NATO. Hiện ông Thủ đang có mặt tại Fiji cho hội nghị thượng đỉnh 15 nước Thái bình dương.
Thế giới đang bước vào một thời kỳ hỗn mang, dịch bệnh Covid chưa hết thì lại chiến tranh Ukraine, trong khi một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang rình rập...
Mình không hiểu khái niệm “thế giới đa cực” mà báo chí quốc doanh hay nhắc tới là gì. Tuy nhiên, từ thuở bình minh, loài người đã và đang phát triển theo một quy luật khách quan không cưỡng lại được: quy luật hợp tan, nói một cách hình ảnh, như chu kỳ mặt trăng hết khuyết lại tròn, hết tròn lại khuyết hay như một quả lắc đung đưa bên nọ bên kia.
Cách đây khoảng 400,000 năm, thiên hạ chia đôi khi có đến hai loài người sinh sống, đó là “người thông minh” (homo sapien) tổ tiên của chúng ta sống ở Châu Phi và người Neanderthal sống ở Nam Âu và Tây Á ngày nay. Thật ra hai loài người này có chung nguồn gốc vì chung nhau đến 99.7% mã gene di truyền.
Hai loài có tầm thước gần bằng nhau cao khoảng 1.6-1.7 mét, nhưng người Neanderthal có hộp sọ lớn hơn một chút. Có thể nói, chúng ta không chỉ thông minh hơn mà còn xinh đẹp hơn vì người Neanderthal được mô tả là lưng gù, mặt nhiều lông. Người anh em cũng biết dùng lửa nấu chín thức ăn, biết nói ngôn ngữ đơn giản, biết chế tạo nhạc cụ, vũ khí để săn được các loài thú lớn và có sức khỏe vượt trội.
Khoảng 100,000 năm trước, tổ tiên chúng ta bắt đầu biết làm nông nghiệp nên cần đi tìm thêm đất để phát triển chăn nuôi và trồng trọt nên có lẽ là nguyên do đụng độ với người Neanderthal. Trong cuộc chiến này, tổ tiên ta đã giành chiến thắng vì có vũ khí tinh vi hơn.
Vết tích cuối cùng của người Neanderthal được tìm thấy cách đây 28,000 năm. Họ tuyệt chủng không hẳn vì chiến tranh mà có thể do các nguyên nhân khác nhiều hơn như dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Cũng có bằng chứng ông bà ta và người Neanderthal giao phối với nhau, nhưng lại đẻ ra những người vô sinh.
Không còn bị “chặn đường”, tổ tiên chúng ta di cư lên phía Bắc, trở thành người Châu Âu da trắng, sang phía Đông thì thành người châu Á da vàng, cùng với người Châu Phi da đen là ba chủng tộc chính của nhân loại.
Quá trình hợp tan, tan hợp vẫn tiếp diễn với việc Columbus tìm ra Châu Mỹ, gắn liền với việc các nước công nghiệp hóa trở thành các để quốc lớn đi tìm thuộc địa, con người trên toàn thế giới có sự giao lưu và thông tin với nhau, mở ra thời kỳ lịch sử cận đại chung, khi mà các châu lục, đại dương bắt đầu có nhiều gắn kết.
Trong thời kỳ này, thế giới đã xảy ra ba lần chia rẽ, gồm Đại chiến I, Đại chiến II và Chiến tranh lạnh giữa hai phe Tự do và Cộng sản. Khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đó chính là cột mốc đánh dấu quá trình “hợp” gần nhất, với những khẩu hiệu về toàn cầu hóa, thế giới chung một mái nhà.
Rất có thể sẽ không bao giờ có thế giới đại đồng khi mà những manh nha mầm mống của một cuộc chiến tranh lạnh tập 2 đang ngày càng trở nên rõ ràng.
Về ý thức hệ, thế giới vẫn đang còn một làn ranh vô hình nhưng sâu sắc, đó là hai loại thế chế hoàn toàn đối lập với nhau: độc tài và dân chủ.
Thực tế cho thấy thể chế độc tài vẫn có sự hấp dẫn nhất định, nó có lý nào đó khi chê bai thể chế dân chủ là lộn xộn và trì trệ. Nhóm các nước BRICS gồm Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi đang là đối trọng với các hình thái do Mỹ lãnh đạo như G7 hay NATO.
Năm nước BRICS chiếm 40% dân số thế giới đồng thời 25% GDP. Để ý một chút, mặc dù theo thể chế dân chủ nhưng các nước Ấn Độ, Brazil và Nam Phi không phản đối việc Nga xâm lược Ukraine, trong khi Trung Quốc ngấm ngầm ủng hộ nhưng vẫn bỏ “phiếu trắng”.
Trung Quốc chưa dám công khai đứng về phía Nga có thể hiểu là cách câu giờ, trì hoãn một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện về chính trị và thương mại khốc liệt nhắm đến họ. Trung Quốc là nước mạnh nhất trong BRICS, tuy nhiên không hẳn nước này có vai trò lãnh đạo nổi bật trong khối bởi các nước hiện vẫn còn hiện tượng “đồng sàng dị mộng”.
Năm 2017, do xung đột biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đã tẩy chay hội nghị thượng đỉnh BRICS. Còn tháng rồi năm nay, thượng đỉnh BRICS cũng không thể gặp mặt trực tiếp mà chỉ có thể trực tuyến.
Tháng 10 tới đây, Hội nghị G20 lần đầu nhóm họp hậu Covid tại Indonesia sẽ rất thú vị khi có đủ các nhà lãnh đạo BRICS, các nước G7, có cả Úc là thành viên chính thức với những lập trường hầm hè nhau về vấn đề Ukraine, về năng lượng và bão giá nhưng vẫn phải nhượng bộ nhau nhằm tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Chuyện tình dục đó đây

 

Đây là đề tài nói vài ngày vài đêm không hết, nhưng thôi kể vài ba câu chuyện để góp vui.
Hồi mới lớn, mình nghe một anh đi Nga về kể rằng gái Tây dễ dãi lắm. Có lần muộn anh về chung cư ký túc xá thì gặp mấy đứa con gái đang tụ tập trước cổng. Anh nói bâng quơ: có ai thích ngủ với tao thì đi theo tao. Vậy mà có một con đi theo về phòng.
Năm 1994, mình sang Úc nên rất tò mò và háo hức xem gái Tây thế nào. Mới biết gái Úc rất “xương” và cơ hội đụng chạm với chúng nó rất hiếm.
Mình học từ 6 giờ tối đến 9 giờ tối, trường từ Rydalmere còn nhà ở Marrickville, đi tàu mất gần 2 tiếng đồng hồ. Vào giờ đó đường phố Úc rất vắng, trên tàu mỗi toa vài người hoặc không có ai.
Tối hôm đó lên tàu thì thấy 2 con Tây, thấy gái mình đi đến ngồi gần. Mấy con mắt nhìn nhau rồi tụi mình bắt chuyện. Lâu quá không nhớ trao đổi những gì mà chỉ nhớ em nó ngồi luôn lên đùi mình (không thèm nói phét).
Lúc đó mình đã nghĩ đến chuyện rủ nó về nhà nhưng rủi cái không có phòng riêng, mình ở chung phòng với 2 cậu nữa nên cũng khó xử.
Bây giờ ở Úc còn rất ít tiệm adult shop chứ hồi xưa rất nhiều. Vào trong đó như lạc vào mê hồn trận, coi tranh ảnh, dụng cụ muốn chết ngất luôn.
Có tiệm có phòng peep, trong đó là các em nude, bỏ đồng xu vào thì cửa sổ nhỏ mở ra để nhìn vào. Ở George st còn có sân khấu cho doube act, cũng giống phim con heo, nhưng ở đây trực tiếp như diễn kịch.
Quảng cáo các địa chỉ động điếm, các CLB swing, Lady night... đều được đăng công khai thoải mái trên báo chí. Các tiệm thoát y vũ ở Kingscross còn có tiết mục “man of the night” dành cho người đàn ông dũng cảm nhất xung phong bước lên sân khấu để thử nghiệm với cô diễn viên đẹp nhất.
Trong môi trường du học có nhiều gái Đông Âu, tụi này bạo dạn hơn gái Úc rất nhiều. Có lần một em hơi lùn nhưng mặt xinh (không tiện nêu tên) rủ mình đi Disco vào tối thứ sáu. Thứ bẩy chủ nhật mình đều phải đi làm, làm sao dám vui chơi mấy ngày với nó.
Về sau, gặp một cậu người Việt cùng tuổi kể rằng đã “chén” em đó. Mình bảo tôi đang định yêu nó mà ông lại yêu trước mất rồi. Cậu không biết mình nói đùa nên bảo không sao, ông cứ nhảy vào. Em Đông Âu này đúng là nổi tiếng, mọi người thấy cặp thêm mấy bạn nữa, mà cũng lạ, khẩu vị của ẻm là trai Á.
Người ta tán với nhau rằng, chym Á small nhưng hard, như vậy quý hơn của Tây big nhưng lại soft.
Mình chú ý đến một cái máy, theo quảng cáo là để hỗ trợ tập luyện cho chym to ra. Mình không mua vì nó đắt quá và chưa tin lắm.
Khi suy nghĩ lại, tụi tập gym có thể làm bắp tay to gấp đôi thì tập cái này có thể làm cái ấy to ra thì cũng bình thường thôi. Bây giờ có đủ tiền mua và tin rằng máy có tác dụng thì lại tiếc rằng tuổi xuân đã đi qua nhanh quá!
Hồi sống bên Dubai mới thấy tụi Ả Rập mới thực sự phóng túng và trụy lạc không hề giống như nhiều người lầm tưởng.
Mô hình quen thuộc là mỗi anh dành hẳn một căn nhà để vui chơi, đưa gái về. Luật hồi Sharria cho phép tảo hôn nên độ tuổi của mà gái được “mua” về làm vợ thường rất trẻ, đa số chỉ cỡ 15-16 hoặc hơn chút.
Các ông đi vắng, các bà lại vui với các houseboys hoặc lái xe vì các gia đình Ả Rập đều có nhiều người ở, cả trai lẫn gái.
Trở lại vụ hai nghệ sĩ Việt Cộng đang vướng vòng lao lý với một em 17 tuổi người Anh, mình sực nghĩ thế này: Nếu bị gài bẫy thì là điều may, vì mục đích của bọn chúng chỉ là tiền, mất tiền là xong. Bằng không, có thể đi tù.
Câu chuyện bắt đầu trên bãi biển của một hòn đảo Địa Trung Hải xinh đẹp, theo đó hai anh đẹp trai, đàn sáo cực giỏi dụ được một em gái trẻ về phòng. Nếu hai anh nhường nhau, có thể chỉ là chuyện khôn ba năm dại một giờ, đằng này hai anh cùng chơi.
Chắc em gái ức, kể với dì, bà dì ra báo cảnh sát. Mạng xã hội lúc nào cũng có chuyện ly kỳ hấp dẫn để theo dõi.

Chuyện làm ăn làm giàu khi ra nước ngoài

 

Lấy ví dụ từ nước Úc, thành thật mà nói, so với các sắc dân nhập cư thì người Việt còn thua kém người Ý, Hy Lạp, Lebanon, người Tàu và người Ấn.
Để sánh vai với các sắc dân thành công hơn, thiết nghĩ nên tìm ra nguyên nhân. Nói theo ngôn ngữ bóng đá, để thắng trận, trước khi có nhiều sáng tiến, ý tưởng mới lạ để tấn công ghi bàn thì còn phải biết phòng ngự, hạn chế các yếu điểm chết người.
Bài viết này tập trung về những điều mà chúng ta nên tránh, theo thiển ý của một người đã sống 28 năm ở hải ngoại, đã từng làm nhiều ngành nghề lên voi xuống chó ở các quốc gia khác nhau.
1. Tính bốc đồng:
Mỗi khi có bạn bè, người quen rủ đi uống cà phê bàn công chuyện là mình thấy chột dạ.
- Tui chỉ muốn đi cà phê tán dóc, chứ “công chuyện” thì có biết mẹ gì đâu mà bàn.
Trong hầu hết các trường hợp, mình đều bàn lùi. Mình nghĩ điều quan trọng nhất của một business plan là tính khả thi, đó lại là cái mập mờ nhất, chỉ thấy “tương lai xán lạn” toàn màu hồng một cách cảm tính.
Nói không với người ngoài thì dễ nhưng với người bạn chung bàn thờ, ý quên, tính hơi xa, hiện tại là bạn chung giường thôi, thì khó à nha.
- Anh đồng ý rồi, nhưng để từ từ đã.
Từ từ đến khi nào? Thông thường mất vài ngày để bà xã tụt mood, đôi khi chỉ 1 giờ đồng hồ!
Trong trường hợp bả không đổi ý thì đành chịu thôi, vì phương châm của mình là thà mất của còn hơn mất “tình đoàn kết”, không lẽ chỉ vì mấy đồng bạc lẻ mà đi cãi nhau với em yêu.
Cũng may, các sáng kiến tối kiến chưa gây hậu quả gì nên mình vẫn còn nhà để ở, còn xe để đi.
2. Đầu voi đuôi chuột:
Thật ra bốc đồng không hẳn là xấu, vì để thực hiện hết một dự án cần rất nhiều năng lượng, rất cần hăng máu vịt, thật “bốc” mới làm được.
Vấn đề làm sao cho job done, chứ đun ấm nước 99 độ mà không tiếp tục thì ấm nước không thể sôi, không đạt hiệu quả và thất bại.
Người Việt thường làm theo cảm hứng, khi tắt lửa lòng thì công việc rơi vào cảnh đầu voi đuôi chuột.
3. Giao tiếp kém:
Cho dù quý vị là doanh nghiệp B2C hay B2B, làm chủ hay làm công thì cũng đều cần giao tiếp tốt.
Cha mẹ thường dặn chúng ta hãy nói ít thôi, bởi vì người mình dễ nói ra toàn những điều làm cho người ta ghét. Nếu có thể nói cho người ta yêu thì rất nên nói nhiều.
Hàng hơi đắt một chút, chất lượng hơi tồi một chút đều là chuyện nhỏ, có thể khắc phục dễ dàng vào chuyến hàng sau, miễn là có quan hệ bạn hàng tốt, ngược lại, quan hệ xấu thì hết thuốc chữa.
Đi làm công cũng vậy, nếu bạn chiếm được cảm tình của mọi người, bạn sẽ lên sếp dễ dàng, nếu không thì còn lâu, mãi mãi làm những công việc nhàm chán nhất với đồng lương thấp nhất.
4. Chưa thuộc bài “tay làm hàm nhai”
Có thể lời dạy này của ông cha không còn đúng ở trong nước chứ ra nước ngoài thì nó vẫn tuyệt đối đúng.
Vì chưa hiểu rõ “tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ” nên nhiều quý vị hồn vía mơ màng, lúc nào cũng tính kế, ủ mưu kiếm tiền. Đó là một “chiến lược” hoàn toàn sai lầm.
Thích ăn “miếng to” không có gì sai, những quý vị phải tỉnh táo nhận định xem đã đủ trình chưa, hay là sẽ nhập kho hoặc bị xã hội đen hỏi thăm.
Phương án khả thi là “năng nhặt chặt bị”, chăm chỉ cày bừa và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội.
- Ông khôn thế chắc ông nhiều tiền lắm?
- Không nhiều
- Sao vậy?
Vì tôi sống đạm bạc quen rồi, già cả ăn tiêu có hết bao nhiêu đâu. May mắn, vợ con đều làm việc, không ai cần ăn bám tôi.
Nếu các cháu thấy cha mẹ giàu, chúng không chịu khó làm ăn thì đến bao giờ các thế hệ nối tiếp có thể làm vẻ vang dân Việt?