Mùa thu 2007, mình chuẩn bị đi Ai Cập và đã đến chào tạm biệt chị Ngân, lúc đó mới về làm Bộ trưởng Lao động. Đến cổng Bộ, cậu thường trực thấy mình có vẻ không bình thường, không giống một anh cán bộ chút nào, không mặc áo trắng, quần âu sẫm màu, không giày da đen mà thậm chí còn chơi giầy thể thao.
Tính mình thích mặc casual cho thoải mái. Cách mặc này từng làm một em tiếp viên nhà hàng hỏi: Anh có phải Việt kiều không? Không lẽ lại trả lời: Bây giờ thì chưa, nhưng sẽ.
Sau khi hỏi vào bên trong, cậu thường trực hướng dẫn lối đi vào phòng làm việc chị Ngân. Đi lòng vòng chút xíu, thì ra cảnh tượng ở đâu cũng thế, cán bộ ta ngồi cả bầy đàn buôn dưa lê.
Chi Ngân nói chuyện rất dễ mến, chị là người hiểu mọi chuyện. Chị cũng cởi mở khi nói rằng, đối với chị làm Bộ trưởng Lao động không có gì khó cả, mặc dù chị được đào tạo về ngành Tài chính và chưa từng làm gì liên quan đến lĩnh vực lao động.
Khi tiễn mình về, chị gọi một em gái ra và giới thiệu: đây là Thư ký của chị, nếu chị bận thì em cứ liên lạc với Lan. Lan rất xinh đẹp, cũng phải thôi, tên đầy đủ của cô có đến 3 loài hoa: Đào, Hồng và Lan. Lan cho mình số điện thoại di động nhưng vì không có việc gì nên chưa gọi đến một lần!
Bây giờ Lan về làm Q. Y tế làm nhiều người thắc mắc rằng cô không phải là Bác sĩ, nhưng liệu có cần thiết không?
Với góc độ một Việt kiều Úc, mình thấy Bộ trưởng Y tế Úc thường không học về ngành Y. Úc không có chức Thứ tưởng mà dưới quyền tiếp theo là Tổng Giám đốc hoặc Tổng thư ký cơ quan Bộ. Bộ trưởng là chính khách, bắt buộc phải thông qua bầu cử trong khi TGĐ hoặc TTK là công chức, được đề bạt theo năng lực chuyên môn nghề nghiệp.
Bên Úc có trên 100 cơ quan trực thuộc chính phủ, trong khi chỉ có trên 20 Bộ trưởng Nội các (và một số Bộ trưởng ngoài Nội các). Như vậy nhiều trường hợp, một Bộ trưởng Nội các phụ trách vài cơ quan ngang Bộ.
Nếu như Bộ trưởng của Việt Nam trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, thậm chí can thiệp cả những chuyện tuyển dụng sinh viên mới ra trường hoặc đề bạt các chức vụ nhỏ nhất như trưởng phòng, phó phòng thì ở Úc cũng như các nước dân chủ, Bộ trưởng chỉ tranh đấu những vấn đề liên quan đến lợi ích chính trị cho tầng lớp người dân mà họ đại diện.
Thực tế Bộ trưởng ít khi có mặt ở các Bộ. Vậy họ đi đâu? Thời gian chính của họ là các cuộc tranh luận Nghị trường Quốc hội về các chủ trương chính sách lớn. Họ có văn phòng và bộ máy giúp việc nhưng đôi khi có thể đặt ở bên ngoài các cơ quan Bộ.
Về lý thuyết, Bộ trưởng có quyền miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm TGĐ hoặc TTK các Bộ nhưng nhiều ông bà TGĐ hoặc TTK phục vụ nhiều đời Bộ trưởng khác nhau, thuộc các đảng phái khác nhau vì các anh chị này nhảy như cóc từ Bộ này khác Bộ khác, ít khi ngồi tại 1 bộ quá 3 năm.
Thông thường, một chính khách mới vào nghề sẽ ngồi ở “hàng ghế sau” trong quốc hội. Thường sau 1-2 nhiệm sẽ lên “hàng ghế trước” tức là Bộ trưởng “ngoài nội các” nắm các bộ ít quan trọng trước khi trở thành Bộ trưởng Nội các trong Chính phủ hoặc của phe đối lập.
Ở Úc Y tế là Bộ quan trọng, có thể còn hơn cả Bộ quốc phòng, lý do đơn giản vì ngân sách cho ngành Y tế lớn hơn hẳn ngân sách cho quốc phòng, nhân lực cũng đông hơn. Sợ bộ từ sau năm 1975, ông Abbott từ vị trí Bộ trưởng Y tế lên thẳng Thủ tướng, bà Gillard Bộ trưởng Giáo dục cũng trực tiếp lên Thủ tướng chứ chưa có Bộ trưởng quốc phòng nào lên Thủ tướng cả.
Khi trao quyết định Q Y tế, Thủ tướng Chính có nói rằng vì Lan không phải học ngành Y nên các Thứ tưởng cần cố gắng nhiều hơn. Lại có một thực tế khác, Thứ trưởng làm việc theo sự phân công của Bộ trưởng, nghĩa là Thứ nào “cánh hẩu” sẽ được làm những việc ngon, nhiều màu, còn Thứ bị ghét sẽ phải làm những việc xương, hoặc ngồi chơi xơi nước.
Có tin, Lan là cháu nội cố Bộ trưởng Lao động Đào Thiện Thi, bố Lan cũng từng là Chánh văn phòng Bộ Lao động, nhưng tin này không đúng.
Chồng Lan tên Tuấn, vụ trưởng bên Tài chính người Thanh Hóa, đồng hương với cựu Bộ trưởng Hằng. Trong khi Lan quê Hải Dương là tỉnh chị Ngân từng làm Bí thư trong 4 năm. Đáng lẽ Lan được quy hoạch Bộ trưởng Lao động khóa này những vì anh Dung không vào được BCT nên ngồi tiếp và Lan đành phải sang Bộ khác.
Việc làm trái nghề không có gì lạ ngay ở Việt Nam mà một ví dụ là Bộ Công Thương. Mình thực tâm chúc Lan gặp nhiều may mắn và thành công trong môi trường mới của Bộ Y tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét